420 câu trắc nghiệm Luật hành chính
Chia sẻ 420 câu hỏi trắc nghiệm Luật Hành chính (có đáp án) dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Luật có thêm tư liệu học tập, ôn tập chuẩn bị cho kì thi kết thúc học phần sắp diễn ra. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức về điều chỉnh quan hệ xã hội mang tính chất chấp hành và điều hành phát sinh trong lĩnh vực tổ chức và hoạt động hành chính nhà nước.... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
-
Câu 1:
Tranh chấp hành chính luôn được giải quyết theo thủ tục hành chính.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 2:
Nhân dân chỉ có thể tham gia quản lý hành chính Nhà nước bằng cách gián tiếp bầu ra người đại diện cho mình để họ quản lý Nhà nước.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 3:
Các bên tham gia quan hệ quản lý:
A. Không thể là mối quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước với tổ chức xã hội.
B. Nhất thiết phải đều là cơ quan hành chính nhà nước.
C. Có thể một bên hoặc tất cả các bên đều có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật hành chính.
D. Không thể là các bên bất bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
-
Câu 4:
Tất cả các văn bản pháp luật đều là nguồn của luật hành chính.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 5:
Theo luật hành chính Việt Nam, quyết định hành chính có những đặc điểm cơ bản gì?
A. Mục đích, nội dung phong phú, tùy thuộc vào lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước,hình thức văn bản khác nhau tùy thuộc vào chủ thể ban hành.
B. Tác động ngay đến tất cả các bộ phạn cấu thành cơ chế điều chỉnh pháp luật, tính dưới luật, nhằm thi hành luật, do nhiều chủ thể trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung, thẩm quyền chuyên ngành ban hành.
C. Tính quyền lực nhà nước, nhiều văn bản khác nhau, do cơ quan nhà nước đơn phương ban hành vì lợi ích chung, nội dung tuân theo pháp luật,văn bản có hiệu lực cao hơn, mọi quyết định hành chính phải được thi hành, tính mệnh lệnh rất cao.
D. Tất cả các đặc điểm cơ bản được nêu tại phương án A, B và C ở trên.
-
Câu 6:
Thời hạn thi hành biện pháp khắc phục hậu quả là bao lâu?
A. 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định XPVPHC
B. Theo thời hạn ghi trong quyết định XPVPHC
C. Theo thời hạn ghi trong quyết định XPVPHC hoặc Quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả
D. 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định XPVPHC hoặc theo thời hạn ghi trong quyết định XPVPHC
-
Câu 7:
Tổ chức xã hội ban hành điều lệ quy định quyền và nghĩa vụ pháp lý của tổ chức mình.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 8:
Bên vi phạm trong quan hệ pháp luật hành chính vừa phải chịu trách nhiệm pháp lý trước nhà nước vừa phải chịu trách nhiệm pháp lý trước bên chủ thể còn lại.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 9:
Kiểm tra, giám sát của tể chức xã hội đối với việc thực hiện pháp luật luôn mang tính quyền lực nhà nước.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 10:
Cá nhân khi đạt đến độ tuổi nhất định theo quy định của pháp luật Luật Hành chính thỉ có năng lực chủ thể quan hệ pháp luật hành chính.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 11:
Những nguyên tắc riêng trong hoạt động tố tụng?
A. Khi xét xử, thẩm phán và hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Nguyên tắc 2 cấp xét xử. Xét xử công khai. Bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo, quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đương sự. Toà án xét xử tập thể và quyết định theo đa số. Việc xét xử tại toà án có hội thẩm nhân dân tham gia, khi xét xử, hội thẩm nhân dân ngang quyền với thẩm phán. Nguyên tắc suy đoán vô tội.
B. Khi xét xử, thẩm phán và hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Nguyên tắc 2 cấp xét xử. Xét xử công khai. Bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo, quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đương sự. Toà án xét xử tập thể và quyết định theo đa số. Việc xét xử tại toà án có hội thẩm nhân dân tham gia, khi xét xử, hội thẩm nhân dân ngang quyền với thẩm phán. Nguyên tắc suy đoán.
C. Khi xét xử, thẩm phán và hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Nguyên tắc 2 cấp xét xử. Xét xử công khai. Bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo, quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đương sự. Toà án xét xử tập thể và quyết định theo đa số. Việc xét xử tại toà án có hội thẩm nhân dân tham gia, khi xét xử, hội thẩm nhân dân ngang quyền với thẩm phán. Nguyên tắc công minh đúng pháp luật.
D. Khi xét xử, thẩm phán và chánh án độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Nguyên tắc 2 cấp xét xử. Xét xử công khai. Bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo, quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đương sự. Toà án xét xử tập thể và quyết định theo đa số. Việc xét xử có đại diện nhân dân tham gia Nguyên tắc công minh, đúng pháp luật.
-
Câu 12:
Trường hợp người tố cáo trình bày trực tiếp thì trách nhiệm của người tiếp nhận tố cáo là:
A. Ghi âm lời tố cáo
B. Ghi lại nội dung tố cáo bằng văn bản và yêu cầu người tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản
C. Hướng dẫn người tố cáo viết đơn tố cáo
D. Cả B và C
-
Câu 13:
Khi có quan hệ pháp luật hoàn chỉnh đồng bộ thì sẽ có pháp chế xã hội chủ nghĩa.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 14:
Việc lập biên bản là bắt buộc đối với hành vi vi phạm hành chính, là cơ sở để chủ thể có thẩm quyền xem xét ra quyết định xử phạt.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 15:
Tất cả các quyết định hành chính đều phải được đăng công báo.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 16:
Theo pháp luật nước ta, quan hệ pháp luật hành chính có thể phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt trên những cơ sở nào?
A. Sự kiện pháp lý liên quan trực tiếp đến hoạt động quản lý hành chính nhà nước, quyền năng chủ thể luật hành chính cảu cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan.
B. Quy phạm pháp luật hành chính, quyền năng chủ thể luật hành chính của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan trực tiếp đến quản lý hành chính nhà nước.
C. Quy phạm pháp luật hành chính, sự kiện pháp lý hành chính, quyền năng chủ thể luật hành chính của cơ quan hành chính liên quan.
D. Quy phạm pháp luật hành chính, sự kiện pháp lý hành chính, quyền năng chủ thể luật hành chính của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan.
-
Câu 17:
Trong thời gian tập sự, người tập sự có trình độ tiến sĩ phù hợp với yêu cầu tuyển dụng thì được hưởng:
A. 75% mức lương bậc 2 của ngạch tuyển dụng.
B. 85 % mức lương bậc 2 của ngạch tuyển dụng.
C. 85% mức lương bậc 3 của ngạch tuyển dụng.
D. 100% mức lương bậc 1 của ngạch tuyển dụng.
-
Câu 18:
Tổng cục, cục thuộc bộ là cơ quan hành chính giúp bộ thực hiện hoạt động quản lý ngành, lĩnh vực.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 19:
Khi xử phạt hành chính người có thẩm quyền xử phạt không cần xem xét đến dấu hiệu thiệt hại xảy ra trên thực tế.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 20:
Quyết định hành chính là quyết định pháp luật.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 21:
Không cưỡng chế hành chính đối với người dưới 14 tuổi.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 22:
Có bao nhiêu biện pháp bảo vệ người tố cáo:
A. 02
B. 03
C. 04
D. 05
-
Câu 23:
Nghị quyết của Đảng là nguồn của Luật Hành chính.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 24:
Cơ quan nào sau đây là cơ quan hành chính nhà nước:
A. Bộ chính trị
B. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
C. Bộ ngoại giao
D. Ủy ban dân tộc.
-
Câu 25:
Nguyên tắc quản lý nhà nước pháp chế đòi hỏi tiền đề:
A. Có hệ thống pháp luật đồ sộ.
B. Có hệ thống pháp luật ngắn gọn.
C. Có hệ thống pháp luật có tính thực thi cao.
D. Có hệ thống pháp luật hoàn chỉnh.
-
Câu 26:
Việc áp dụng các hình thức xử phạt vi phạm hành chính đều phải bằng văn bản.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 27:
Bên bị kiện về vụ án hành chính là những cá nhân, tổ chức nào?
A. Cơ quan Nhà nước.
B. Thủ trưởng, các cán bộ, viên chức Nhà nước đã ra quyết định hành chính hoặc có hành vi hành chính trái pháp luật.
C. Cơ quan Nhà nước, Thủ trưởng, các cán bộ, viên chức Nhà nước đã ra quyết định hành chính hoặc có hành vi hành chính trái pháp luật.
D. Cơ quan Nhà nước, Thủ trưởng, các cán bộ, viên chức Nhà nước đã ra quyết định hành chính hoặc có hành vi hành chính trái pháp luật. Thẩm phán toà án nhân dân đã ra bản sai.
-
Câu 28:
Cưỡng chế hành chính có thể áp dụng đối với cá nhân, tổ chức không thực hiện hành vi vi phạm hành chính.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 29:
Theo luật hành chính Việt Nam, quản lý hành chính nhà nước ở Việt Nam được xây dựng trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản nào?
A. Các nguyên tắc chính trị - xã hội, đặc biệt là nguyên tắc Đảng lãnh đạo trong quản lý hành chính nhà nước và các nguyên tắc tổ chức – kỹ thuật đặc thù trong quản lý hành chính nhà nước.
B. Các nguyên tắc chính trị - xã hội, đặc biệt là nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa và các nguyên tắc tổ chức đặc thù trong quản lý hành chính nhà nước.
C. Các nguyên tắc chính trị, đặc biệt là nguyên tắc Đảng lãnh đạo trong quản lý hành chính nhà nước và các nguyên tắc kỹ thuật đặc thù trong quản lý hành chính nhà nước.
D. Các nguyên tắc chính trị, đặc biệt là nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa và các nguyên tắc tổ chức đặc thù trong quản lý hành chính nhà nước.
-
Câu 30:
Công chức được phân loại như thế nào theo ngạch bổ nghiệm:
A. Ba loại : A, B, C.
B. Ba loại : I, II, III.
C. Bốn loại : A, B, C, D.
D. Bốn loại: I, II, III, IV.