Trắc nghiệm Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ và sự bành trướng thuộc địa Lịch Sử Lớp 10
-
Câu 1:
Điểm khác nhau nào giữa các nước đế quốc dẫn đến các cuộc chiến tranh đế quốc vào giai đoạn cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX là:
A. Tốc độ phát triển kinh tế của các nước đế quốc.
B. Mức độ chi phối đời sống kinh tế - xã hội của các tổ chức độc quyền.
C. Sự chênh lệch về diện tích thuộc địa.
D. Sự chênh lệch về đối tác xuất khẩu tư bản.
-
Câu 2:
Sự khác biệt cơ bản của xuất khẩu tư bản giữa hai quốc gia Anh và Pháp là gì?
A. Hình thức.
B. Số lượng.
C. Chất lượng.
D. Kết quả.
-
Câu 3:
Tại sao Hoa Kỳ, Đức phát triển muộn nhưng nhanh chóng vượt qua Anh về sản lượng công nghiệp?
A. Do giàu tài nguyên thiên nhiên.
B. Do thu lợi từ các cuộc chiến tranh.
C. Do có hệ thống thuộc địa rộng lớn.
D. Do áp dụng nhiều thành tựu mới của máy móc, thiết bị sản xuất.
-
Câu 4:
Đâu không phải lí do khiến công nghiệp ở nước Pháp phát triển chậm lại từ cuối thập niên 70 trở đi?
A. bồi thường chiến tranh do bại trận.
B. nghèo tài nguyên thiên nhiên, nguyên liệu.
C. giai cấp tư sản chỉ quan tâm đầu tư vào thuộc địa.
D. kĩ thuật lạc hậu so với các nước đế quốc trẻ.
-
Câu 5:
Tại sao khi tư sản Anh tập trung vốn đầu tư sang thuộc địa thì công nghiệp trong quốc gia lạc hậu?
A. Trong nước thiếu phát minh của tri thức.
B. Công nhân Anh thất nghiệp – thị trường nội địa kém.
C. Đa số dân Anh chuyển sang thuộc địa để làm giàu.
D. Kĩ thuật lạc hậu – năng suất thấp.
-
Câu 6:
Vĩ nhân Lênin nhận định: Anh là chủ nghĩa đế quốc thực dân vì:
A. Giới cầm quyền ở Anh chỉ chú tâm đến xâm lược thuộc địa.
B. Anh có hệ thống thuộc địa trải dài khắp toàn cầu.
C. Anh chỉ chú trọng xuất khẩu tư bản.
D. Anh tiến hành xâm lược thuộc địa sớm nhất.
-
Câu 7:
Nguyên nhân tại sao nông nghiệp giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế Pháp?
A. Vì đem lại nhiều lợi nhuận.
B. Vì đa số dân cư sống bằng nghề nông.
C. Vì thương nghiệp không phát triển.
D. Vì chi phí sản xuất thấp.
-
Câu 8:
Nguyên nhân tại sao cuối thế kỉ XIX giai cấp tư sản Anh lao vào buôn bán lương thực hơn là đầu tư vào sản xuất nông nghiệp?
A. Do thiếu ruộng đất.
B. Do thiếu nhân công.
C. Do điều kiện tự nhiên khắc nghiệt.
D. Do chi phí sản xuất, chế độ thuế khóa nặng nề.
-
Câu 9:
Những thập niên cuối thế kỉ XIX, giai cấp tư sản Anh quan tâm đến điều gì trong kinh doanh là chủ yếu?
A. Cải tiến kĩ thuật sản xuất để nâng cao năng suất.
B. Đổi mới và phát triển công nghiệp.
C. Xuất khẩu tư bản sang các nước thuộc địa.
D. Tiếp nhận các thành tựu khoa học kĩ thuật vào sản xuất.
-
Câu 10:
Quá trình tập trung tư bản xuất hiện ở Anh diễn ra mạnh nhất trong lĩnh vực nào?
A. Công nghiệp.
B. Nông nghiệp.
C. Ngân hàng.
D. Giao thông vận tải.
-
Câu 11:
Nguyên nhân được xem là chủ yếu của tình trạng suy giảm của công nghiệp Anh so với các nước Đức, Mỹ là gì?
A. Do thiếu vốn đầu tư.
B. Do khủng hoảng kinh tế.
C. Do có hệ thống thuộc địa rộng lớn.
D. Do sự lạc hậu của máy móc, thiết bị sản xuất.
-
Câu 12:
Đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa đế quốc Pháp là
A. Chủ nghĩa đế quốc thực dân.
B. Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến.
C. Chủ nghĩa đế quốc cho vay nặng lãi.
D. Chủ nghĩa đế quốc ngân hàng.
-
Câu 13:
Điểm nổi bật của các tổ chức độc quyền ở Pháp giai đoạn đầu thế kỉ XX là gì?
A. Sự tập trung ngân hàng đạt mức cao.
B. Sự tập trung các công trường đạt mức cao.
C. Sự tập trung các công ty thương mại đạt mức cao.
D. Sự tập trung các tập đoàn tài phiệt đạt mức cao.
-
Câu 14:
Đến cuối thế kỉ XIX nền công nghiệp Pháp đứng sau các quốc gia nào?
A. Đức, Nga, Mỹ.
B. Mỹ, Đức, Anh.
C. Mỹ, Nga, Trung Quốc.
D. Nga, Pháp, Hà Lan.
-
Câu 15:
Đặc điểm cơ bản của chủ nghĩa đế quốc Anh là gì?
A. Chủ nghĩa đế quốc cho vay nặng lãi.
B. Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến.
C. Chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt hiếu chiến.
D. Chủ nghĩa đế quốc thực dân.
-
Câu 16:
Lĩnh vực nào ở nước Anh trong giai đoạn thập niên 70 của thế kỉ XIX chỉ tự túc được 1/3 nhu cầu?
A. Máy móc.
B. Lương thực.
C. Tiền tệ.
D. Sản lượng thép.
-
Câu 17:
Tuy mất địa vị độc quyền công nghiệp từ cuối thập niên 70 nhưng kinh tế nước Anh vẫn đứng đầu thế giới về
A. Tài chính và xuất khẩu tư bản.
B. Tài chính và xuất khẩu tư bản, thương mại, hải quân và thuộc địa.
C. Xuất khẩu tư bản và thuộc địa.
D. Xuất khẩu tư bản, thương mại và thuộc địa.
-
Câu 18:
Đến đầu thập niên 70 của thế kỉ XIX, sản lượng than của nước Anh gấp mấy lần Hoa Kỳ?
A. Gấp hai lần.
B. Gấp ba lần.
C. Gấp bốn lần.
D. Gấp năm lần.
-
Câu 19:
Đến đầu thập niên 70 của thế kỉ XIX, nền công nghiệp của nước Anh đứng thứ mấy thế giới?
A. Đứng đầu thế giới.
B. Đứng thứ hai thế giới.
C. Đứng thứ ba thế giới.
D. Đứng top đầu thế giới.
-
Câu 20:
So với Anh, việc xuất khẩu tư bản của Pháp có điểm khác ở chỗ?
A. Chú trọng xuất khẩu sang các thuộc địa
B. Chỉ chú trọng cho vay với lãi xuất nặng
C. Chỉ chú trọng cho Nga vay
D. Bị Đức, Mĩ cạnh tranh gay gắt
-
Câu 21:
Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, kinh tế nước Mĩ phát triển mạnh mẽ, dẫn đầu thế giới trên nhiều lĩnh vực riêng chỉ có lĩnh vực này là không phát triển?
A. Sản xuất công nghiệp
B. Độ dài đường sắt
C. Ngoại thương và xuất khẩu tư bản
D. Sản lượng nông nghiệp
-
Câu 22:
Nền kinh tế nước Mĩ phát triển mạnh mẽ trong những năm cuối thế kỉ XIX là nhờ?
A. Lincôn lên làm Tổng thống năm 1860
B. Kết thúc nội chiến 1861 – 1865
C. Chiến tranh Mĩ – Tây Ban Nha năm 1898
D. Chiến tranh thế giới thứ nhất
-
Câu 23:
Đến đầu thế kỉ XX điểm nổi bật nhất của nền công nghiệp Đức là?
A. Đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới
B. Tổng sản lượng đứng đầu châu Âu và đứng thứ hai thế giới (sau Mĩ)
C. Xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp
D. Trở thành nước công nghiệp
-
Câu 24:
Sau năm 1871, nền kinh tế Đức thay đổi như thế nào?
A. Phát triển mau lẹ vượt qua Pháp, gần đuổi kịp Anh
B. Tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới
C. Tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới
D. Sản lượng lương thực công nghiệp đứng đầu châu Âu
-
Câu 25:
Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, nguy cơ nào do các nước đế quốc gây ra chi phối trực tiếp đến lịch sử của nhiều nước châu Á, châu Phi trong đó có Việt Nam?
A. Sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế
B. Sự hình thành các tổ chức độc quyền
C. Tăng cường xâm lược thuộc địa
D. Chuẩn bị chiến tranh để chia lại thị trường thế giới
-
Câu 26:
Điểm nào không có sự tương đồng khiến các nước đế quốc có các cuộc chiến tranh đế quốc cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX là?
A. Tốc độ phát triển kinh tế của các nước đế quốc
B. Tốc độ phát triển kinh tế của các nước đế quốc
C. Sự chênh lệch về diện tích thuộc địa
D. Sự chênh lệch về đối tác xuất khẩu tư bản
-
Câu 27:
Điểm giống nhau lớn nhất và rõ rệt nhất của các nước đế quốc cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX là?
A. Sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế
B. Sự hình thành các tổ chức độc quyền chi phối toàn bộ đời sống xã hội
C. Tăng cường xâm lược thuộc địa
D. Chuẩn bị chiến tranh để chia lại thị trường thế giới
-
Câu 28:
“Vua” độc quyền nổi tiếng ở Mĩ từ cuối thế kỉ XIX là?
A. “Vua dầu mỏ” Rốcphelơ
B. “Vua thép” Moócgan
C. “Vua ô tô” Pho
D. Rốcphelơ và Moócgan
-
Câu 29:
Hình thức tổ chức độc quyền ở Mĩ là?
A. Tơrớt
B. Cácten
C. Xanhđica
D. Côngxoócxom
-
Câu 30:
Năm 1989, Mĩ gây chiến với Tây Ban Nha vì?
A. Tây Ban Nha đe dọa chủ quyền của Mĩ
B. Mĩ âm mưu độc chiếm thuộc địa của Tây Ban Nha
C. Mĩ muốn phô trương sức mạnh của mình
D. Mĩ giúp đỡ Cuba và Philipin giành độc lập
-
Câu 31:
Những năm 80 của thể kỉ XIX, nước nào phát triển kinh tế bằng cách đem vốn cho các nước vay để lấy lãi?
A. Nước Anh.
B. Nước Pháp.
C. Nước Đức.
D. Nước Mĩ
-
Câu 32:
Đặc trưng nhất của chủ nghĩa đế quốc Pháp là?
A. Đế quốc thực dân
B. Đế quốc quân phiệt hiếu chiến
C. Đế quốc cho vay lãi
D. Đế quốc đi vay lãi
-
Câu 33:
Điểm đặc trưng nhất của các tổ chức độc quyền ở Pháp là?
A. Sự tập trung trong công nghiệp đạt mức cao
B. Sự tập trung ngân hàng đạt mức cao
C. Sự tập trung trong ngành dịch vụ đạt mức cao
D. Chi phối hoàn toàn nhà nước
-
Câu 34:
Trong lĩnh vực nào nước Anh chỉ tự túc được 1 /3 nhu cầu?
A. Máy móc
B. Lương thực
C. Tiền tệ
D. Sản lượng thép
-
Câu 35:
Phát triển sau nên áp dụng được những thành tựu khoa học và kinh nghiệm của của các nước đi trước. Đó là nguyên nhân phát triển kinh tế của?
A. Nước Anh.
B. Nước Pháp.
C. Nước Đức.
D. Nước Mĩ
-
Câu 36:
Chế độ chính trị ở Mĩ là nơi điển hình của chế độ hai Đảng đó là Đảng nào?
A. Đảng Tự do và Đảng Cộng hoà.
B. Đảng Tự do và Đảng Bảo thủ.
C. Đảng Dân chủ và Đảng Bảo thủ.
D. Đảng Cộng hoà và Đảng Dân chủ
-
Câu 37:
Ở Đức tư bản công nghiệp kết hợp với tư bản nào tạo thành tư bản tài chính?
A. Tư bản công thương nghiệp.
B. Tư bản ngân hàng.
C. Tư bản ngoại thương.
D. Tư bản nông nghiệp.
-
Câu 38:
Nguyên nhân nào dưới đây là nguyên nhân cơ bản nhất đưa nền kinh tế nước Đức phát triển với tốc độ nhanh chóng?
A. Thị trường dân tộc thống nhất, giàu tài nguyên.
B. Có nguồn nhân lực dồi dào.
C. Tiếp thu những thành tựu khoa học - kĩ thuật hiện đại của những nước đi trước.
D. Nhờ tiền bồi thường chiến tranh của Pháp.
-
Câu 39:
Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, kinh tế Anh và Pháp chậm phát triển do?
A. Việc xuất cảng tư bản và xâm chiếm thuộc địa.
B. Mất dần thuộc địa và thị trường
C. Không đầu tư vào công nghiệp nặng.
D. Mất khả năng tăng trưởng tư bản.
-
Câu 40:
Giai cấp tư sản chỉ chú trọng đến xuất cảng tư bản, không chú trọng phát triển công nghiệp trong nước. Đó là nguyên nhân làm cho kinh tế nước nào bị tụt lại?
A. Nước Anh.
B. Nước Mĩ
C. Nước Đức,
D. Nước Pháp.
-
Câu 41:
Ý nào không phản ánh đúng nguyên nhân khiến nền kinh tế Mĩ phát triển đột biến?
A. Ít chịu sự cạnh tranh của các nước tư bản Tây Âu
B. Có lực lượng lãnh đạo dồi dào, tay nghề cao và được bổ sung liên tục
C. Sở hữu nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú
D. Tiếp thu được những thành tựu khoa học
-
Câu 42:
Cuối thập niên 70 thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, các nước tư bản nào đã phát triển mạnh mẽ và vượt qua nước Anh?
A. Pháp, Đức
B. Mĩ, Pháp
C. Mĩ, Đức
D. Nhật, Mĩ
-
Câu 43:
Theo Lê Nin đặc điểm của chủ nghĩa đề quốc Anh là gì?
A. Chủ nghĩa đế quốc thực dân.
B. Chủ nghĩa đế quốc cho vay nặng lãi.
C. Chủ nghĩa đế quốc hiếu chiến.
D. Tất cả các đặc điểm trên.
-
Câu 44:
Đến năm 1900, nước nào đứng đầu châu Âu về tổng sản lượng công nghiệp?
A. Nước Mĩ.
B. Nước Đức.
C. Nước Anh.
D. Nước Pháp.
-
Câu 45:
Từ cuối thập niên 70, tình hình công nghiệp nước Anh như thế nào?
A. Đứng đầu thế giới
B. Đứng thứ hai thế giới
C. Mất dần địa vị độc quyền
D. Lạc hậu nhất châu Âu
-
Câu 46:
Đến cuối thế kỉ XIX, sản xuất công nghiệp của Pháp tụt xuống hàng thứ tư, sau?
A. Đức, Mĩ, Anh.
B. Mĩ, Nhật, Trung Quốc.
C. Mĩ, Anh, Nhật.
D. Anh, Đức, Nhật.
-
Câu 47:
Ý nào dưới đây không phản ánh đúng tình hình nông nghiệp nước Pháp cuối thế kỉ XIX là?
A. Giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế Pháp, nhưng vẫn lạc hậu
B. Ruộng đất phân tán, manh mún
C. Một số ngành nghề nổi tiếng bị cạnh tranh gay gắt nên cũng giảm sút
D. Hình thành một số công ti đặc quyền
-
Câu 48:
Cuối thập niên 70 thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, Anh vẫn chiếm ưu thế về?
A. Hải quân và thương mại.
B. tài chính, xuất khẩu tư bản, thương mại, hải quân và thuộc địa.
C. Tài chính và xuất khẩu tư bản.
D. Hàng hải và thương mại.
-
Câu 49:
Biểu hiện quan trọng nhất của sự xuất hiện chủ nghĩa đế quốc là?
A. Xuất hiện giai cấp tư sản và vô sản
B. Sự ra đời của các tổ chức độc quyền
C. Chiến tranh đế quốc nhằm phân chia thuộc địa
D. Mâu thuẫn xã hội gay gắt
-
Câu 50:
Hình thức độc quyền cao và phổ biến ở Mĩ là gì?
A. Liên minh các nhà tư bản nhỏ và vừa.
B. Liên minh các ngân hàng.
C. Xanh-đi-ca.
D. Tơ-rớt.