Trắc nghiệm Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX Lịch Sử Lớp 12
-
Câu 1:
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau:
Một hệ quả quan trọng của cách mạng khoa học - công nghệ là từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX, nhất là từ sau Chiến tranh lạnh, trên thế giới đã diễn ra xu thế toàn cầu hóa.
Xét về bản chất, toàn cầu hóa là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế giới.
Những biểu hiện chủ yếu của xu thế toàn cầu hóa ngày nay là:
- Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế.
- Sự phát triển và tác động to lớn của các công ti xuyên quốc gia.
- Sự sáp nhập và hợp nhất các công ti thành những tập đoàn lớn.
- Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực.
Là kết quả của quá trình tăng tiến mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, toàn cầu hóa là xu thế khách quan, là một thực tế không thể đảo ngược được. Nó có mặt tích cực và mặt tiêu cực, nhất là đối với các nước đang phát triển.
Toàn cầu hóa là thời cơ lịch sử, là cơ hội rất to lớn cho các nước phát triển mạnh mẽ, đồng thời cũng tạo ra những thách thức to lớn. Việt Nam cũng nằm trong xu thế chung đó. Do vậy, “nắm bắt cơ hội, vượt qua thách thức, phát triển mạnh mẽ trong thời kì mới, đó là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với Đảng và nhân dân ta”.
Xét về bản chất, toàn cầu hóa là:
A. Xu thế khách quan, là một thực tế không thể đảo ngược được, làm cho mọi mặt đời sống của con người kém an toàn hơn.
B. Kết quả của quá trình tăng tiến mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.
C. Quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, dân tộc trên thế giới.
D. Sự phát triển nhanh chóng các mối quan hệ thương mại, là sự phụ thuộc lẫn nhau trên phạm vi toàn cầu.
-
Câu 2:
Ý nào được xem là thời cơ lịch sử do xu thế toàn cầu hóa đem lại cho tất cả các quốc gia trên thế giới?
A. Các nguồn vốn đầu tư, kĩ thuật công nghệ và kinh nghiệm quản lý từ bên ngoài.
B. Sự xung đột và giao thoa giữa các nền văn hóa trên thế giới.
C. Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế thương mại, tài chính ở các khu vực.
D. Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế.
-
Câu 3:
Xu thế khách quan, không thể đảo ngược của xu thế toàn cầu hóa được ghi nhận có tác động như thế nào đến các nước đang phát triển?
A. Tạo nguồn động lực mạnh mẽ cho các nước phát triển kinh tế.
B. Tạo ra những thách thức lớn lao cho các nước.
C. Có tác động trên cả mặt tích cực và tiêu cực.
D. Thúc đẩy nhanh, mạnh sự phát triển và xã hội hóa lực lượng sản xuất.
-
Câu 4:
Trước xu thế tất yếu, khách quan không thể đảo ngược của toàn cầu hóa, Việt Nam cần phải làm như thế nào?
A. Nắm bắt thời cơ, vượt qua thách thức.
B. Sử dụng hiệu quả nguồn vốn và kĩ thuật bên ngoài.
C. Ứng dụng mạnh mẽ các thành tựu khoa học kĩ thuật.
D. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
-
Câu 5:
Yếu tố nào được ghi nhận đã quyết định xu hướng liên kết khu vực của các nước tư bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Yêu cầu giải quyết các vấn đề toàn cầu.
B. Sự phát triển của lực lượng sản xuất.
C. Phát huy tối đa những lợi thế về chính trị xã hội.
D. Yêu cầu tạo thế cân bằng với Liên Xô và Đông Âu.
-
Câu 6:
"Đến năm 2000, nước ta có quan hệ thương mại với hơn 140 nước quan hệ đầu tư với gần 70 nước và vùng lãnh thổ”. Trích sách giáo khoa Lịch sử 12 NXB Giáo dục Việt Nam H.2015. Tr 215. Nội dung trên là minh chứng cho biểu hiện nào của xu thế toàn cầu hóa?
A. Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế.
B. Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế - tài chính quốc tế và khu vực.
C. Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia.
D. Sự sáp nhập và hợp nhất các công ty thành những tập đoàn lớn.
-
Câu 7:
Trong xu thế toàn cầu hóa, thời cơ chủ yếu của Việt Nam là gì dưới đây?
A. Tiếp thu kinh nghiệm quản lí tiên tiến từ các nước phát triển.
B. Thu hút được nhiều nguồn viện trợ không hoàn lại từ nước ngoài.
C. Nhập khẩu loại hàng hóa với giá thấp.
D. Thu hẹp khoảng cách giàu nghèo trong xã hội.
-
Câu 8:
Trong xu thế hoà bình ổn định, hợp tác và phát triển, Việt Nam có được những thời cơ thuận lợi gì dưới đây?
A. Có được thị trường lớn để tăng cường xuất khẩu hàng hoá.
B. Nâng cao trình độ tập trung vốn và lao động.
C. Hợp tác kinh tế, thu hút vốn đầu tư và ứng dụng khoa học kĩ thuật.
D. Ứng dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật vào sản xuất.
-
Câu 9:
Để thích nghi với xu thế toàn cầu hóa, các nước trên thế giới đã và đang làm những gì sau đây?
A. Tận dụng nguồn vốn và kĩ thuật bên ngoài để phát triển kinh tế.
B. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
C. Nắm bắt thời cơ vượt qua thách thức.
D. Tiếp tục công cuộc đổi mới, ứng dụng thành tựu khoa học- kỹ thuật của thế giới.
-
Câu 10:
Trước xu thế toàn cầu hóa, tại văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định Việt Nam cần làm gì dưới đây?
A. Nắm bắt cơ hội, vượt qua thách thức, phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ mới, đó là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với Đảng và nhân dân ta.
B. Bỏ qua cơ hội, vượt qua thách thức, phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ mới, đó là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với Đảng và nhân dân ta.
C. Bỏ qua cơ hội, bỏ qua thách thức, phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ mới, đó là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với Đảng và nhân dân ta.
D. Nắm bắt cơ hội, đó là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với Đảng và nhân dân ta.
-
Câu 11:
Để vươn lên phát triển trong xu thế toàn cầu hoá, Việt Nam cần phải làm gì dưới đây?
A. Ứng dụng các thành tựu khoa học - công nghệ.
B. Mở cửa để hội nhập sâu rộng với bên ngoài.
C. Tận dụng các nguồn vốn đầu tư bên ngoài.
D. Hoàn thành công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa.
-
Câu 12:
Các tập đoàn như là Apple, Samsung, Microsoft, Facebook… cho ta thấy biểu hiện nào sau đây của xu thế toàn cầu hóa?
A. Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế.
B. Sự sáp nhập và hợp nhất các công ty thành những tập đoàn lớn.
C. Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia.
D. Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính khu vực và quốc tế.
-
Câu 13:
Thách thức nghiêm trọng về mặt chính trị mà xu thế toàn cầu hóa tạo ra cho các nước là gì dưới đây?
A. Vấn đề sinh thái, ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên.
B. Sự phân hóa giàu nghèo càng ngày càng lớn.
C. Những tệ nạn xã hội và tội phạm mang tính quốc tế.
D. Vấn đề bảo vệ chủ quyền quốc gia.
-
Câu 14:
Cơ hội lớn nhất mà xu thế toàn cầu hóa tạo ra cho các quốc gia đang phát triển trên thế giới là gì dưới đây?
A. Tranh thủ được nguồn vốn.
B. Chuyển giao khoa học kĩ thuật.
C. Mở rộng thị trường.
D. Rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển.
-
Câu 15:
Trong xu thế toàn cầu hóa, các nước đang phát triển có thể rút ngắn thời gian xây dựng và phát triển đất nước, chủ yếu là do điều nào dưới đây?
A. Khai thác hiệu quả các nguồn vốn đầu tư, kỹ thuật công nghệ từ bên ngoài.
B. Sự giúp đỡ của các tổ chức kinh tế, tài chính quốc tế.
C. Sự hợp tác, đối thoại, sự trợ giúp của các nước phát triển.
D. Khai thác được nguồn nhân công phong phú và rẻ mạt.
-
Câu 16:
Vì sao toàn cầu hóa được ghi nhận là xu thế khách quan và là một thực tế không đảo ngược?
A. Do nhu cầu liên kết của các quốc gia.
B. Do sự phát triển của lực lượng sản xuất.
C. Do sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật.
D. Do tác động của các vấn đề toàn cầu.
-
Câu 17:
Tổ chức nào dưới đây lại không phải là biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa?
A. Hiệp định thương mại tự do ASEAN (AFTA).
B. Diễn đàn hợp tác Á- Âu (ASEM).
C. Tổ chức hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
D. Hiệp định thương mại tự do Bắc Mĩ (NAFTA).
-
Câu 18:
Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, giá trị trao đổi thương mại trên phạm vi quốc tế tăng cao, điều này có nghĩa là gì dưới đây?
A. Nền kinh tế các nước trên thế giới có quan hệ chặt chẽ và phụ thuộc lẫn nhau.
B. Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia.
C. Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế.
D. Sự sáp nhập và hợp nhất của các công ty thành những tập đoàn lớn.
-
Câu 19:
Tại sao vào những năm cuối thế kỉ XX được ghi nhận làn sóng sáp nhập, hợp nhất các công ty thành những tập đoàn lớn lại tăng lên nhanh chóng?
A. Do tác động của các cuộc khủng hoảng kinh tế.
B. Do nhu cầu của thị trường ngày càng lớn.
C. Do sự xuất hiện của hiện tượng “cá lớn nuốt cá bé”.
D. Do nhu cầu tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.
-
Câu 20:
Sự xuất hiện của ngân hàng thế giới, Liên minh châu Âu, diễn đàn hợp tác Á - Âu là biểu hiện của xu thế nào?
A. Toàn cầu hóa.
B. Đa dạng hóa.
C. Nhất thể hóa.
D. Đa phương hóa.
-
Câu 21:
Sự phát triển của quan hệ thương mại quốc tế phản ánh điều gì dưới đây trong mối quan hệ giữa các nước trên thế giới?
A. Mối quan hệ lỏng lẻo.
B. Mối quan hệ chặt chẽ, phụ thuộc lẫn nhau.
C. Không có mối liên hệ nào giữa các nước.
D. Sự suy giảm mối liên hệ.
-
Câu 22:
Sự xuất hiện của ngân hàng thế giới, Liên minh châu Âu, diễn đàn hợp tác Á - Âu là biểu hiện của xu thế nào?
A. Toàn cầu hóa.
B. Đa dạng hóa.
C. Nhất thể hóa.
D. Đa phương hóa.
-
Câu 23:
Ý nào dưới đây được ghi nhận không phải là biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa?
A. Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, quân sự quốc tế và khu vực.
B. Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế.
C. Sự sáp nhập và hợp nhất các công ty thành những tập đoàn lớn.
D. Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia.
-
Câu 24:
Một trong những tác động tích cực của xu thế toàn cầu hóa là gì dưới đây?
A. Sự tác động, phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia, dân tộc trên thế giới.
B. Sự phát triển nhanh chóng của các quan hệ thương mại quốc tế.
C. Sự thúc đẩy nhanh, mạnh việc phát triển và xã hội hóa lực lượng sản xuất.
D. Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại quốc tế và khu vực.
-
Câu 25:
Nội dung nào dưới đây được ghi nhận là tác động tích cực của xu thế toàn cầu hóa?
A. Phân hóa giàu nghèo giữa các nước trên thế giới và trong xã hội.
B. Kém an toàn về kinh tế, tài chính, chính trị.
C. Tạo ta nguy cơ đánh mất bản sắc văn hoá dân tộc.
D. Thúc đẩy sự phát triển và xã hội hóa lực lượng sản xuất.
-
Câu 26:
Xu thế toàn cầu hóa xuất hiện từ những năm 80 của thế kỉ XX được ghi nhận là hệ quả của vấn đề nào dưới đây?
A. Sự phát triển của quan hệ thương mại quốc tế.
B. Sự sáp nhập các công ty thành những tập đoàn lớn.
C. Sự ra đời của các công ty xuyên quốc gia.
D. Cách mạng khoa học- công nghệ.
-
Câu 27:
Xu thế toàn cầu hóa xuất hiện từ những năm 80 của thế kỉ XX là hệ quả của việc gì dưới đây?
A. Sự phát triển của quan hệ thương mại quốc tế.
B. Sự sáp nhập các công ty thành những tập đoàn lớn.
C. Sự ra đời của các công ty xuyên quốc gia.
D. Cách mạng khoa học- công nghệ.
-
Câu 28:
Xu thế toàn cầu hóa được ghi nhận xuất hiện từ khi nào dưới đây?
A. Từ những năm 70 của thế kỉ XX.
B. Từ những năm 80 của thế kỉ XX.
C. Từ những năm 90 của thế kỉ XX.
D. Xuất hiện cùng lúc với cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại.
-
Câu 29:
“Quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, dân tộc trên thế giới” được ghi nhận là bản chất của quá trình nào?
A. Quốc tế hóa.
B. Khu vực hóa.
C. Toàn cầu hóa.
D. Quốc hữu hóa.
-
Câu 30:
Sự khác nhau cơ bản giữa 2 giai đoạn của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật là gì?
A. Trong giai đoạn 1, tập trung phát triển về các khoa học cơ bản.
B. Trong giai đoạn 1, mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ những cải tiến kĩ thuật.
C. Từ giai đoạn 2, khoa học đã đi trước, mở đường cho kĩ thuật phát triển.
D. Giai đoạn 2, cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật diễn ra theo chiều sâu, tập trung trên lĩnh vực công nghệ.
-
Câu 31:
Nguyên nhân sâu xa của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ nửa sau thế kỉ XX là do:
A. Yêu cầu của việc chạy đua vũ trang trong thòi kì chiến tranh lạnh.
B. Bùng nổ dân số, cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên.
C. Nhu cầu đời sống vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người.
D. Kế thừa những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp ở thế kỉ XVIII - XIX.
-
Câu 32:
Khoa học gắn liền với kĩ thuật, khoa học đi trước mở đầu cho kĩ thuật, đến lượt mình kĩ thuật lại mở đường cho điều nào dưới đây?
A. Kĩ thuật.
B. Khoa học.
C. Công nghệ.
D. Sản xuất.
-
Câu 33:
Loại công cụ lao động nào dưới đây do cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần thứ hai tạo nên được xem như “trung tâm thần kinh” kĩ thuật, thay thế con người trong toàn bộ quá trình sản xuất liên tục?
A. “Người máy” (Rô-bốt).
B. Máy tính điện tử.
C. Hệ thống máy tự động.
D. Máy tự động.
-
Câu 34:
Nguồn năng lượng nào dưới đây không phải là nguồn năng lượng mới được tìm ra trong cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật hiện đại?
A. Năng lượng gió.
B. Năng lượng dầu mỏ.
C. Năng lượng mặt trời.
D. Năng lượng nguyên tử.
-
Câu 35:
Đặc trưng của cuộc cách mạng khoa học công nghệ từ những năm 70 của thế kỉ XX đến nay được ghi nhận là gì dưới đây?
A. Sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất.
B. Sử dụng năng lượng nước, hơi nước để cơ giới hóa sản xuất.
C. Đạt được nhiều thành tựu nổi bật về công cụ sản xuất, nguồn năng lượng….
D. Mọi phát minh sản xuất đều xuất phát từ kỹ thuật.
-
Câu 36:
Hạn chế lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật hiện đại là gì dưới đây?
A. Ô nhiễm môi trường.
B. Tai nạn lao động.
C. Các loại dịch bệnh mới xuất hiện.
D. Chế tạo ra các loại vũ khí hủy diệt.
-
Câu 37:
Ý nào dưới đây phản ánh không đúng tác động tích cực của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ?
A. Năng suất lao động tăng.
B. Mức sống và chất lượng cuộc sống của con người được nâng cao.
C. Hình thành một thị trường thế giới mới.
D. Hình thành xu hướng liên kết khu vực và quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa các nước.
-
Câu 38:
Sự phát triển của công nghệ thông tin trong cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật được ghi nhận có tác động như thế nào đến nền văn minh nhân loại?
A. Đưa nhân loại bước sang nền “văn minh thông tin”.
B. Thúc đẩy sự phát triển của “văn minh công nghiệp”.
C. Hoàn thiện nền văn minh nhân loại.
D. Đưa nhân loại bước sang “văn minh công nghiệp”.
-
Câu 39:
Sự kiện nào sau đây đã gây chấn động lớn trong dư luận thế giới?
A. Con người đặt trên lên Mặt Trăng.
B. Tạo ra cừu Đôli bằng phương pháp sinh sản vô tính.
C. Công bố “Bản đồ gen người”.
D. Giải mã hoàn chỉnh “Bản đồ gen người”.
-
Câu 40:
Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại được ghi nhận đã tìm ra vật liệu mới nào sau đây?
A. Bê tông.
B. Pôlime.
C. Sắt, thép.
D. Hợp Kim.
-
Câu 41:
Giai đoạn thứ hai của cuộc cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật còn được gọi là khoa học - công nghệ vì:
A. bắt đầu từ sự ra đời của máy tính điện tử.
B. tìm ra được những nguồn năng lượng mới.
C. công nghệ trở thành cốt lõi.
D. chủ yếu diễn ra về công nghệ.
-
Câu 42:
Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại đã phát triển qua mấy giai đoạn?
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
-
Câu 43:
Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại có nguồn gốc từ đâu?
A. Những đòi hỏi của cuộc sống, của sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người.
B. Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
C. Mọi phát minh đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học.
D. Khoa học tham gia trực tiếp vào sản xuất, trở thành nguồn gốc chính của những tiến bộ kĩ thuật và công nghệ.
-
Câu 44:
Những đòi hỏi của cuộc sống, của sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người là nguồn gốc của điều gì sau đây?
A. Cuộc cách mạng công nghiệp ở thế kỉ XVIII – XIX.
B. Xu thế toàn cầu hóa.
C. Xu thế của thế giới sau Chiến tranh lạnh.
D. Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại.
-
Câu 45:
Điểm giống nhau giữa cuộc cách mạng công nghiệp ở thế kỉ XVIII - XIX với cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật hiện đại là:
A. Khoa học đều là lực lượng sản xuất trực tiếp.
B. Đều giải quyết những đòi hỏi của cuộc sống và sản xuất để đáp ứng nhu cầu con người.
C. Đều khởi đầu ở nước Mĩ.
D. Đều bắt đầu từ các ngành công nghiệp nhẹ.
-
Câu 46:
Điểm khác biệt cơ bản của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ diễn ra từ những năm 40 của thế kỷ XX đến nay với cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật trước đây là gì?
A. Diễn ra do những đòi hỏi của cuộc sống của sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người.
B. Có những tác động tích cực về nhiều mặt nhưng cũng gây nên những hậu quả tiêu cực (chủ yếu do chính con người tạo nên).
C. Đã thu được những tiến bộ phi thường và những thành tựu kì diệu.
D. Khoa học gắn liền với kỹ thuật, mở đường cho sản xuất và trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
-
Câu 47:
Điểm khác nhau cơ bản của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại so với cách mạng công nghiệp ở thế kỉ XVIII-XIX là gì dưới đây?
A. Mọi phát minh khoa học đều bắt nguồn từ sản xuất trực tiếp.
B. Mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học.
C. Mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ thực tiễn sản xuất.
D. Mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ đòi hỏi cuộc sống.
-
Câu 48:
Việt Nam có thể rút ra kinh nghiệm gì từ sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ để đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước?
A. Khai thác và sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên.
B. Ứng dụng các thành tựu khoa học - kĩ thuật.
C. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
D. Phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn.
-
Câu 49:
Ý nghĩa then chốt của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại là như thế nào?
A. Thay đổi một cách cơ bản các nhân tố sản xuất.
B. Tạo ra khối lượng hàng hóa đồ sộ.
C. Đưa loài người sang nền văn minh trí tuệ.
D. Sự giao lưu quốc tế ngày càng mở rộng.
-
Câu 50:
Cách mạng khoa học - kĩ thuật đã làm thay đổi kết cấu lao động ở các nước tư bản phát triển như thế nào?
A. Lao động trong nông nghiệp tăng lên.
B. Lao động trong ngành công nghiệp tăng lên.
C. Lao động trong các ngành công nghiệp và nông nghiệp tăng lên.
D. Lao động trong các ngành dịch vụ, phi sản xuất vật chất tăng lên.