Trắc nghiệm Các phân tử sinh học Sinh Học Lớp 10
-
Câu 1:
Xác định loại RNA nào trong ba loại mRNA, tRNA, rRNA tương ứng với mô tả sau:
a, Chiếm khoảng 5% tổng số RNA trong tế bào, đóng vai trò truyền thông tin di truyền từ DNA đến protein.
b, Chiếm khoảng 10-20% làm nhiệm vụ vận chuyển amino acid tương ứng đến ribosome và liên kết với mRNA trong quá trình dịch mã
c, Chiếm khoảng 80% là thành phần cấu tạo của ribosome
A. a - mRNA, b – tRNA, c – rRNA
B. a - tRNA, b – mRNA, c – rRNA
C. a - mRNA, b – rRNA, c – tRNA
D. a - rRNA, b – tRNA, c – mRNA
-
Câu 2:
Điểm giống nhau giữa các loại RNA trong tế bào là:
A. Đều có cấu trúc một mạch
B. Đều có vai trò trong quá trình tổng hợp prôtêin
C. Đều được tạo từ khuôn mẫu trên phân tử ADN
D. Cả A, B và C đều đúng
-
Câu 3:
Đặc điểm cấu tạo của RNA khác với DNA là:
A. Đại phân tử, có cấu trúc đa phân
B. Có liên kết hiđrô giữa các nuclêôtit
C. Có cấu trúc một mạch
D. Được cấu tạo từ nhiều đơn phân
-
Câu 4:
Loại base nitrogen nào sau đây chỉ có trong ARN mà không có trong ADN?
A. Ađênin
B. Uraxin
C. Guanin
D. Xitôzin
-
Câu 5:
Đơn phân của DNA khác đơn phân của RNA ở thành phần
A. Đường.
B. Nhóm phốtphát.
C. Bazơ nitơ.
D. Cả A và C.
-
Câu 6:
Vì sao khi giám định quan hệ huyết thống hay truy tìm dấu vết tội phạm, người ta thường thu thập các mẫu có chứa tế bào như niêm mạc, miệng, chân tóc...?
A. Thu mẫu an toàn, đơn giản, tế bào nhiều, không gây xâm lấn và áp dụng được với mọi đối tượng.
B. Những tế bào này có DNA hình dạng và cấu trúc khác hoàn toàn những tế bào khác
C. x
D. x
-
Câu 7:
Vì sao trong phân tử DNA, số lượng adenine và thymine bằng nhau, số lượng guanine và cytosine bằng nhau?
A. Adenine chỉ có thể liên kết với thymine bằng 2 liên kết hydrogen
B. Guanine chỉ có thể liên kết với cytosine bằng 3 liên kết hydrogen
C. Cả A và B sai
D. Cả A và B đúng
-
Câu 8:
Tính đa dạng và đặc thù của DNA được quy định bởi yếu tố nào?
A. Số vòng xoắn.
B. Chiều xoắn.
C. Số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp các nuclêôtit
D. Tỷ lệ A + T / G + X.
-
Câu 9:
Hai chuỗi polynucleotide của DNA liên kết với nhau bởi liên kết
A. Hyđrô.
B. Peptit.
C. Ion.
D. Cộng hoá trị.
-
Câu 10:
Các nucleotide trên một mạch đơn của phần tử DNA liên kết với nhau bằng loại liên kết nào?
A. Liên kết phốtphodieste
B. Liên kết hidro
C. Liên kết glicozo
D. Liên kết peptit
-
Câu 11:
Đơn phân cấu tạo nên phân tử sinh học ADN là
A. Nuclêôtit.
B. Axít amin.
C. Bazơ nitơ.
D. Axít béo.
-
Câu 12:
Thành phần cấu tạo nào giúp nhận biết đầu 5’ và đầu 3’ của chuỗi polynucleotide?
A. Nhóm phosphate để nhận biết đầu 3’, nhóm OH để nhận biết đầu 5’
B. Nhóm phosphate để nhận biết đầu 5’, nhóm OH để nhận biết đầu 3’
C. x
D. x
-
Câu 13:
Nêu vai trò của nucleic acid?
A. Lưu trữ thông tin di truyền
B. Quy định thông tin di truyền
C. Truyền đạt thông tin di truyền
D. Cả ba đáp án trên đều đúng
-
Câu 14:
Các nguyên tố hóa học nào sau đây tham gia cấu tạo nên axit nucleic?
A. C, H, O, N, P
B. C, H, O, P, K
C. C, H, O, S
D. C, H, O, P
-
Câu 15:
Protein thực hiện được các hoạt động sống khi?
A. Có cấu trúc không gian ba chiều đặc trưng
B. Không cần cấu trúc không gian ba chiều đặc trưng
C. x
D. x
-
Câu 16:
Nếu ăn quá nhiều thực phẩm chứa protein (chất đạm), cơ thể có thể mắc bệnh gì sau đây?
A. Bệnh gút
B. Bệnh thận
C. Bệnh loãng xương
D. Tất cả các ý trên
-
Câu 17:
Đặc điểm giống nhau giữa protein là lipit là gì?
A. Cấu trúc theo nguyên tắc đa phân
B. Có chức năng dự trữ và cung cấp năng lượng cho tế bào và cơ thể
C. Đều có liên kết hidro trong cấu trúc phân tử
D. Gồm các nguyên tố C, H, O
-
Câu 18:
Chất nào sau đây được cấu tạo từ các amino acid?
A. Colesteron - tham gia cấu tạo nên màng sinh học
B. Pentozo - tham gia cấu tạo nên axit nucleic trong nhân tế bào
C. Ơstogen - hoocmon do buồng trứng ở nữ giới tiết ra
D. Insulin - hoocmon do tuyến tụy ở người tiết ra
-
Câu 19:
Prôtêin là phân tử sinh học sẽ bị mất chức năng sinh học khi
A. Prôtêin bị mất một axitamin.
B. Prôtêin được thêm vào một axitamin.
C. Cấu trúc không gian 3 chiều của prôtêin bị phá vỡ.
D. Cả A và B.
-
Câu 20:
Bệnh thiếu máu do hồng cầu hình lưỡi liềm là hậu quả của đột biến thay thế amino acid glutamic acid ở vị trí số 6 thành valine trong một chuỗi polypeptide của hemoglobin, làm cho phân tử protein chuyển thành dạng chuỗi dài và thay đổi hình dạng hồng cầu. Bậc cấu trúc nào của hemoglobin bị biến đổi?
A. Cấu trúc bậc 1
B. Cấu trúc bậc 2
C. Cấu trúc bậc 3
D. Cấu trúc bậc 4
-
Câu 21:
Cấu trúc nào của protein đặc trưng cho từng loại protein và là một cơ sở để xác định quan hệ họ hàng của các sinh vật?
A. Cấu trúc bậc 1
B. Cấu trúc bậc 2
C. Cấu trúc bậc 3
D. Cấu trúc bậc 4
-
Câu 22:
Prôtêin quy định chức năng của cơ thể chủ yếu ở những bậc cấu trúc nào sau đây:
A. Cấu trúc bậc 1
B. Cấu trúc bậc 1 và 2
C. Cấu trúc bậc 2 và 3
D. Cấu trúc bậc 3 và 4
-
Câu 23:
Cho các nhận định sau:
(1) Cấu trúc bậc 1 của phân tử protein là chuỗi pôlipeptit
(2) Cấu trúc bậc 2 của phân tử protein là chuỗi pôlipeptit ở dạng co xoắn hoặc gấp nếp
(3) Cấu trúc không gian bậc 3 của phân tử protein là chuỗi pôlipeptit ở dạng xoắn hoăc gấp nếp tiếp tục co xoắn
(4) Cấu trúc không gian bậc 4 của phân tử protein gồm hai hay nhiều chuỗi pôlipeptit kết hợp với nhau
Có bao nhiêu nhận định là chính xác khi nói đến các bậc cấu trúc của phân tử protein?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 1
-
Câu 24:
Trình tự sắp xếp đặc thù của các amino acid trong chuỗi polipeptide tạo nên protein có cấu trúc bậc mấy?
A. Bậc 1.
B. Bậc 2.
C. Bậc 3.
D. Bậc 4.
-
Câu 25:
Vì sao chỉ có 20 loại amino acid nhưng tạo nên được rất nhiều loại protein?
A. Protein chiếm đến hơn 50% khối lượng vật chất khô của tế bào
B. Protein là polymer sinh học, được cấu tạo từ hàng chục, hàng trăm nghìn gốc amino acid kết hợp với nhau bằng liên kết peptide
C. Protein gồm các nguyên tố C, H, O, N, S...
D. Protein thường có dạng cầu.
-
Câu 26:
Trong cấu tạo của phân tử protein, các axit amin đã liên kết với nhau bằng liên kết
A. Peptit
B. Ion
C. Hydro
D. Cộng hoá trị
-
Câu 27:
Có bao nhiêu loại axit amin tham gia cấu tạo nên cơ thể sống?
A. 8
B. 16
C. 20
D. Mỗi loài mỗi khác
-
Câu 28:
Các loại axit amin trong phân tử protein phân biệt với nhau trên cơ sở nào?
A. Số nhóm NH2
B. Cấu tạo của gốc R
C. Số nhóm COOH
D. Vị trí gắn của gốc R
-
Câu 29:
Đơn phân cấu tạo nên phân tử sinh học protein là
A. Glucôzơ
B. Axít amin.
C. Nuclêôtit
D. Axít béo.
-
Câu 30:
Các nguyên tố hoá học nào đã tham gia cấu tạo protein?
A. C, H, O, N, P
B. C, H, O, N
C. K, H, P, O, S, N
D. C, O, N, P
-
Câu 31:
Trong cơ thể sống các chất có đặc tính chung kị nước là:
A. Tinh bột, glucozơ, mỡ, fructôzơ.
B. Mỡ, xenlulôzơ, phốtpholipit, tinh bột.
C. Sắc tố, vitamin, sterôit, phốtpholipit, mỡ.
D. Vitamin, sterôit, glucozơ, cácbohiđrát.
-
Câu 32:
Hợp chất của Lipid là Cholesteron tồn tại ở màng sinh chất có vai trò:
A. Liên kết với prôtein hoặc lipit đặc trưng riêng cho từng loại tế bào, có chức năng bảo vệ và cung cấp năng lượng.
B. Có chức năng làm cho cấu trúc màng thêm ổn định và vững chắc hơn.
C. Là nguồn dự trữ năng lượng cho tế bào.
D. Làm nhiện vụ vận chuyển các chất, thụ thể thu nhận thông tin.
-
Câu 33:
Ostrogen là hoocmon sinh dục có bản chất lipid. Loại lipit cấu tạo nên hoocmon này là?
A. Steroit
B. Phôtpholipit
C. Dầu thực vật
D. Mỡ động vật
-
Câu 34:
Chức năng chính của mỡ động vật và thực vật là gì?
A. Dự trữ năng lượng cho tế bào và cơ thể.
B. Thành phần chính cấu tạo nên màng sinh chất
C. Thành phần cấu tạo nên một số loại hoocmôn.
D. Thành phần cấu tạo nên các bào quan
-
Câu 35:
Phospholipid ở màng sinh chất là chất lưỡng cực do nó có đặc điểm gì?
A. Một đầu vừa kị nước vừa ưa nước
B. Hai đầu ưa nước nhưng trái điện tích.
C. Một đầu ưa nước, một đầu kị nước.
D. Hai đầu không cùng điện tích.
-
Câu 36:
Phospholipid được cấu tạo bởi những thành phần nào?
A. 1 phân tử glixerol liên kết với 2 phân tử axit béo và 1 nhóm photphat.
B. 2 phân tử glixerol liên kết với 1 phân tử axit béo và 1 nhóm photphat
C. 1 phân tử glixerol liên kết với 1 phân tử axit béo và 1 nhóm photphat.
D. 3 phân tử glixerol liên kết với 1 phân tử axit béo và 1 nhóm photphat.
-
Câu 37:
Đặc điểm chung của các loại lipit như dầu, mỡ, photpholipit, streoit là
A. Chúng đều có nguồn nguyên liệu dự trữ năng lượng cho tế bào.
B. Đều tham gia cấu tạo nên màng tế bào.
C. Đều có ái lực yếu hoặc không có ái lực với nước.
D. Cả A, B, C.
-
Câu 38:
Lipit là hợp chất sinh học không có đặc điểm nào sau đây?
A. Cấu trúc đa phân
B. Không tan trong nước
C. Được cấu tạo từ các nguyên tố: C, H, O
D. Cung cấp năng lượng cho tế bào
-
Câu 39:
Lipit là nhóm chất được cấu tạo và có tính chất như thế nào?
A. Được cấu tạo từ 3 nguyên tố C, H, O
B. Liên kết với nhau bằng các liên kết hoá trị không phân cực
C. Có tính kỵ nước.
D. Cả ba ý trên.
-
Câu 40:
Cấu tạo của acid béo no và không no có gì khác nhau?
A. Các acid béo no có liên kết đơn, các acid béo không no có liên kết đôi trong phân tử.
B. Các acid béo no có liên kết đôi, các acid béo không no có liên kết đơn trong phân tử.
C. x
D. x
-
Câu 41:
Lipid đơn giản được cấu tạo từ những thành phần nào?
A. Các acid béo no
B. Các acid béo không no
C. Một phân tử alcol mạch vòng liên kết với acid béo
D. Cả A và B
-
Câu 42:
Các chất sau, chất nào không thuộc nhóm lipid đơn giản?
A. Mỡ động vật
B. Dầu thực vật
C. Phospholipid
D. Sáp
-
Câu 43:
Ở bề mặt lá của một số cây như khoai nước, chuối, su hào có phủ một lớp chất hữu cơ. Lớp chất hữu cơ này có bản chất là?
A. Lipid
B. Protein
C. Carbohydrate
D. Acid nucleic
-
Câu 44:
Nhận định nào đúng khi nói về các lipid đơn giản?
1, Mỡ động vật được cấu tạo từ các aicd béo no nên tồn tại ở trạng thái rắn
2, Mỡ động vật được cấu tạo từ các aicd béo không no nên tồn tại ở trạng thái rắn
3, Dầu thực vật được cấu tạo từ các acid béo no nên tồn tại ở dạng lỏng
4, Dầu thực vật được cấu tạo từ các acid béo không no nên tồn tại ở dạng lỏng
A. 1, 3
B. 1, 4
C. 2, 3
D. 2, 4
-
Câu 45:
Tại sao lipid không tan hoặc rất ít tan trong nước?
A. Trong cấu trúc chứa nhiều liên kết C-H không phân cực
B. Trong cấu trúc chứa nhiều liên kết C-H phân cực
C. Trong cấu trúc chứa ít liên kết C-H không phân cực
D. Trong cấu trúc chứa ít liên kết C-H phân cực
-
Câu 46:
Đặc điểm khác nhau giữa tinh bột và cellulose về cấu tạo mạch carbon:
A. Mạch carbon của cellulose không phân nhánh, tinh bột có phân nhánh nhiều
B. Mạch carbon của cellulose phân nhánh nhiều , amylopectin có phân nhánh ít
C. Mạch carbon của cellulose không phân nhánh, amylopectin có phân nhánh ít, amylose không phân nhánh
D. Mạch carbon của cellulose phân nhánh ít , amylopectin có phân nhánh ít
-
Câu 47:
Thực phẩm nào chứa nhiều carbohydrate?
A. Bánh ngọt, kem, bơ
B. Các loại ngũ cốc, ngô, khoai
C. Thịt, cá, trứng, sữa
D. Rau củ quả
-
Câu 48:
Đặc điểm giống nhau giữa tinh bột và glycogen là:
A. Đều là polysaccharide những hợp chất có cấu trúc đa phân
B. Các đơn phân glucose kết hợp với nhau bằng liên kết glycoside
C. Được hình thành do qua nhiều phản ứng ngưng tụ.
D. Tất cả đáp án trên đều đúng
-
Câu 49:
Tinh bột thuộc loại carbohydrate nào?
A. Disaccharide
B. Monosaccharide
C. Polysaccharide
D. Không có đáp án đúng
-
Câu 50:
Cho biết các đơn phân cấu tạo nên các polysaccharide:
A. Đường deoxyribose
B. Axit phôtphoric
C. Đường ribose
D. Monosaccarit