ADMICRO

700+ câu trắc nghiệm Da Liễu

Bộ 700+ câu trắc nghiệm Da Liễu (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức cơ bản về da, các bệnh liên quan đến da và cách phòng ngừa điều trị ... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!

713 câu
330 lượt thi

Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)

Chọn phần

  • Câu 1:

    Bệnh ghẻ ngứa do ký sinh trùng nào gây bệnh:


    A. Nấm ngoài da Dermatophytosis 


    B. Sarcoptes scabies 


    C. Nấm Aspergillus 


    D. Ký sinh trùng Trypanosoma


  • ADSENSE / 1
  • Câu 2:

    Bệnh ghẻ ngứa lây truyền:


    A. Lây qua các vật dụng dùng chung 


    B. Lây qua đường tiếp xúc tình dục 


    C. Lây lan nhanh ở nơi chật chội, đông người 


    D. Tất cả đều đúng


  • Câu 3:

    Bệnh ghẻ ngứa lây lan qua hình thức:


    A. Thú vật qua con người, do ăn phải thức ăn chứa ký sinh trùng 


    B. Người này sang người khác, qua vật dụng dùng chung, đường tiếp xúc tình dục 


    C. Lây nhanh ở nơi chật chội, đông người


    D. B và C đúng


  • Câu 4:

    Con cái ghẻ có đặc điểm:


    A. Con cái trưởng trành dài khoảng 200μ, sống bằng cách đào hầm dưới da, chu kỳ sống 30 ngàyc


    B. Con cái trưởng trành dài khoảng 300μ, sống bằng cách chui dưới da, chu kỳ sống 10 ngày


    C. Con cái trưởng trành dài khoảng 400μ, sống bằng cách đào hầm dưới da, chu kỳ sống 20 ngày


    D. Con cái trưởng trành dài khoảng 500μ, sống bằng cách bò trên da, chu kỳ sống 10 ngày


  • ZUNIA12
  • Câu 5:

    Con cái ghẻ có đặc điểm sau:


    A. Hoạt động nhiều về ban ngày, chết khi ra khỏi ký chủ 2-3 ngày 


    B. Hoạt động nhiều về ban đêm, chết khi ra khỏi ký chủ 3-4 ngày 


    C. Hoạt động nhiều cả ban ngày lẫn ban đêm, chết khi ra khỏi ký chủ 4-5 ngày 


    D. Hoạt động nhiều về ban đêm, chết khi ra khỏi ký chủ 5-6 ngày


  • Câu 6:

    Con đực Ghẻ có đặc điểm:


    A. Chết sau khi xâm nhập vào da thú vật 


    B. Chết sau khi xâm nhập vào da người 


    C. Không chết sau khi di giống (truyền giống), mà tiếp tục sinh sôi 


    D. Chết ngay sau khi di giống (truyền giống) 


  • ADMICRO
  • Câu 7:

    Thời kỳ ủ bệnh khoảng:


    A. 1 tuần 


    B. 2 tuần 


    C. 3 tuần 


    D. 4 tuần


  • Câu 8:

    Thể điển hình của ghẻ:


    A. Ngứa toàn thân, trừ mặt, ngứa về đêm 


    B. Tổn thương lý đầu khu trú ở kẻ ngón, các nếp, quanh rốn, mông, đùi, bộ phận sinh dục…


    C. Tổn thương gồm nhiều mụn nước nằm rải rác, đặc biệt vùng da non


    D. Tất cả đều đúng


  • Câu 9:

    Thể điển hình của ghẻ có đặc điểm sau:


    A. Ngứa toàn thân trừ mặt, ngứa về ban đêm 


    B. Ngứa chỉ ở bộ phận sinh dục, ngứa về ban đêm 


    C. Ngứa chỉ ở nách và quanh rốn, ngứa cả ngày lẫn đêm 


    D. Ngứa ở vùng da đầu, ngứa về ban ngày


  • Câu 10:

    Rảnh ghẻ có đặc điểm:


    A. Là một đường hầm dài vài μm (micro-mettre), giữa các ngón


    B. Là một đường hầm dài vài mm (mili-mettre), giữa các ngón hay mặt trước ngón


    C. Là một đường hầm dài vài cm (centi-mettre), giữa các ngón hay mặt sau ngón


    D. Là một đường hầm dài vài dm (deci-mettre), giữa tay hoặc chân


  • Câu 11:

    Tổn thương của ghẻ điển hình có đặc điểm:


    A. Gồm ít mụn nước nằm rải rác, đặc biệt vùng da sừng. Chỉ có sẩn cục ở nách hay bìu


    B. Gồm ít mụn nước nằm tập trung, đặc biệt vùng da lão hóa. Chỉ có sẩn mụn nước ở nách


    C. Gồm nhiều mụn mủ nằm tập trung, đặc biệt vùng da già. Sẩn cục, sẩn mụn nước ở bìuc


    D. Gồm nhiều mụn nước nằm rải rác, đặc biệt vùng da non. Sẩn cục hay sẩn mụn nước ở nách hay bìu


  • Câu 12:

    Dấu hiệu hướng đến ghẻ không điển hình, ở trẻ nhũ nhi:


    A. Mụn nước, mụn mủ ở lưng 


    B. Mụn nước, mụn mủ ở lòng bàn tay, bàn chân 


    C. Mụn mủ ở trán, mặt, thắt lưng


    D. Mụn bọc ở mặt, lưng


  • Câu 13:

    Đặc điểm của ghẻ lan rộng, thể không điển hình:


    A. Phát ban chỉ ở chân, tổn thương mụn đầu đen lan rộng. Hậu quả chẩn đoán quá sớm


    B. Phát ban chỉ ở bàn tay, tổn thương mụn trứng cá khu trú. Hậu quả chẩn đoán quá muộn


    C. Phát ban toàn thân, tổn thương mụn bọc lan tỏa. Hậu quả chẩn đoán muộn bệnh suy giảm miễn dịch hay điều trị không thích hợp


    D. Phát ban ngoài da, tổn thương mụn nước lan rộng. Hậu quả chẩn đoán muộn bệnh suy giảm miễn dịch hay điều trị không thích hợp 


  • Câu 14:

    Đặc điểm của ghẻ Nauy (ghẻ tăng sừng), thể không điển hình :


    A. Lây dữ dội do tăng số lượng ký sinh trùng 


    B. Dưới mài có rất nhiều cái ghẻ, có thể cả triệu con


    C. Mài dày tăng sừng phủ khắp cơ thể cả mặt, da đầu, móng 


    D. Tất cả đều đúng


  • Câu 15:

    Đặc điểm của ghẻ Nauy (ghẻ tăng sừng), thể không điển hình là gì?


    A. Ít ngứa hay không ngứa, lây dữ dội do tăng số lượng ký sinh trùng 


    B. Rất ngứa, ít lây do số lượng ký sinh trùng rất ít 


    C. Bệnh thường ở người suy dinh dưỡng, suy giảm miễn dịch, bệnh mạn tính


    D. A và C đúng


  • Câu 16:

    Ghẻ ở người sạch sẽ, thể không điển hình, có đặc điểm:


    A. Kín đáo, chẩn đoán dựa vào triệu chứng Chancre ghẻ ở nam giới


    B. Rầm rộ, chẩn đoán dễ dàng dựa vào triệu chứng ngứa về đêm


    C. Kín đáo, khó chẩn đoán, chẩn đoán dựa vào sinh thiết, giải phẫu bệnh


    D. Rầm rộ, khó chẩn đoán, chẩn đoán dựa vào triệu chứng sốt về chiều


  • Câu 17:

    Ghẻ chàm hóa, thể không điển hình, có đặc điểm:


    A. Do trầy da, bệnh ngắn ngày 


    B. Do ngứa, gãi nhiều, bệnh lâu ngày 


    C. Do đau, bệnh dài ngày 


    D. Do sốt, đau họng, bệnh lâu ngày


  • Câu 18:

    Ghẻ bộ nhiễm thể, không điển hình, có đặc điểm:


    A. Do vệ sinh sạch sẽ, mụn mủ ít hơn mụn nước


    B. Do vệ sinh quá kém, mụn mủ và mụn nước rất ít 


    C. Do vệ sinh kém, mụn mủ nhiều hơn mụn nước 


    D. Do vệ sinh quá sạch sẽ, mụn mủ và mụn nước rất nhiều


  • Câu 19:

    Ghẻ bóng nước, thể không điển hình, có đặc điểm:


    A. Mụn nước rất nhỏ, bóng nước, ngoài bóng nước không có cái ghẻ bám vào 


    B. Mụn nước rất to, bóng nước, ngoài bóng nước có cái ghẻ bám vào


    C. Mụn nước nhỏ, bóng nước, trong bóng nước không có cái ghẻ 


    D. Mụn nước to, bóng nước, trong bóng nước có cái ghẻ


  • Câu 20:

    Có bao nhiêu biến chứng gây ra do ghẻ:


    A. 2


    B. 3


    C. 4


    D. 5


  • Câu 21:

    Biến chứng do Ghẻ gây ra:


    A. Chàm hóa, bội nhiễm, lichen hóa, Móng tăng sừng, viêm vi cầu thận cấp, phù toàn thân


    B. Chàm bội nhiễm, da dày, viêm họng mạn tính, phù chi khu trú


    C. Chàm thể tạng, viêm dạ dày, viêm gan, phù ngực dạng áo khoác


    D. Bạch biến, lichen hóa, rụng tóc, viêm cầu thận mạn tính, phù chi khu trú


  • Câu 22:

    Chẩn đoán phân biệt Ghẻ với:


    A. Tổ đỉa: vị trí mụn nước mặt bên các ngón tay, ngón chân 


    B. Chí (chấy) rận: dựa vào vị trí ngứa ở lưng, sau gáy, da đầu 


    C. Chàm thể tạng: vị trí đối xứng 2 tay, 2 chân, thân mình 


    D. Tất cả đều đúng


  • Câu 23:

    Chẩn đoán phân biêt Ghẻ với điều gì?


    A. Tổ đỉa, Chí (chấy) rận, Chàm thể tạng 


    B. Lang ben, Hắc lào, Nấm tóc


    C. Tổ đỉa, Hắc lào, Bạch biến


    D. Viêm da dị ứng, Hội chứng Steven-Jonson, Vảy nến


  • Câu 24:

    Nguyên tắc điều trị Ghẻ ngứa:


    A. Cần chẩn đoán sớm, điều trị thích hợp để tránh lây lan


    B. Điều trị cả gia đình và cộng đồng mắc bệnh 


    C. Vệ sinh sạch sẽ nơi ở, đồ dùng cá nhân


    D. Tất cả đều đúng


  • Câu 25:

    Thuốc bôi điều trị Ghẻ ngứa:


    A. Permethrin 5% (Elimite) : an toàn, hiệu quả, không độc với thần kinh. Bôi buổi tối


    B. Benzoat benzyl 25% (Ascabiol) : bôi toàn cơ thể trừ mặt. Không dùng cho trẻ em dưới 2 tuổi


    C. Lindane 1% (Elenon, Scabecid): độc thần kinh, không dùng cho phụ nữ có thai và nhũ nhi 


    D. Tất cả đều đúng


  • Câu 26:

    Thuốc bôi điều trị Ghẻ ngứa có đặc điểm gì?


    A. Crotamiton (Eurax): hiệu quả kém, có thể gây Met Hemoglobin


    B. Mỡ Sulfur 10%: làm nhờn da, có mùi khó chịu, hiệu quả ít, cần bôi nhiều lần


    C. DEP (Diethylphtalate): rẻ


    D. Tất cả đều đúng


  • Câu 27:

    Các thuốc điều trị ghẻ ngứa:


    A. Permethrin 5% (Elimite); Crotamiton (Eurax); Pyrethrinoides (Spregal) 


    B. Benzoat benzyl 25% (Ascabiol); Mỡ Sulfur 10%


    C. Lindane 1% (Elenon, Scabecid); DEP (Diethylphtalate)


    D. Tất cả đều đúng 


  • Câu 28:

    Trường hợp ghẻ bội nhiễm, cần điều trị:


    A. Không cần điều trị vì bệnh có thể tự lành 


    B. Bôi dung dịch màu như Eosin, Milian vào tổn thương nhiễm trùng và kháng sinh uống 


    C. Thoa mỡ Sali (2-5%) vào tổn thương nhiễm trùng, không cần kháng sinh uống 


    D. Bôi nghệ vào tổn thương nhiễm trùng, không cần kháng sinh uống


  • Câu 29:

    Thuốc uống – thuốc thoa để điều trị Ghẻ ngứa:


    A. Ivermectin 150-250 μg/ kg. Dùng trong trường hợp kháng thuốc thoa hay bệnh nặng 


    B. Thoa Corticosteroids 2 lần/ngày ở mặt và nếp kẽ 


    C. Kháng histamin, an thần dùng ban đêm để giảm ngứa: Chlorpheniramin,Certirizine,


    D. Tất cả đều đúng


  • Câu 30:

    Vệ sinh phòng bệnh Ghẻ ngứa:


    A. Vệ sinh cá nhân hàng ngày 


    B. Tránh tiếp xúc với người bị ghẻ 


    C. Khi bị ghẻ cần tránh tiếp xúc với người xung quanh và điều trị sớm, đúng cách 


    D. Tất cả đều đúng


ZUNIA9
AANETWORK