Trắc nghiệm Các nguyên lý của nhiệt động lực học Vật Lý Lớp 10
-
Câu 1:
Hệ thức nào sau đây phù hợp với quá trình nén khí đẳng nhiệt
A. Q + A = 0 với A < 0
B. ΔU = Q + A với ΔU > 0; Q < 0; A > 0
C. Q + A = 0 Với A > 0
D. ΔU = A + Q Với A > 0; Q < 0
-
Câu 2:
Hệ thức ΔU = Q là hệ thức của nguyên lí 1 NĐLN
A. Áp dụng cho quá trình đẳng nhiệt
B. Áp dụng cho quá trình đẳng áp
C. Áp dụng cho quá trình đẳng tích
D. Áp dụng cho cả 3 quá trình trên
-
Câu 3:
Hệ thức nào sau đây phù hợp với quá trình làm lạnh đẳng tích?
A. ΔU = Q với Q > 0
B. ΔU = A với A < 0
C. ΔU = A với A <0
D. ΔU = Q với Q<0
-
Câu 4:
Động cơ nhiệt lí tưởng làm việc giữa 2 nguồn nhiệt 27°C và 127°C. Nhiệt lượng nhận được của ngùôn nóng trong 1 chu trình là 2400J. Nhiệt lượng động cơ truyền cho nguồn lạnh trong 1 chu trình là?
A. 1800J
B. 792J
C. 600J
D. 396J
-
Câu 5:
Động cơ nhiệt lí tưởng làm việc giữa 2 nguồn nhiệt 27°C và 127°C. Nhiệt lượng nhận được của ngùôn nóng trong 1 chu trình là 2400J. Công thực hiện trong 1 chu trình là?
A. 792J
B. 600J
C. 396J
D. 317,5J
-
Câu 6:
Động cơ nhiệt lí tưởng làm việc giữa 2 nguồn nhiệt 27°C và 127°C. Nhiệt lượng nhận được của nguồn nóng trong 1 chu trình là 2400J. Hiệu suất của động cơ nhiệt này là?
A. 25%
B. 28%
C. 35%
D. 40%.
-
Câu 7:
Biểu thức nào sau đây phù hợp với quá trình nén khí đẳng nhiệt?
A. 0 = Q + A với A > 0
B. Q + A = 0 với A < 0
C. ΔU = Q + A với ΔU > 0; Q < 0; A > 0
D. ΔU = A + Q với A > 0; Q < 0
-
Câu 8:
Không khí nén đẳng áp từ 251ít đến 17 lít. Áp suất ban đầu là 8,5,105 N/m2. Tính công trong quá trình này.
A. 6,8J
B. 68J
C. 6800J
D. 68.105J
-
Câu 9:
Một mol khí lí tưởng ở 300K được nung nóng đẳng áp đến nhiệt độ 350K, nhiệt lượng đã cung cấp cho quá trình này là 1000J. Sau đó khi được làm lạnh đẳng tích đến nhiệt độ ban đầu và cuối cùng nén đẳng nhiệt để đưa về trạng thái đầu. Qúa trình đẳng tích nhận hay tỏa ra 1 nhiệt lượng bao nhiêu?
A. Tỏa ra 584,5J
B. Tỏa ra 58,45J
C. Nhận vào 584,5J
D. Nhận vào 58,45J
-
Câu 10:
Một mol khí lí tưởng ở 300K được nung nóng đẳng áp đến nhiệt độ 350K, nhiệt lượng đã cung cấp cho quá trình này là 1000J. Sau đó khi được làm lạnh đẳng tích đến nhiệt độ ban đầu và cuối cùng nén đẳng nhiệt để đưa về trạng thái đầu. Độ biến thiên nội năng trong quá trình đẳng tích là?
A. −584,5J
B. −58,451
C. 584,5J
D. 58,45J
-
Câu 11:
Một mol khí lí tưởng ở 300K được nung nóng đẳng áp đến nhiệt độ 350K, nhiệt lượng đã cung cấp cho quá trình này là 1000J. Sau đó khi được làm lạnh đẳng tích đến nhiệt độ ban đầu và cuối cùng nén đẳng nhiệt để đưa về trạng thái đầu. Độ biến thiên nội năng trong quá trình đẳng áp?
A. −584,5J
B. 1415,5J
C. 584,5J
D. 58,45J
-
Câu 12:
Một mol khí lí tưởng ở 300K được nung nóng đẳng áp đến nhiệt độ 350K, nhiệt lượng đã cung cấp cho quá trình này là 1000J. Sau đó khi được làm lạnh đẳng tích đến nhiệt độ ban đầu và cuối cùng nén đẳng nhiệt để đưa về trạng thái đầu. Công khí thực hiện trong quá trình đẳng áp là?
A. 415,5J
B. 41,55J
C. 249,3J
D. 290J
-
Câu 13:
Khi cung cấp nhiệt lượng 1J cho khí trong xilanh đặt nằm ngang, khí nở ra đầy pitong di chuyển 2cm. Cho hệ ma sát giữa pitong và xilanh là 20N. Độ biến thiên nội năng của khí là?
A. 0.4J
B. -0.4J
C. 0,6J
D. −0,6J
-
Câu 14:
Khí thực hiện công trong quá trình nào sau đây?
A. Nhiệt lượng mà khí nhận được lớn hơn độ tăng nội năng của khí
B. Nhiệt lượng mà khí nhận được nhỏ hơn độ tăng nội năng của khí
C. Nhiệt lượng mà khí nhận được bằng độ tăng nội năng của khí
D. Nhiệt lượng mà khí nhận được có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn nhưng không thế bằng độ tăng nội năng của khí
-
Câu 15:
Biểu thức nào sau đây phù hợp với quá trình làm lạnh khí đẳng tích:
A. ΔU = Q với Q < 0
B. ΔU = Q với Q > 0
C. ΔU = A với A < 0
D. ΔU = A với A > 0
-
Câu 16:
Khí bị nung nóng đã tăng thể tích 0,02 m3 và nội năng biến thiên là 1280J. Nhiệt lượng đã truyền cho khí là bao nhiêu? Biết quá trình đẳng áp ớ áp suất 2.105 Pa.
A. 4000J
B. 5280J
C. 2720J
D. 4630J
-
Câu 17:
Biểu thức nào sau đây diễn tả quá trình nung nóng khí trong bình kín?
A. ΔU = Q
B. ΔU = A
C. ΔU = A + Q
D. ΔU = 0
-
Câu 18:
Ta có ΔU = Q + A, Với ΔU là độ tăng nội năng, Q là nhiệt lượng vật nhận được, A là công vật nhận được. Hỏi khi vật thực hiện 1 quá trình đẳng áp thì điều nào sau đây là không đúng?
A. Q phải bằng 0
B. A phải bằng 0
C. ΔU phải bằng 0
D. Cả Q, A và ΔU đều phải khác 0
-
Câu 19:
Nguyên lý I của nhiệt động lực học là vận dụng định luật nào sau đây ?
A. Định luật bảo toàn động năng .
B. Định luật bảo toàn cơ năng.
C. Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng.
D. Các định luật Niu-tơn.
-
Câu 20:
Theo nguyên lý I nhiệt động lực học, độ biến thiên nội năng là:
A. Tổng đại số công và nhiệt lượng mà vật nhận được.
B. Nhiệt lượng mà vật nhận được.
C. Tích của công và nhiệt lượng mà vật nhận được.
D. Công mà vật nhận được.