Trắc nghiệm Cây trồng và các yếu tố chính trong trồng trọt Công Nghệ Lớp 10
-
Câu 1:
Sản xuất giống ở cây trồng thụ phấn chéo cần loại bỏ cây xấu khi:
A. Cây chưa ra hoa
B. Hoa đực chưa tung phấn.
C. Hoa đực đã tung phấn
D. Cây đã kết quả
-
Câu 2:
Hạt giống xác nhận là hạt giống:
A. Được nhân ra từ hạt giống siêu nguyên chủng, để tiếp tục nghiên cứu
B. Được nhân ra từ hạt giống nguyên chủng cung cấp cho nông dân sản xuất đại trà
C. Được nhân ra từ hạt giống nguyên chủng, để tiếp tục nghiên cứu
D. Được nhân ra từ hạt giống siêu nguyên chủng cung cấp cho nông dân sản xuất đại trà
-
Câu 3:
Hệ thống sản xuất giống cây trồng tuân theo trình tự:
A. XN - NC - SNC
B. XN - SNC - NC
C. SNC - XN - NC
D. SNC - NC – XN
-
Câu 4:
Khâu khác biệt cơ bản trong sản xuất hạt giống theo sơ đồ duy trì và sơ đồ phục tráng ở cây tự thụ phấn là:
A. Nhân hạt giống nguyên chủng từ giống siêu nguyên chủng
B. Sản xuất hạt siêu nguyên chủng
C. Sản xuất hạt giống xác nhận
D. Không tuân theo hệ thống sản xuất giống cây trồng
-
Câu 5:
Quy trình sản xuất giống ở cây tự thụ phấn được tiến hành như sau
A. Từ hạt tác giả → hạt siêu nguyên chủng → hạt nguyên chủng → hạt xác nhận
B. Giống thoái hóa → hạt siêu nguyên chủng → hạt nguyên chủng → hạt xác nhận
C. Giống nhập nội → hạt siêu nguyên chủng → hạt nguyên chủng → hạt xác nhận
D. Hạt giống siêu nguyên chủng → hạt nguyên chủng → hạt xác nhận
-
Câu 6:
Sản xuất giống cây trồng thụ phấn chéo vì sao phải chọn ruộng cách li?
A. Khi thụ phấn sẽ bị tạp giao.
B. Để đạt chất lượng tốt
C. Hạt giống là SNC
D. Hạt giống là hạt bị thoái hóa
-
Câu 7:
Quy trình sản xuất giống cây trồng thụ phấn chéo khác với tự thụ phấn là:
A. Sản xuất ra hạt giống xác nhận
B. Lựa chọn ruộng sản xuất giống ở khu cách li.
C. Chọn lọc ra các cây ưu tú
D. Bắt đầu sản xuất từ giống SNC
-
Câu 8:
Quy trình sản xuất giống cây trồng nông nghiệp được dựa vào các . . . . . của cây trồng.
A. Đặc điểm hình thái.
B. Đặc điểm sinh lí.
C. Phương thức sinh sản.
D. Phương thức dinh dưỡng.
-
Câu 9:
Trong hệ thống sản xuất giống cây trồng, mục đích tạo ra hạt giống xác nhận là:
A. Do hạt nguyên chủng tạo ra
B. Do hạt siêu nguyên chủng tạo ra
C. Để nhân ra một số lượng hạt giống
D. Để cung cấp cho nông dân sản xuất đại trà
-
Câu 10:
Quá trình hạt giống được cơ quan chọn tạo giống nhà nước cung cấp đến khi nhân được số lượng lớn hạt giống phục vụ cho sản xuất đại trà phải trải qua các giai đoạn sản xuất hạt giống sau:
A. Từ hạt tác giả → hạt siêu nguyên chủng → hạt nguyên chủng → hạt xác nhận
B. Giống thoái hóa → hạt siêu nguyên chủng → hạt nguyên chủng → hạt xác nhận
C. Giống nhập nội → hạt siêu nguyên chủng → hạt nguyên chủng → hạt xác nhận
D. Hạt giống siêu nguyên chủng → hạt nguyên chủng →hạt xác nhận
-
Câu 11:
Mục đích của công tác sản xuất giống cây trồng:
A. Sản xuất hạt giống SNC
B. Đưa giống mới phổ biến nhanh vào sản xuất.
C. Đưa giống tốt phổ biến nhanh vào sản xuất.
D. Tạo ra số lượng lớn cần thiết để cung cấp cho sản xuất đại trà
-
Câu 12:
Giống được cấp giấy chứng nhận Giống Quốc Gia khi đã đạt yêu cầu của:
A. Thí nghiệm sản xuất quảng cáo.
B. Thí nghiệm kiểm tra kĩ thuật.
C. Thí nghiệm so sánh giống.
D. Không cần thí nghiệm.
-
Câu 13:
Thí nghiệm kiểm tra kĩ thuật nhằm mục đích gì?
A. Để mọi người biết về giống mới.
B. So sánh giống mới nhập nội với giống đại trà.
C. Kiểm tra những kỹ thuật của cơ quan chọn tạo giống về quy trình kỹ thuật.
D. Duy trì những đặc tính tốt của giống.
-
Câu 14:
Nội dung của thí nghiệm so sánh là:
A. Bố trí thí nghiệm trên diện rộng
B. Bố trí sản xuất so sánh các giống với nhau.
C. Bố trí sản xuất so sánh giống mới với giống đại trà.
D. Bố trí sản xuất với các chế độ phân bón khác nhau.
-
Câu 15:
Một xã X mới nhập về một giống lúa mới đang được sản xuất phổ biến nơi đưa giống đi, để mọi người sử dụng giống này trước hết họ phải làm gì?
A. Làm thí nghiệm so sánh giống.
B. Làm thí nghiệm kiểm tra kĩ thuật.
C. Làm thí nghiệm quảng cáo.
D. Không cần làm thí nghiệm mà cho sản xuất đại trà ngay.
-
Câu 16:
Thí nghiệm so sánh giống nhằm mục đích gì?
A. Để mọi người biết về giống mới.
B. So sánh toàn diện giống mới nhập nội với giống đại trà.
C. Kiểm tra những kỹ thuật của cơ quan chọn tạo giống về quy trình kỹ thuật.
D. Duy trì những đặc tính tốt của giống.
-
Câu 17:
Quy trình thí nghiệm khảo nghiệm giống cây trồng:
A. TN kiểm tra kĩ thuật → TN so sánh giống → TN sản xuất quảng cáo.
B. TN so sánh giống →TN kiểm tra kĩ thuật →TN sản xuất quảng cáo.
C. TN sản xuất quảng cáo →TN kiểm tra kĩ thuật →TN so sánh giống
D. TN so sánh giống →TN sản xuất quảng cáo → TN kiểm tra kĩ thuật.
-
Câu 18:
Giống mới nếu không qua khảo nghiệm sẽ như thế nào?
A. Không sử dụng và khai thác tối đa hiệu quả của giống mới.
B. Không được công nhận kịp thời giống.
C. Không biết được những thông tin chủ yếu về yêu cầu kĩ thuật canh tác.
D. Không biết sự sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống.
-
Câu 19:
Khảo nghiệm giống cây trồng có ý nghĩa quan trọng trong việc đưa giống mới vào:
A. Sản xuất.
B. Trồng, cấy.
C. Phổ biến trong thực tế.
D. Sản xuất đại trà.
-
Câu 20:
Công tác xem xét, theo dõi các đặc điểm sinh học, kinh tế, kĩ thuật canh tác để đánh giá xác nhận cây trồng là:
A. Khảo nghiệm giống cây trồng
B. Sản xuất giống cây trồng
C. Nhân giống cây trồng
D. Xác định sức sống của hạt
-
Câu 21:
Mục đích của công tác khảo nghiệm giống cây trồng?
A. Cung cấp những thông tin về giống.
B. Tạo số lượng lớn hạt giống cung cấp cho đại trà.
C. Duy trì độ thuần chủng của giống.
D. Đánh giá khách quan, chính xác và công nhận kịp thời giống cây trồng mới phù hợp với từng vùng.