700 câu hỏi trắc nghiệm An toàn điện
tracnghiem.net chia sẻ 700 câu trắc nghiệm về "An toàn điện" để giúp nâng cao kiến thức chuyên môn về kiến thức trong quá trình học tập và sát hạch quy trình an toàn điện. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn. Mời các bạn tham khảo!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
-
Câu 1:
Thời gian cho phép làm việc trong một ngày đêm với cường độ điện trường 18kV/m là bao nhiêu giờ?
A. Không quá 0,6 giờ
B. Không quá 0,8 giờ
C. Không quá 1,0 giờ
D. Không quá 1,2 giờ
-
Câu 2:
Làm công việc trên đường dây đã cắt điện, quy định nào sau đây đúng?
A. Mọi công việc làm ở trên đường dây cao áp phải có ít nhất hai người thực hiện, cho phép một người tiến hành các công việc như treo (in) biển báo, sửa chân cột, đánh số cột v.v mà không trèo lên cột cao quá 3,0m và không sửa chữa các cấu kiện của cột.
B. Khi có giông, bão hoặc sắp có giông, bão người chỉ huy trực tiếp phải cho đơn vị công tác ra khỏi khu vực nguy hiểm do đứt dây hoặc đổ, gẫy cột v.v.
C. Cấm làm việc trên đường dây khi bắt đầu có gió cấp 6 (40~50km/giờ) trở lên hoặc có mưa nặng hạt, nước chảy thành dòng trên người và thiết bị trừ trường hợp đặc biệt khi có lệnh khẩn cấp của cấp có thẩm quyền.
D. Cả a, b và c
-
Câu 3:
Những trường hợp không được phép làm việc trên cao:
A. Người chưa có giấy chứng nhận đủ điều kiện sức khoẻ, đang ốm đau hoặc đã sử dụng các chất kích thích, đồ uống có cồn trước khi làm việc; Khi có gió tới cấp 6 (40-50km/h) hay trời mưa to nặng hạt hoặc có giông sét, trừ những trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền yêu cầu.
B. Những lao động hợp đồng ngắn hạn, tạm tuyển, học sinh thực tập.
C. Khi thời tiết quá nóng về mùa hè hoặc quá lạnh về mùa đông.
D. Cả a, b và c.
-
Câu 4:
Khi lên cột điện làm việc, cần phải thực hiện theo điều nào dưới đây:
A. Kiểm tra sơ bộ sức bền của móng, cột
B. Với tất cả các loại cột: khi lên đến 3 mét phải quàng dây an toàn vào cột
C. Phải dùng dây, puly để chuyển vật liệu, dụng cụ... lên xuống cột
D. Phải thực hiện theo a và c
-
Câu 5:
Lắp đặt dây dẫn và thiết bị đóng cắt, bảo vệ khi làm công việc mắc dây, lắp đặt điện hạ áp, quy định nào sau đây đúng?
A. Khi nối dây phải nối so le và có băng cách điện cuốn ở ngoài mối nối. Tuỳ theo công suất tiêu thụ của từng loại dụng cụ dùng điện (như quạt, bàn là, bếp điện, lò sưởi, đèn v.v) mà phải dùng cỡ dây đúng tiêu chuẩn. Cấm dùng dây có tiết diện nhỏ nối vào dụng cụ có công suất lớn, để gây ra sự cố, cháy dây, hoả hoạn.
B. Dao cách ly đóng, cắt điện phải đặt ở chỗ dễ thao tác, thuận tiện không đặt ở những nơi ẩm ướt v.v.
C. Cầu chì hộp phải có nắp, dây chì phải lắp đúng tiêu chuẩn. Cấm dùng dây đồng hoặc bất cứ loại dây khác (dây nhôm, lá nhôm v.v) để thay cho dây chì.
D. Cả a,b và c
-
Câu 6:
Hãy chọn cách cứu chữa nạn nhân sau khi đã tách nạn nhân ra khỏi mạch điện trong trường hợp nạn nhân đã mất tri giác:
A. Tiến hành hà hơi thổi ngạt kết hợp ép tim ngoài lồng ngực ngay. Phải làm liên tục, kiên trì cho đến khi có ý kiến của y, bác sỹ quyết định mới thôi.
B. Đưa ngay đến trung tâm y tế gần nhất để tiến hành các biện pháp cấp cứu kịp thời vì nếu nạn nhân được cứu chữa trong vòng 01 phút sau khi bị tai nạn thì sẽ tăng nguy cơ sống sót cho nạn nhân lên đến 98%.
C. Đặt nạn nhân nơi thoáng khí, yên tĩnh; nếu trời rét thì đặt nơi kín gió. Nới rộng quần, áo, thắt lưng; moi rớt rãi trong mồm nạn nhân ra; cho nạn nhân ngửi acmôniắc, nước tiểu; ma sát toàn thân cho nóng lên và cho người đi mời y, bác sỹ đến chăm sóc.
D. Để nạn nhân ra chỗ thoáng khí, yên tĩnh để chăm sóc cho hồi tỉnh rồi mời bác sỹ, y sỹ đến hoặc đưa đến cơ quan y tế gần nhất.
-
Câu 7:
Tháo lắp đồng hồ, rơ le và thiết bị thông tin, phải có Lệnh công tác khi làm việc ở những nơi chỉ có bộ phận dẫn điện hạ áp, trường hợp có bộ phận dẫn điện cao áp thì những bộ phận này phải có che chắn bảo vệ; phải ghi đầy đủ vào sổ nhật ký vận hành nội dung những công việc đã làm- trường hợp này Lệnh công tác do đơn vị nào cấp?
A. Chỉ đơn vị quản lý vận hành mới được cấp Lệnh công tác.
B. Do đơn vị quản lý vận hành hoặc đơn vị làm công việc cấp Lệnh công tác.
C. Do đơn vị điều độ cấp Lệnh công tác theo quy định.
D. Cả a, b và c
-
Câu 8:
Khi tạm ngừng công việc trong ngày để nghỉ giải lao (ăn trưa), đối với công việc cắt điện từng phần hoặc không cắt điện:
A. Phải rút toàn bộ đơn vị công tác ra khỏi nơi làm việc, các biện pháp an toàn vẫn giữ nguyên, chỉ được vào làm việc trở lại khi được sự đồng ý của người chỉ huy trực tiếp hoặc người giám sát an toàn điện (nếu có) sau khi kiểm tra còn đấy đủ các biện pháp an toàn
B. Phải rút toàn bộ đơn vị công tác ra khỏi nơi làm việc, tháo gỡ các biện pháp an toàn
C. Đơn vị công tác nghỉ ăn trưa tại chỗ, các biện pháp an toàn phải giữ nguyên
D. Phải trả lai vị trí công tác cho người cho phép
-
Câu 9:
Nếu đào hố móng bằng phương pháp cơ giới ở dưới đường dây đang vận hành hoặc có khả năng vi phạm khoảng cách phóng điện, quy định nào sau đây đúng?
A. Người chỉ huy trực tiếp phải có bậc 4 an toàn điện trở lên. Các biện pháp an toàn về điện cũng được quy định như với máy đóng cọc.
B. Người chỉ huy trực tiếp phải có bậc 3 an toàn điện trở lên. Các biện pháp an toàn về điện không thực hiện quy định như với máy đóng cọc.
C. Người chỉ huy trực tiếp phải có bậc 3 an toàn điện trở lên. Các biện pháp an toàn về điện cũng được quy định như với máy đóng cọc.
D. Cả a, b và c đều sai.
-
Câu 10:
Hãy nêu những điều cần lưu ý khi tách nạn nhân ra khỏi mạch điện trong trường hợp cắt được mạch điện:
A. Chuẩn bị ngay các vật dụng y tế sơ cứu cần thiết, đặc biệt là nước Oresol để bù đắp mất nước cho nạn nhân.
B. Nếu người bị nạn ở trên cao thì phải chuẩn bị để hứng đỡ khi người đó rơi xuống.
C. Gọi điện ngay cho đội cấp cứu theo số điện thoại 114 hoặc cơ quan y tế gần nhất để tiến hành cứu chữa kịp thời, tăng nguy cơ sống sót cho nạn nhân.
D. Dùng sợi dây kim loại tiếp đất một đầu và ném đầu kia vào cả 3 pha để làm ngắn mạch đường dây rồi tách người ra khỏi mạch điện.
-
Câu 11:
Khi đo cường độ dòng điện trên lưới điện cao áp bằng đồng hồ kiểu kìm thì:
A. Chỉ cần 1 người có bậc 4 an toàn và đã được huấn luyện
B. Chỉ cần thực hiện theo lệnh công tác
C. Người giám sát phải có bậc 4 an toàn trở lên
D. Cả a, b và c đều sai
-
Câu 12:
Thang di động phải đảm bảo về kết cấu và chất lượng:
A. Thang di động là loại thang làm bằng tre, gỗ, sắt v.v. Vật liệu dùng làm thang bằng tre, gỗ phải chắc chắn và khô; Chiều rộng chân thang ít nhất là 0,5m; Khoảng cách giữa các bậc thang đều nhau; Bậc thang không được đóng bằng đinh, bậc đầu và bậc cuối phải có chốt; Thang bằng tre phải lấy dây thép buộc, xoắn chắc chắn ở hai đầu và giữa thang; Khi nối thang phải dùng đai bằng sắt và bắt bu lông, hoặc dùng nẹp bằng gỗ, tre cứng ốp hai đầu chỗ nối dài ít nhất 1,0m và dùng dây thép để néo xoắn thật chặt, đảm bảo không lung lay, xộc xệch.
B. Thang phải đang được sử dụng, không bị mọt, oằn, cong khi làm việc trên đó; Phải thường xuyên kiểm tra thang, nếu thấy chưa an toàn thì phải sửa chữa lại ngay hoặc loại bỏ.
C. Cả a và b.
D. Cả a, b và c sai.
-
Câu 13:
Dòng điện một chiều có trị số từ (2025) mA qua người, nạn nhân có biểu hiện:
A. Cảm giác nóng tăng lên, bắp thịt co quắp nhưng chưa mạnh
B. Cơ quan hô hấp bị tê liệt
C. Rất nóng, bắp thịt co quắp và khó thở
D. Đau như kim châm và thấy nóng
-
Câu 14:
Công việc nào sau đây là loại công việc làm gần đường dây đang vận hành?
A. Làm việc trên đường dây đã cắt điện đi bên cạnh, hoặc song song cách đường dây đang vận hành với khoảng cách nhỏ hơn quy định: cấp điện áp 110kV-100m; 220kV-150m; 500kV-200m)
B. Làm việc trên đường dây đã cắt điện nhưng có chiều dài từ 2km trở lên đi bên cạnh, hoặc song song cách đường dây đang vận hành với khoảng cách nhỏ hơn quy định: cấp điện áp 110kV-100m; 220kV-150m; 500kV-200m.
C. Làm việc trên đường dây đã cắt điện đi bên cạnh, hoặc song song với đường dây đang vận hành.
D. Cả a, b và c
-
Câu 15:
Khi sử dụng kìm đo cường độ dòng điện phải thực hiện theo những quy định nào sau đây là đúng?
A. Người sử dụng đồng hồ kiểu kìm để đo cường độ dòng điện phải được huấn luyện về cách đo
B. Nếu đo ở thiết bị điện cao áp thì phải được huấn luyện về cách đọc chỉ số, giám sát an toàn, do hai người có bậc an toàn điện từ bậc 4 trở lên và thực hiện theo phiếu công tác
C. Chỉ được dùng ampe kìm để đo dòng điện ở thiết bị điện cao áp từ 22kV trở xuống và phải có ampe mét lắp ngay trên kìm
D. Cả a, b và c
-
Câu 16:
Trách nhiệm của nhân viên đơn vị công tác trong PCT:
A. Nếu thấy các điều kiện an toàn chưa đủ và đúng phải báo cáo ngay với người CHTT. Nếu người CHTT không giải quyết thì vẫn phải tiếp tục làm việc để bảo đảm thời gian đăng ký cắt điện công tác.
B. Khi đến nơi làm việc, sau khi nghe phổ biến nhiệm vụ công việc, phạm vi được phép làm việc, các yếu tố nguy hiểm cần phòng tránh, có thể hỏi lại người chỉ huy trực tiếp về những nội dung chưa rõ; nếu thấy các điều kiện đảm bảo an toàn khi làm việc chưa đủ và đúng phải báo cáo ngay với người chỉ huy trực tiếp để xem xét giải quyết.
C. Nếu thấy các biện pháp an toàn chưa đủ và đúng thì có thể tự làm thêm để bảo đảm an toàn, ví dụ: cắt điện, bổ sung tiếp đất lưu động, treo biển báo…mà không cần được sự đồng ý của người CHTT và người CP.
D. Cả a, b và c.
-
Câu 17:
Khoảng cách an toàn cho phép để đặt rào chắn đến phần có điện đối với cấp điện áp 110kV là:
A. 0,7m
B. 1m
C. 1,5m
D. 2m
-
Câu 18:
Khoảng cách an toàn cho phép khi công tác không có rào chắn đối với cấp điện áp 22kV là:
A. 0,35m
B. 0,6m
C. 0,7m
D. 1m
-
Câu 19:
Cắt điện để làm công việc trên thiết bị điện, đối với dao cách ly một pha thì biển: “Cấm đóng điện! Có người đang làm việc” được treo như thế nào?
A. Phải treo biển ở bộ phận truyền động từng pha.
B. Phải treo biển ở ngay lưỡi dao pha giữa.
C. Chỉ cần treo biển báo ở một pha bất kỳ.
D. Phải treo biển ở bộ phận truyền
-
Câu 20:
Theo quy trình an toàn điện, người cấp phiếu công tác tại đơn vị điện lực cấp quận, huyện (là những người đã được công nhận chức danh người cấp phiếu công tác) gồm:
A. Giám đốc, Phó Giám đốc kỹ thuật, Trưởng phòng và Phó Trưởng phòng kỹ thuật, Đội trưởng, Đội phó, Tổ trưởng, Tổ phó, Trưởng ca, Kỹ thuật viên cấp.
B. Giám đốc, Phó Giám đốc kỹ thuật, Trưởng phòng và Phó Trưởng phòng kỹ thuật, Đội trưởng, Đội phó, Tổ trưởng, Tổ phó, Trưởng ca, Kỹ thuật viên, Công nhân bậc cao cấp.
C. Tổ trưởng sản xuất, công nhân bậc cao.
D. Cả a, b và c
-
Câu 21:
Người chỉ huy trực tiếp trong PCT:
A. Phải có bậc 4 an toàn điện trở lên và được công nhận chức danh “Người chỉ huy trực tiếp”, được đơn vị làm công việc cử để thực hiện công việc; phải nắm vững thời gian, địa điểm, nội dung công việc được giao và các biện pháp an toàn phù hợp với yêu cầu của công việc.
B. Là những người có bậc 4 ATĐ trở lên được đơn vị làm công việc cử để thực hiện công việc.
C. Khi làm việc trên thiết bị điện cao áp, người CHTT phải có bậc 4 ATĐ trở lên, khi làm việc trên TBĐ hạ áp, trình độ an toàn người CHTT ít nhất bậc 3- được Giám đốc hoặc Phó Giám đốc Công ty phê duyệt chức danh người CHTT.
D. Cả a, b và c
-
Câu 22:
Tại Nghị định 45/2013/NĐ-CP ngày 10/5/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ Luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi. Thời giờ làm thêm trong mỗi ngày đối với từng loại công việc của người lao động được quy định như thế nào?
A. Không được vượt quá 30% số giờ làm việc được quy định trong mỗi ngày.
B. Không được vượt quá 40% số giờ làm việc được quy định trong mỗi ngày.
C. Không được vượt quá 50% số giờ làm việc được quy định trong mỗi ngày.
D. Không được vượt quá 60% số giờ làm việc được quy định trong mỗi ngày.
-
Câu 23:
Theo Luật ATVSLĐ số 84/2015/QH13 ngày 25/6/2015 của Quốc hội quy định: người lao động không có nghĩa vụ làm việc gì sau đây:
A. Chấp hành nội quy, quy trình và biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.
B. Sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang bị, cấp.
C. Tham gia cấp cứu, khắc phục sự cố, tai nạn lao động theo phương án xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp hoặc khi có lệnh của người sử dụng.
D. Đóng góp tiền để mua trang phục BHLĐ, trang bị bảo vệ các nhân bổ sung.
-
Câu 24:
Những trường hợp phải cử người giám sát an toàn điện riêng cho đơn vị công tác (không phải là người chỉ huy trực tiếp) là:
A. Đơn vị công tác làm các công việc nề, mộc, cơ khí ở nhà máy điện, trạm điện và người chỉ huy trực tiếp đơn vị công tác không có chuyên môn về điện.
B. Đơn vị công tác làm các công việc căng, kéo dây, lấy độ võng đường dây giao chéo ở phía dưới và gần đường dây đang có điện.
C. Đơn vị công tác làm việc ở những nơi đặc biệt nguy hiểm về điện
D. Cả a, b và c
-
Câu 25:
Khi cắt điện một phần để làm việc phải đảm bảo khoảng cách từ người làm việc đến phần có điện điện áp 22kV tối thiểu là:
A. 1,0 m.
B. 0,6 m.
C. 0,7 m.
D. 1,5 m.