660 câu trắc nghiệm Lịch sử Đảng
Với 660 câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử Đảng được tracnghiem.net chia sẻ nhằm giúp các bạn sinh viên có thêm tài liệu ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp diễn ra. Nội dung tài liệu bao gồm các câu hỏi về Lịch sử Việt Nam và Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
-
Câu 1:
Tìm luận điểm không đúng với nhận thức và chính sách đối ngoại của Đảng cộng sản Việt Nam giai đoạn trước đổi mới?
A. Đánh giá chủ quan về chủ nghĩa xã hội, cho rằng chủ nghĩa xã hội là vô địch
B. Nhìn thế giới như một vũ đài đấu tranh quyết liệt, một mất một còn giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa đế quốc
C. Nhận thức chủ quan, phiến diện về chủ nghĩa tư bản: cho rằng chế độ tư bản “đang trong cơn hấp hối”
D. Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển
-
Câu 2:
Tại sao Đảng lại lựa chọn giải pháp thương lượng với Pháp?
A. Chấm dứt cuộc kháng chiến ở Nam Bộ
B. Buộc quân Tưởng phải rút ngay về nước, tránh được tình trạng cùng một lúc phải đối phó với nhiều kẻ
C. Phối hợp với Pháp tấn công Tưởng.
D. Các nội dung đều đúng
-
Câu 3:
Trong chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954, những hướng tiến công chiến lược của quân và dân ta:
A. Tiến công ở Lai Châu, Trung Lào
B. Tiến công ở Hạ Lào và Đông Campuchia
C. Tiến công ở Tây Nguyên
D. Cả ba phương án trên
-
Câu 4:
Câu nói: “Miền Nam là máu của máu Việt Nam, là thịt của thịt Việt Nam. Sông có thể cạn, núi có thể mòn song chân lý đó không bao giờ thay đổi” là của ai?
A. Hồ Chí Minh
B. Trường Chinh
C. Lê Duẩn
D. Phạm Văn Đồng
-
Câu 5:
Đế quốc Mỹ phải chấp nhận cuộc đàm phán với Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ở Pari vào thời gian nào?
A. Tháng 12 - 1968
B. Tháng 1 - 1969
C. Tháng 3 - 1970
D. Tháng 4 - 1971
-
Câu 6:
Hạn chế nào dưới đây của Luận Cương chính trị 10/1930 trái với tư tưởng đại đoàn kết dân tộc được nêu trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên?
A. Không vạch rõ mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt Nam thuộc địa
B. Không nhấn mạnh nhiệm vụ giải phóng dân tộc mà còn nặng về cách mạng ruộng đất
C. Chưa đánh giá đúng vai trò cách mạng của giai cấp tiểu tư sản, tư sản dân tộc, một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ trong cách mạng giải phóng dân tộc
D. Không đề ra được chiến lược liên minh dân tộc và giai cấp rộng rãi trong cuộc đấu tranh chống đế quốc xâm lược và tay sai
-
Câu 7:
Chính cương Đảng Lao Động Việt Nam tháng 2-1951 đã nêu ra các tính chất của xã hội Việt Nam:
A. Dân chủ nhân dân, một phần thuộc địa và nửa phong kiến
B. Dân chủ và dân tộc
C. Thuộc địa nửa phong kiến
D. Dân tộc và dân chủ mới
-
Câu 8:
Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay có nhiều hình thức sở hữu. Tìm đáp án đúng và đầy đủ nhất?
A. Sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể
B. Sở hữu tư nhân, sở hữu tập thể
C. Sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân
D. Sở hữu toàn dân, sở hữu tư nhân
-
Câu 9:
Một số thành quả tiêu biểu của chiến dịch Việt Bắc Thu Đông 1947?
A. Tiêu diệt 7000 tên địch, phá huỷ hàng trăm xe, đánh chìm 16 ca nô và nhiều phương tiện chiến tranh khác
B. Bảo vệ vững chắc cơ quan đầu não và căn cứ địa kháng chiến
C. Lực lượng vũ trang ta được tôi luyện và trưởng thành
D. Cả 3 phương án trên
-
Câu 10:
Khối liên minh nhân dân 3 nước Việt Nam - Lào và Campuchia được thành lập khi nào?
A. Tháng 2 - 1951
B. Tháng 3 - 1951
C. Tháng 4 - 1951
D. Tháng 5 - 1951
-
Câu 11:
Hai đối tượng của cách mạng Việt Nam được nêu ra tại Chính cương Đảng Lao Động Việt Nam:
A. Đối tượng chính là chủ nghĩa đế quốc xâm lược, cụ thể là thực dân Pháp
B. Đối tượng phụ là phong kiến, cụ thể là phong kiến phản động
C. Cả hai phương án A và B
D. Đế quốc và phong kiến Việt Nam
-
Câu 12:
Trong cao trào kháng Nhật cứu nước, phong trào "Phá kho thóc của Nhật để giải quyết nạn đói" đã diễn ra mạnh mẽ ở đâu?
A. Đồng bằng Nam Bộ
B. Đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ
C. Đồng bằng Bắc Bộ
D. Đồng bằng Trung Bộ
-
Câu 13:
Trong chiến tranh ở Việt Nam, Mỹ đã sử dụng mấy chiến lược chiến tranh?
A. 3 chiến lược
B. 4 chiến lược
C. 2 chiến lược
D. 5 chiến lược
-
Câu 14:
Trên cơ sở nắm bắt những chuyển biến của tình hình, BCH TW đã đề ra chủ trương quân sự trong Đông Xuân 1953 - 1954:
A. Tăng cường chiến tranh du kích ở vùng sau lưng địch nhằm phân tán chủ lực địch
B. Quân chủ lực của ta tập trung tiêu diệt sinh lực địch ở những vùng chiến lược quan trọng mà địch tương đối yếu, tranh thủ tiêu diệt địch ở những hướng địch đánh ra
C. Thực hiện phương châm “tích cực, chủ động, cơ động linh hoạt”
D. Tất cả các phương án trên
-
Câu 15:
Ai đã được cử làm Tư lệnh kiêm Bí thư Đảng uỷ chiến dịch Điện Biên Phủ
A. Hoàng Văn Thái
B. Văn Tiến Dũng
C. Phạm Văn Đồng
D. Võ Nguyên Giáp
-
Câu 16:
Dưới đây là những trích dẫn về Nhà nước chuyên chính vô sản ở Việt nam (giai đoạn 1958-1985). Tìm trích dẫn sai?
A. Nhà nước chuyên chính vô sản ở nước ta được hiểu là nhà nước có sử mệnh lịch sử xóa bỏ giai cấp tư sản, tiêu diệt thành phần tư bản chủ nghĩa, tiêu diệt tư hữu
B. Đại hội IV của Đảng nhận định rằng, muốn đưa sự nghiệp cách mạng tới toàn thắng thì điều kiện tiên quyết là phải thiết lập và không ngừng tăng cường chuyên chính vô sản.
C. Cơ sở kinh tế của Nhà nước chuyên chính vô sản là nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung
D. Cơ sở xã hội của Nhà nước chuyên chính vô sản là một kết cấu xã hội bao gồm giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và giai cấp tiểu tư sản
-
Câu 17:
Nhân dân Nam bộ đứng lên kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược bảo vệ chính quyền cách mạng vào ngày nào?
A. 23-9-1945
B. 23-11-1945
C. 19-12-1946
D. 10-12-1946
-
Câu 18:
Phát hiện luận điểm không thuộc về đường lối đối ngoại trong thời kỳ đổi mới?
A. “Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển”
B. “Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế’
C. “Việt Nam sẵn sàng là bạn, đối tác tin cậy và là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế”
D. “Việt Nam sẵn sàng là bạn, đối tác tin cậy với các nước trong phe xã hội chủ nghĩa”
-
Câu 19:
Hội nghị Hợp nhất thành lập Đảng CSVN (3 - 2 - 1930) thông qua các văn kiện nào sau đây:
A. Chánh cương vắn tắt
B. Sách lược vắn tắt
C. Điều lệ vắn tắt và Chương trình vắn tắt
D. Các nội dung đều đúng
-
Câu 20:
Để phá thế bao vây cô lập, phát triển lực lượng và giành thế chủ động, tháng 6 - 1950, lần đầu tiên TW Đảng đã chủ trương mở chiến dịch tiến công quy mô lớn. Đó là:
A. Chiến dịch Việt Bắc
B. Chiến dịch Tây Bắc
C. Chiến dịch Biên Giới
D. Chiến dịch Thượng Lào
-
Câu 21:
Đại đoàn quân chủ lực đầu tiên của quân đội nhân dân Việt Nam (đại đoàn 308) được thành lập khi nào?
A. Năm 1945
B. Năm 1947
C. Năm 1949
D. Năm 1950
-
Câu 22:
Văn kiện nào của Đảng đặt nhiệm vụ chống đế quốc lên hàng đầu?
A. Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt do Hội nghị thành lập Đảng thông qua
B. Nghị quyết Đại hội lần thứ nhất của Đảng (3 - 1935)
C. Luận cương chính trị tháng 10 - 1930 (Dự án cương lĩnh để thảo luận trong Đảng)
D. Thư của Trung ương gửi cho các cấp đảng bộ (12 - 1930)
-
Câu 23:
Ý nghĩa của chiến thắng Biên Giới Thu - Đông đối với cách mạng Việt Nam:
A. Giáng một đòn nặng nề vào ý chí xâm lược của địch, đập tan tuyến phòng thủ và giải phóng hoàn toàn khu vực biên giới, nối liền Việt Nam với thế giới
B. Đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc về trình độ chiến đấu của quân đội Việt Nam
C. Quân ta đã giành được thế chủ động chiến lược trên chiến trường chính Bắc Bộ, tạo bước chuyển biến lớn của kháng chiến vào giai đoạn mới
D. Tất cả các phương án trên
-
Câu 24:
Lần đầu tiên Ban chấp hành Trung ương Đảng chủ trương thành lập chính quyền nhà nước với hình thức cộng hoà dân chủ tại Hội nghị nào?
A. Hội nghị họp tháng 10 - 1930
B. Hội nghị họp tháng 11 - 1939
C. Hội nghị họp tháng 11 - 1940
D. Hội nghị họp tháng 5 - 1941
-
Câu 25:
Hội nghị văn hoá toàn quốc lần thứ hai diễn ra khi nào?
A. Tháng 6 - 1948
B. Tháng 7 - 1948
C. Tháng 7 - 1949
D. Tháng 8 - 1949
-
Câu 26:
Hình thức hoạt động chủ yếu ở các đô thị trong cao trào kháng Nhật cứu nước là gì?
A. Vũ trang tuyên truyền
B. Diệt ác trừ gian
C. Vũ trang tuyên truyền và diệt ác trừ gian
D. Đấu tranh báo chí và đấu tranh nghị trường
-
Câu 27:
Nhiệm vụ tổng quát của quản lý, phát triển xã hội được Đại hội XII (2016) nêu ra là gì?
A. Phát triển kinh tế, đưa Việt Nam thoát khỏi tình trạng tụt hậu
B. Vì con người, phục vụ con người cá nhân và cộng đồng, đem lại hạnh phúc thực sự cho con người
C. Bảo đảm phát triển xã hội bền vững
D. Bảo vệ môi trường sinh thái
-
Câu 28:
Sau khi ký bản Hiệp định Sơ bộ, ngày 9 - 3 - 1946, Ban thường vụ Trung ương Đảng đã ra
A. Chỉ thị kháng chiến kiến quốc
B. Chỉ thị Hoà để tiến
C. Chỉ thị Toàn quốc kháng chiến
D. Tất cả các phương án trên
-
Câu 29:
Với thế chủ động trên chiến trường, từ cuối 1950 đến đầu 1953 quân ta đã tổ chức nhiều chiến dịch tiêu diệt, tiêu hao sinh lực địch. Đó là:
A. Chiến dịch Trung Du, chiến dịch Đường 18, chiến dịch Hà Nam Ninh
B. Chiến dịch Hoà Bình, chiến dịch Tây Bắc, chiến dịch Thượng Lào
C. Chiến dịch Trung Lào, chiến dịch Tây Nguyên, chiến dịch Điện Biên Phủ
D. Cả hai phương án A và B
-
Câu 30:
Nava đã đưa tổng số binh lực lên Điện Biên Phủ lúc cao nhất là 16.200 quân; bố trí thành 3 phân khu, 49 cứ điểm. Mục đích là nhằm biến Điện Biên Phủ thành:
A. Một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương
B. Một nơi tập trung đông nhất khối quân chủ lực
C. Căn cứ quân sự phòng thủ Đông Dương
D. Tất cả các phương án trên