ADMICRO

420 câu trắc nghiệm Luật hành chính

Chia sẻ 420 câu hỏi trắc nghiệm Luật Hành chính (có đáp án) dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Luật có thêm tư liệu học tập, ôn tập chuẩn bị cho kì thi kết thúc học phần sắp diễn ra. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức về điều chỉnh quan hệ xã hội mang tính chất chấp hành và điều hành phát sinh trong lĩnh vực tổ chức và hoạt động hành chính nhà nước.... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!

420 câu
1607 lượt thi

Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)

Chọn phần

  • Câu 1:

    Mọi trường hợp nộp phạt tại chỗ là xử phạt theo thủ tục đơn giản.


    A. Đúng


    B. Sai


  • ADSENSE / 1
  • Câu 2:

    Không cưỡng chế hành chính đối với người dưới 14 tuổi.


    A. Đúng


    B. Sai


  • Câu 3:

    Phải ra quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày lập biên bản trong mọi trường hợp.


    A. Đúng


    B. Sai


  • Câu 4:

    Phải cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt ngay khi trao quyết định xử phạt.


    A. Đúng


    B. Sai


  • ZUNIA12
  • Câu 5:

    Một vi phạm đồng thời có thể xử lý hành chính và xử lý hình sự.


    A. Đúng


    B. Sai


  • Câu 6:

    Quyết định hành chính chỉ là những quyết định quy phạm.


    A. Đúng


    B. Sai


  • ADMICRO
  • Câu 7:

    Chỉ có cơ quan Nhà nước, cán bộ, công chức có thẩm quyền mới là chủ thể của thủ tục hành chính.


    A. Đúng


    B. Sai


  • Câu 8:

    Bồi thường bồi hoàn là 2 hình thức thực hiện trách nhiệm vật chất giống nhau của cán bộ, công chức.


    A. Đúng


    B. Sai


  • Câu 9:

    Trách nhiệm vật chất chỉ phát sinh khi công chức gây thiết hại cho cơ quan tổ chức mình đang công tác.


    A. Đúng


    B. Sai


  • Câu 10:

    Trách nhiệm vật chất là loại trách nhiệm pháp lý độc lập của cán bộ, công chức.


    A. Đúng


    B. Sai


  • Câu 11:

    Thế nào là tố tụng hành chính?


    A. Là thủ tục khởi kiện và xét xử các vụ án hành chính. 


    B. Là các quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính. 


    C. Là trình tự xem xét các vụ kiện của công dân đối với các quyết định hành chính. 


    D. Là thủ tục xem xét các hành vi hành chính khi có khiếu kiện về các hành vi đó. 


  • Câu 12:

    Những nguyên tắc đặc thù của tố tụng hành chính?


    A. Việc cung cấp chứng cứ là nghĩa vụ của các đương sự. Toà án không tiến hành hoà giải đối với cac vụ án hành chính. Bảo đảm hiệu lực của văn bản pháp luật có giá trị pháp lý cao nhất. 


    B. Chỉ có thể khởi kiện vụ án hành chính tại toà án sau khi đã được cơ quan Nhà nước, người đã ra quyết định hành chính giải quyết. Toà án không tiến hành hoà giải đối với các vụ án hành chính. Bảo đảm hiệu lực của văn bản pháp luật có giá trị pháp lý cao nhất. 


    C. Chỉ có thể khởi kiện vụ án hành chính tại toà án sau khi đã được cơ quan Nhà nước, người đã ra quyết định hành chính giải quyết. Việc cung cấp chứng cứ là nghĩa vụ của các đương sự. Bảo đảm hiệu lực của văn bản pháp luật có giá trị pháp lý cao nhất.


    D. Chỉ có thể khởi kiện vụ án hành chính tại toà án sau khi đã được cơ quan Nhà nước, người đã ra quyết định hành chính giải quyết. Việc cung cấp chứng cứ là nghĩa vụ của các đương sự. Toà án không tiến hành hoà giải đối với các vụ án hành chính. Bảo đảm hiệu lực của văn bản pháp luật có giá trị pháp lý cao nhất.


  • Câu 13:

    Những quyết định hành chính nào có thể khiếu kiện trước toà án?


    A. Quyết định bằng văn bản của văn phòng Chủ tịch nước, văn phòng quốc hội, cơ quan Nhà nước địa phương. Quyết định bằng văn bản của các toà án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân các cấp. Các quyết định nói trên là những quyết định được áp dụng một lần về vấn đề cụ thể với một đối tượng nhất định.


    B. Quyết định bằng văn bản của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ. Quyết định bằng văn bản của văn phòng Chủ tịch nước, văn phòng quốc hội, cơ quan Nhà nước địa phương. Quyết định bằng văn bản của các toà án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân các cấp. Các quyết định nói trên là những quyết định được áp dụng một lần về vấn đề cụ thể với một đối  tượng nhất định.


    C. Quyết định bằng văn bản của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ. Quyết định bằng văn bản của văn phòng Chủ tịch nước, văn phòng quốc hội, cơ quan Nhà nước địa phương. Các quyết định nói trên là những quyết định được áp dụng một lần về vấn đề cụ thể với một đối tượng nhất định.


    D. Quyết định bằng văn bản của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ. Quyết định bằng văn bản của văn phòng Chủ tịch nước, văn phòng quốc hội, cơ quan Nhà nước địa phương. Quyết định bằng văn bản của các toà án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân các cấp. Các quyết định nói trên là những quyết định được áp dụng một lần về vấn đề cụ thể với một đối  tượng nhất định. 


  • Câu 14:

    Những hành vi chính đáng nào có thể bị khiếu kiện trước toà?


    A. Hành vi của những người làm các công việc tự nguyện cho xã hội (chăm sóc trẻ mồ côi, người tàn tật). 


    B. Hành vi của những người nước ngoài khi vi phạm trẩt tự công cộng. 


    C. Là hành vi thực hiện, hoặc không thực hiện công vụ của cán bộ, viên chức Nhà nước. 


    D. Là hành vi của những người không phải là cán bộ, viên chức Nhà nước.


  • Câu 15:

    Bên bị kiện về vụ án hành chính là những cá nhân, tổ chức nào?


    A. Cơ quan Nhà nước.


    B. Thủ trưởng, các cán bộ, viên chức Nhà nước đã ra quyết định hành chính hoặc có hành vi hành chính trái pháp luật. 


    C. Cơ quan Nhà nước, Thủ trưởng, các cán bộ, viên chức Nhà nước đã ra quyết định hành chính hoặc có hành vi hành chính trái pháp luật. 


    D. Cơ quan Nhà nước, Thủ trưởng, các cán bộ, viên chức Nhà nước đã ra quyết định hành chính hoặc có hành vi hành chính trái pháp luật. Thẩm phán toà án nhân dân đã ra bản sai.


  • Câu 16:

    Trình bày khái niệm luật tố tụng?


    A. Là hệ thống các nguyên tắc và quy phạm pháp luật do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội khi giải quyết các tranh chấp kinh tế, dân sự, lao động, hành chính và các vụ án hình sự. 


    B. Là các nguyên tắc và quy định do Nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội khi giải quyết các tranh chấp kinh tế, dân sự, lao động hành chính và các vụ án hình sự. 


    C. Là thủ tục khởi tố, khởi kiện, điều tra truy tố và xét xử các vụ án hình sự, dân sự, kinh tế, hành chính, lao động. 


    D. Là các quy phạm pháp luật quy định về thẩm quyền, trình tự điều tra, truy tố, xét xử và thi hành các loại án hình sự, dân sự, hành chính, kinh tế. 


  • Câu 17:

    Những nguyên tắc chung trong hoạt động tố tụng?


    A. Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật. Tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân. Tôn trọng sự thật khách quan. 


    B. Mọi công dân đều bình đẳng trong xét xử. Bảo đảm quyền tự do thân thể của công dân. Khách quan, toàn diện, đầy đủ trong xét xử. 


    C. Bảo đảm quyền dân chủ của công dân. Bảo đảm khách quan trong tố tụng. Bảo đảm trách nhiệm qua lại giữa Nhà nước và công dân.


    D. Xét xử công bằng và nghiêm minh. Bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Bảo đảm quyền và tự do của công dân.


  • Câu 18:

    Những nguyên tắc riêng trong hoạt động tố tụng?


    A. Khi xét xử, thẩm phán và hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Nguyên tắc 2 cấp xét xử. Xét xử công khai. Bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo, quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đương sự. Toà án xét xử tập thể và quyết định theo đa số. Việc xét xử tại toà án có hội thẩm nhân dân tham gia, khi xét xử, hội thẩm nhân dân ngang quyền với thẩm phán. Nguyên tắc suy đoán vô tội.


    B. Khi xét xử, thẩm phán và hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Nguyên tắc 2 cấp xét xử. Xét xử công khai. Bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo, quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đương sự. Toà án xét xử tập thể và quyết định theo đa số. Việc xét xử tại toà án có hội thẩm nhân dân tham gia, khi xét xử, hội thẩm nhân dân ngang quyền với thẩm phán. Nguyên tắc suy đoán. 


    C. Khi xét xử, thẩm phán và hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Nguyên tắc 2 cấp xét xử. Xét xử công khai. Bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo, quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đương sự. Toà án xét xử tập thể và quyết định theo đa số. Việc xét xử tại toà án có hội thẩm nhân dân tham gia, khi xét xử, hội thẩm nhân dân ngang quyền với thẩm phán. Nguyên tắc công minh đúng pháp luật. 


    D. Khi xét xử, thẩm phán và chánh án độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Nguyên tắc 2 cấp xét xử. Xét xử công khai. Bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo, quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đương sự. Toà án xét xử tập thể và quyết định theo đa số. Việc xét xử có đại diện nhân dân tham gia Nguyên tắc công minh, đúng pháp luật.


  • Câu 19:

    Trình bày nội dung nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật?


    A. Mọi công dân kể nam, nữ, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, địa vị và thành phần xã hội đều bình đẳng trước pháp luật và trước toà án, không ai có đặc quyền, đặc lợi. Các bên đương sự trong các vụ án dân sự, kinh tế,lao động, hành chính bình đẳng trong việc khởi kiện, xuất trình chứng cứ, tranh luận tại phiên toà. Mọi người phạm tội đều bị xử lý theo pháp luật cho dù họ là ai.


    B. Mọi công dân kể nam, nữ, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, địa vị và thành phần xã hội đều bình đẳng trước pháp luật và trước toà án, không ai có đặc quyền, đặc lợi. Các bên đương sự trong các vụ án dân sự, kinh tế,lao động, hành chính bình đẳng trong việc khởi kiện, xuất trình chứng cứ, tranh luận tại phiên toà. 


    C. Các bên đương sự trong các vụ án dân sự, kinh tế,lao động, hành chính bình đẳng trong việc khởi kiện, xuất trình chứng cứ, tranh luận tại phiên toà. Mọi người phạm tội đều bị xử lý theo pháp luật cho dù họ là ai. 


    D. Mọi công dân kể nam, nữ, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, địa vị và thành phần xã hội đều bình đẳng trước pháp luật và trước toà án, không ai có đặc quyền, đặc lợi. Các bên đương sự trong các vụ án dân sự, kinh tế,lao động, hành chính bình đẳng trong việc khởi kiện, xuất trình chứng cứ, tranh luận tại phiên toà. Mọi người phạm tội đều bị xử lý theo pháp luật cho dù họ là ai. Bị cáo, các đương sự bình đẳng với Viện kiểm sát và Toà án. 


  • Câu 20:

    Trình bày nội dung nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân trong luật tố tụng.


    A. Bảo đảm các quyền cơ bản của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp năm 1992 như quyền tự do thân thể, quyền lao động, quyền tự do kinh doanh, quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp…Các quyền nói trên được bảo đảm bằng các chế tài nghiêm khắc đối với các hành vi vi phạm các quyền cơ bản nói trên (bức cung, dùng nhục hình, làm sai lệch hồ sơ vụ án). Các  quyền nói trên được Nhà nước bảo đảm bằng bộ máy cưỡng chế.


    B. Các quyền nói trên được bảo đảm bằng các chế tài nghiêm khắc đối với các hành vi vi phạm các quyền cơ bản nói trên (bức cung, dùng nhục hình, làm sai lệch hồ sơ vụ án). Các quyền nói trên được Nhà nước bảo đảm bằng bộ máy cưỡng chế. Các tổ chức xã hội bảo đảm cho công dân thực hiện các quyền cơ bản của họ.


    C. Bảo đảm các quyền cơ bản của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp năm 1992 như quyền tự do thân thể, quyền lao động, quyền tự do kinh doanh, quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp…Các quyền nói trên được bảo đảm bằng các chế tài nghiêm khắc đối với các hành vi vi phạm các quyền cơ bản nói trên (bức cung, dùng nhục hình, làm sai lệch hồ sơ vụ án).


    D. Bảo đảm các quyền cơ bản của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp năm 1992 như quyền tự do thân thể, quyền lao động, quyền tự do kinh doanh, quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp… Các quyền nói trên được Nhà nước bảo đảm bằng bộ máy cưỡng chế. Các tổ chức xã hội bảo đảm cho công dân thực hiện các quyền cơ bản của họ.


  • Câu 21:

    Đặc điểm nào sau đây giúp phân biệt quy phạm pháp luật hành chính với những quy phạm pháp luật khác:


    A. Chủ yếu do các cơ quan hành chính nhà nước ban hành


    B. Có tính bắt buộc chung, được nhà nước đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước


    C. Được áp dụng nhiều lần, hiệu lực của quy phạm không bị chấm dứt khi đã bị áp dụng


    D. Là tiêu chuẩn để xác định tính giới hạn và đánh giá hành vi của con người về tính hợp pháp


  • Câu 22:

    Đâu là sự kiện pháp lý hành chính:


    A. Hành vi khiếu nại


    B. Hành vi kí kết hợp đồng mua bán


    C. Hành vi trộm cắp tài sản


    D. Hành vi buôn bán động vật quý hiếm


  • Câu 23:

    Đặc điểm nào sau đây KHÔNG phải là đặc điểm của một quan hệ pháp luật hành chính:


    A. Một bên tham gia quan hệ pháp luật hành chính phải được sử dụng quyền nhà nước.


    B. Trách nhiệm của bên vi phạm là đối với Nhà nước.


    C. Đặc thù bởi quan hệ chấp hành và điều hành, chủ yếu là tính bình đẳng.


    D. Phần lớn các tranh chấp phát sinh được giải quyết theo thủ tục hành chính.


  • Câu 24:

    Quan hệ nào sau đây là quan hệ pháp luật hành chính:


    A. Quan hệ giữa luật sư bào chữa với thân chủ của mình


    B. Quan hệ giữa Bộ tài chính với Bộ tư pháp trong việc kiểm tra việc sử dụng ngân sách nhà nước của Bộ tư pháp


    C. Quan hệ mua bán nhà đất giữa Chủ tịch UBND tỉnh A với công dân B


    D. Quan hệ giữa người lao động A và công ty B


  • Câu 25:

    Năng lực chủ thể của cá nhân được biểu hiện thông qua:


    A. Độ tuổi: đủ 18 tuổi.


    B. Tình trạng sức khỏe: không bị mắc các bệnh tâm thần.


    C. Tổng thể năng lực pháp luật hành chính và năng lực hành vi hành chính.


    D. Trình độ hiểu biết và khả năng tài chính.


  • Câu 26:

    Cơ sở làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật hành chính:


    A. Quy phạm pháp luật hành chính


    B. Sự kiên pháp lý


    C. Năng lực chủ thể của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan


    D. Cả A, B và C


  • Câu 27:

    Quy phạm: “Người tố cáo có quyền tố cáo tiếp khi có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền không đúng pháp luật hoặc quá thời hạn quy định mà tố cáo chưa được giải quyết” được thực hiện theo hình thức nào:


    A. Sử dụng QPPLHC


    B. Tuân thủ QPPLHC


    C. Chấp hành QPPLHC


    D. Áp dụng QPPLHC


  • Câu 28:

    Việc phân biệt hai ngành luật: luật hành chính và luật dân sự chủ yếu dựa vào:


    A. Khái niệm


    B. Đối tượng điều chỉnh


    C. Phương pháp điều chỉnh


    D. Phạm vi điều chỉnh


  • Câu 29:

    Quy phạm pháp luật: “Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ” thuộc loại nào sau đây:


    A. Quy phạm bắt buộc


    B. Quy phạm trao quyền


    C. Quy phạm cấm


    D. Quy phạm cho phép


  • Câu 30:

    Chủ thể quản lý hành chính Nhà nước là:


    A. Bao gồm cơ quan nhà nước, các cán bộ nhà nước có thẩm quyền và các tổ chức, cá nhân được trao quyền quản lý hành chính nhà nước.


    B. Chỉ bao gồm cơ quan hành chính nhà nước, tổ chức được trao quyền quản lý hành chính nhà nước.


    C. Chỉ là cán bộ, công chức nhà nước được trao quyền quản lý hành chính nhà nước.


    D. Công dân Việt Nam.


ZUNIA9
AANETWORK