ADMICRO

700 câu trắc nghiệm Luật Kinh tế

tracnghiem.net chia sẻ đến bạn bộ 700 câu trắc nghiệm Luật Kinh tế (có đáp án) dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Luật tham khảo chuẩn bị cho kì thi sắp diễn ra, đồng thời đây cũng là tư liệu hữu ích giúp bạn tìm hiểu sâu hơn về pháp luật kinh tế, hệ thống các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ kinh tế phát sinh cũng như việc duy trì và giải quyết các tranh chấp trong kinh doanh, thương mại và đảm bảo quy trình hoạt động của các doanh nghiệp trong quá trình trao đổi, giao thương cả trong nước và quốc tế. Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!

699 câu
420 lượt thi

Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)

Chọn phần

  • Câu 1:

    Có mấy loại tranh chấp về hợp đồng mua bán ngoại thương?


    A. Tranh chấp về năng lực pháp lý của chủ thể tham gia ký kết hợp đồng, tranh chấp về nội dung của hợp đồng, tranh chấp đối tượng của hợp đồng


    B. Tranh chấp về năng lực pháp lý của chủ thể tham gia ký kết hợp đồng, tranh chấp về nội dung của hợp đồng, tranh chấp đối tượng của hợp đồng, tranh chấp về giá cả, thời hạn giao hàng


    C. Tranh chấp về năng lực pháp lý của chủ thể tham gia ký kết hợp đồng, tranh chấp về nội dung của hợp đồng, tranh chấp liên quan đến vi phạm nguyên tắc ký kết, tranh chấp về việc vi phạm hình thức hợp đồng


    D. Tranh chấp về năng lực pháp lý của chủ thể tham gia ký kết hợp đồng, tranh chấp về nội dung của hợp đồng, tranh chấp đối tượng của hợp đồng, tranh chấp về giá cả, thời hạn giao hàng, tranh chấp về hình thức giao kết hợp đồng


  • ADSENSE / 1
  • Câu 2:

    Trình bày cơ sở pháp lý giải quyết tranh chấp về hợp đồng mua bán ngoại thương:


    A. Xác định tính hiệu lực của hợp đồng, xác định chứng cứ để giải quyết, xác định hệ thống pháp luật cần được áp dụng để giải quyết, xác định cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp


    B. Xác định hợp đồng còn tồn tại hay không, xác định chứng cứ để giải quyết, xác định hệ thống pháp luật cần được áp dụng để giải quyết, xác định cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp


    C. Xác định hợp đồng còn tồn tại hay không, xác định chứng cứ để giải quyết, xác định hệ thống pháp luật cần được áp dụng để giải quyết, xác định cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp, lựa chọn trọng tài


    D. Xác định hợp đồng còn tồn tại hay không, xác định chứng cứ để giải quyết, xác định hệ thống pháp luật cần được áp dụng để giải quyeets, xác định cơ quancó thẩm quyền giải quyết tranh chấp, lựa chọn trọng tài và lựa chọn toà án để giải quyết


  • Câu 3:

    Chứng từ trong giải quyết tranh chấp về hợp đồng mua bán ngoại thương là:


    A. Những chứng từ làm căn cứ để giải quyết vụ việc tranh chấp


    B. Những chứng từ làm căn cứ để giải quyết vụ việc tranh chấp như hoá đơn thương mại, chứng từ vận tải, giấy kiểm nghiệm động thực vật


    C. Tất cả những gì tồn tại khách quan có nghĩa chứng minh sự thật của vụ tranh chấp, chứng từ vận tải, giấy kiểm nghiệm động thực vật


    D. Tất cả những gì tồn tại khách quan và chủ quan có ý nghĩa chứng minh sự thật của vụ tranh chấp, chứng cứ có thể là vật chứng và nhân chứng


  • Câu 4:

    Vật chứng trong việc giải quyết tranh chấp trong hợp đồng mua bán ngoại thương thể hiện dưới những hình thức nào?


    A. Vật chứng thường tồn tại dưới nhiều dạng như chứng từ liên quan trực tiếp đến hợp đồng như chứng từ giao hàng, chứng từ vận tải và các loại chứng từ khác như tài liệu giao dịch, công văn, điện tín


    B. Vật chứng trong giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán ngoại thương gồm: hợp đồng mua bán ngoại thương, chứng từ có liên quan trực tiếp đến hợp đồng các chứng từ khác


    C. Vật chứng trong giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán ngoại thương gồm hợp đồng mua bán ngoại thương, chứng từ có liên quan trực tiếp, gián tiếp đến hợp đồng các chứng từ khác


    D. Vật chứng trong giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán ngoại thương gồm: hợp đồng mua bán ngoại thương, chứng từ có liên quan trực tiếp đến hợp đồng như chứng từ giao hàng, chứng từ vận tải và chứng từ khác như tài liệu giao dịch, điện báo nhận hàng


  • ZUNIA12
  • Câu 5:

    Trình bày các hình thức giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán ngoại thương:


    A. Khiếu kiện, khiếu nại, trọng tài, toà án


    B. Khiếu nại (hoà giải, thương lượng) trọng tài, toà án


    C. Trước hết thương lượng, rồi hoà giải, nếu không đạt kết quả mới sử dụng đến hình thức trọng tài hoặc toà án


    D. Song song với biện pháp khiếu nại, bên bị vi phạm có quyền khiếu nại vụ việc ra Toà án hoặc Trọng tài


  • Câu 6:

    Tác dụng về mặt pháp lý của việc khiếu nại trong giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán ngoại thương


    A. Khiếu nại trong thời hạn luật định sẽ bảo đảm quyền lợi cho bên bị vi phạm. Khiếu nại là cơ sở, là bước bắt buộc cho việc đi kiện trước Toà án và Trọng tài


    B. Khiếu nại trong thời hạn luật định sẽ bảo đảm quyền lợi cho bên bị vi phạm. Khiếu nại là cơ sở, là bước bắt buộc nếu khiếu nại không đạt kết quả cho việc đi kiện trước Toà án và Trọng tài


    C. Khiếu nại trong thời hạn luật định sẽ bảo đảm quyền lợi cho bên bị vi phạm. Khiếu nại là cơ sở, là bước bắt buộc (nếu khiếu nại không đạt kết quả) trước khi đi kiện trước Toà án và Trọng tài


    D. Khiếu nại trong hạn do hai bên thoả thuận sẽ bảo đảm quyền lợi cho bên bị vi phạm. Khiếu nại là cơ sở, là bước bắt buộc cho việc đi kiện trước Toà án và Trọng tài


  • ADMICRO
  • Câu 7:

    Tác dụng về mặt xã hội của việc thương lượng, hoà giải trong giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán ngoại thương:


    A. Tạo ra mối quan hệ tốt đẹp giữa hai bên, duy trì mối quan hệ làm ăn lâu dài


    B. Tạo ra mối quan hệ tốt đẹp giữa hai bên, duy trì mối quan hệ làm ăn lâu dài, thương lượng, hoà giải đạt kết quả là cách tốt nhất


    C. Tạo ra mối quan hệ tốt đẹp giữa hai bên, duy trì mối quan hệ làm ăn lâu dài, thương lượng, hoà giải đạt kết quả là cách tốt nhất vừa hợp tình, hợp lý


    D. Hai bên trực tiếp gặp nhau hoặc thông qua một người thứ ba để thương lượng, hoà giải là cách giải quyết tranh chấp tốt nhất, vừa hợp tình hợp lý, có ý nghĩa cho hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai, duy trì được mối quan hệ làm ăn lâu dài


  • Câu 8:

    Cơ sở pháp lý của việc thương lượng, hoà giải về tranh chấp hợp đồng mua bán ngoại thương gồm những điểm nào?


    A. Xác định rõ đối tượng khiếu nại là ai, xác định thời hiệu, thời hạn còn hay hết, sau đó lập hồ sơ khiếu nại. Thư khiếu nại, thư dự kháng, vận đơn, luật áp dụng cho hợp đồng


    B. Xác định rõ đối tượng khiếu nại là ai, xác định thời hiệu, thời hạn còn hay hết, sau đó lập hồ sơ khiếu nại. Thư khiếu nại, thư dự kháng, vận đơn, luật áp dụng cho hợp đồng và các loại giấy tờ khác liên quan đến tranh chấp


    C. Xác định rõ đối tượng khiếu nại là ai bên mua, bên bán, bên bảo hiểm, xác định thời hiệu, thời hạn còn hay hết, sau đó lập hồ sơ khiếu nại. Thư khiếu nại, thư dự kháng, vận đơn, luật áp dụng cho hợp đồng và các loại giấy tờ khác liên quan đến tranh chấp


    D. Xác định rõ đối tượng khiếu nại là ai bên mua, bên bán, bên bảo hiểm, xác định thời hạn còn hay hết, sau đó lập hồ sơ khiếu nại. Thư khiếu nại, thư dự kháng, vận đơn, luật áp dụng cho hợp đồng và các loại giấy tờ khác liên quan đến tranh chấp


  • Câu 9:

    Thời hạn khiếu nại trong việc giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán ngoại thương là thời hạn mà:


    A. Bên có quyền lợi bị vi phạm có quyền khiếu nại đối với bên vi phạm. Quá thời hạn nếu không khiếu nại, bên có quyền lợi bị vi phạm mất quyền khởi kiện tại Trọng tài


    B. Bên có quyền lợi bị vi phạm có quyền khiếu nại đối với bên vi phạm. Thời hạn khiếu nại do các bên thoả thuận hoặc theo qui định của pháp luật. Quá thời hạn khiếu nại, bên có quyền lợi bị vi phạm mất quyền khởi kiện tại Trọng tài, Toà án có thẩm quyền


    C. Bên có quyền lợi bị vi phạm có quyền khiếu nại đối với bên vi phạm. Quá thời hạn khiếu nại, bên có quyền lợi bị vi phạm có quyền khởi kiện tại Toà án có thẩm quyền


    D. Bên có quyền lợi bị vi phạm có quyền khiếu nại đối với bên vi phạm. Quá thời hạn khiếu nại, bên có quyền lợi bị vi phạm có quyền khởi kiện tại Trọng tài, Toà án có thẩm quyền


  • Câu 10:

    Thế nào là thời hiệu tố tụng trong việc giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán ngoại thương?


    A. Thời hiệu tố tụng là thời hạn do các bên thoả thuận, hết thời hạn đó các bên không có quyền khởi kiện ra Toà án và Trọng tài


    B. Thời hiệu tố tụng là thời hạn do các bên thoả thuận hoặc do pháp luật quy định, hết thời hạn đó các bên không có quyền khởi kiện ra Toà án và Trọng tài


    C. Thời hiệu tố tụng do pháp luật quy định, các bên không thể thoả thuận. Thời hiệu tố tụng áp dụng cho tất cả các hành vi thương mại là hai năm, kể từ khi phát sinh quyền khiếu nại, hết thời hiệu đó các bên không có quyền khiếu kiện


    D. Thời hiêụ tố tụng do pháp luật quy định, các bên có thể thoả thuận. Thời hiệu tố tụng áp dụng cho tất cả các hành vi thương mại là hai năm, kể từ khi phát sinh quyền khiếu nại, hết thời hiệu đó các bên không có quyền khiếu kiện


  • Câu 11:

    Hồ sơ khiếu nại để giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán ngoại thương gồm:


    A. Hồ sơ pháp lý ban đầu (thư dự kháng, vận đơn, giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá...) hồ sơ tranh chấp (hồ sơ gốc, chứng từ gốc)


    B. Hồ sơ pháp lý ban đầu (thư dự kháng, vận đơn, giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá...) hồ sơ tranh chấp (hồ sơ gốc, chứng từ gốc), luật áp dụng cho hợp đồng


    C. Hồ sơ pháp lý ban đầu (thư dự kháng, vận đơn, giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá…) hồ sơ tranh chấp (hồ sơ gốc, chứng từ gốc), luật áp dụng cho hợp đồng (điều ước quốc tế, luật pháp quốc gia, tập quán quốc tế)


    D. Hồ sơ pháp lý ban đầu (thư dự kháng, vận đơn, giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá…) hồ sơ tranh chấp (hồ sơ gốc, chứng từ gốc), luật áp dụng cho hợp đồng (điều ước quốc tế, luật pháp quốc gia, tập quán quốc tế), thư khiếu nại, hợp đồng mua bán ngoại thương


  • Câu 12:

    Cơ quan giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán ngoại thương là:


    A. Cơ quan giải quyết do các bên đương sự thoả thuận, tự nguyện thành lập


    B. Cơ quan tài phán để giải quyết tranh chấp thương mại giữa các bên. Thẩm quyền của Trọng tài bắt nguồn từ thoả thuận trọng tài của các bên


    C. Phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng do các bên thoả thuận chọn ra, các bên có thể giao cho một trọng tài viên, hoặc Uỷ ban trọng tài có thẩm quyền giải quyết tranh chấp phát sinh giữa họ


    D. Phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng do các bên thoả thuận chọn ra, các bên có thể giao cho Uỷ ban trọng tài có thẩm quyền giải quyết tranh chấp phát sinh giữa họ.


  • Câu 13:

    Trong việc giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán ngoại thương bằng phương pháp trọng tài, có sự tham gia của bên thứ ba. Vậy bên thứ ba là bên nào?


    A. Bên thứ ba là luật sư, phòng thương mại và công nghiệp, đại diện của hiệp hội, trọng tài viên


    B. Bên thứ ba là luật sư, phòng thương mại và công nghiệp, đại diện của hiệp hội, trọng tài viên, uỷ ban trọng tài, toà án


    C. Bên thứ ba là ngoài hai bên tranh chấp, với tư cách là trung gian hoà giải, như trọng tài viên, uỷ ban trọng tài, toà án


    D. Bên thứ ba là ngoài hai bên tranh chấp, với tư cách là trung gian hoà giải, như trọng tài viên, uỷ ban trọng tài, toà án., luật sư


  • Câu 14:

    Đặc điểm về mặt pháp lý trong việc giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán ngoại thương bằng phương pháp trọng tài:


    A. Là dựa vào điều lệ, qui tắc tố tụng trọngtài được nhà nước công nhận, hoặc một quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài không bị chi phối bởi pháp luật quốc gia, giải quyết tranh chấp phải dựa vào ý chí của các bên


    B. Là dựa vào điều lệ, qui tắc tố tụng trọng tài được nhà nước công nhận, hoặc một quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài không bị chi phối bởi pháp luật quốc gia, giải quyết tranh chấp phải dựa trên hợp đồng, điều ước quốc tế, tập quán thương mại quốc tế


    C. Là dựa vào điều lệ, qui tắc tố tụng trọng tài được nhà nước công nhận, hoặc một quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài không bị chi phối bởi pháp luật quốc gia, giải quyết tranh chấp phải dựa trên hợp đồng, điều ước quốc tế, tập quán thương mại quốc tế, án lệ


    D. Là dựa vào điều lệ, qui tắc tố tụng trọng tài được nhà nước công nhận, hoặc một quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài không bị chi phối bởi pháp luật quốc gia, giải quyết tranh chấp phải dựa vào ý chí của các bên, dựa trên cơ sở hợp đồng đã đăng ký giữa các bên


  • Câu 15:

    Đặc điểm về mặt kinh tế trong việc giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán ngoại thương bằng phương pháp trọng tài:


    A. Thủ tục tố tụng trọng tài đơn giản, giải quyết nhanh chóng hơn, đỡ tốn kém về kinh tế, trọng tài giải quyết một lần nên lệ phí có thể thấp hơn so với thủ tục ở toà án


    B. Thủ tục tố tụng trọng tài đơn giản, giải quyết nhanh chóng hơn, đỡ tốn kém về kinh tế, trọng tài giải quyết một lần nên lệ phí có thể thấp hơn so với thủ tục ở toà án, trọng tài xét xử kín, nên giữ được uy tín trên thương trường


    C. Thủ tục tố tụng trọng tài đơn giản, giải quyết nhanh chóng hơn, đỡ tốn kém về kinh tế, trọng tài giải quyết một lần nên lệ phí có thể thấp hơn so với thủ tục ở toà án, trọng tài xét xử kín, nên các bên đương sự giữ được uy tín trên thương trường


    D. Thủ tục tố tụng trọng tài đơn giản, giải quyết nhanh chóng hơn, đỡ tốn kém về kinh tế, trọng tài giải quyết một lần nên lệ phí có thể thấp hơn so với thủ tục ở toà án, trọng tài xét xử kín, nên các bên đương sự giữ được uy tín trên thương trường. Trọng tài là tổ chức phi chính phủ, không chịu sự tác động của các yếu tố chính trị


  • Câu 16:

    Nếu căn cứ vào hình thức tổ chức hoạt động, cơ quan trọng tài giải quyết hợp đồng mua bán ngoại thương chia làm mấy loại?


    A. Hình thức tổ chức trọng tài: trọng tài thiết chế và trọng tài thường trực


    B. Trọng tài ad hoc (trọng tài vụ việc) và trọng tài thường trực


    C. Trọng tài quốc tế và trọng tài trong nước


    D. Trọng tài khu vực và trọng tài đa quốc gia


  • Câu 17:

    Các hình thức trọng tài trong hợp đồng mua bán ngoại thương được phân loại căn cứ vào:


    A. Hình thức tổ chức có: trọng tài ad hoc (vụ việc) và trọng tài qui chế. Phạm vi thẩm quyền: thẩm quyền chung, thẩm quyền chuyên trách. Pháp luật chi phối và tổ chức hoạt động của trọng tài có, trọng tài quốc tế và trọng tài quốc gia


    B. Hình thức tổ chức có: trọng tài ad hoc (vụ việc) và trọng tài qui chế. Phạm vi thẩm quyền: thẩm quyền chung, thẩm quyền chuyên trách. Pháp luật chi phối và tổ chức hoạt động của trọng tài có, trọng tài quốc tế và trọng tài quốc gia, Thẩm quyền giải quyết, trọng tài giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế và trọng tài giải quyết tranh chấp thương mại trong nước


    C. Hình thức tổ chức có: trọng tài ad hoc (vụ việc) và trọng tài qui tắc, Phạm vi thẩm quyền: thẩm quyền chung, thẩm quyền chuyên trách. Pháp luật chi phối và tổ chức hoạt động của trọng tài có, trọng tài quốc tế và trọng tài quốc gia, Thẩm quyền giải quyết, trọng tài giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế và trọng tài giải quyết tranh chấp thương mại trong nước


    D. Hình thức tổ chức có: trọng tài ad hoc (vụ việc) và trọng tài qui chế. Phạm vi thẩm quyền. Pháp luật chi phối và tổ chức hoạt động của trọng tài có: trọng tài quốc tế và trọng tại quốc gia, Thẩm quyền giải quyết: trọng tài giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế và trọng tài giải quyết tranh chấp thương mại trong nước


  • Câu 18:

    Nếu căn cứ vào phạm vị thẩm quyền, cơ quan trọng tài giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán ngoại thương được phân chia thành mấy loại?


    A. Có hai loại, trọng tài có thẩm quyền chung, giải quyết tranh chấp trên bình diện chung, theo định hướng là chủ yếu, không cụ thể, trọng tài có thẩm quyền riêng, chỉ giải quyết trong một số trường hợp


    B. Có hai loại: trọng tài có thẩm quyền chung, giải quyết tranh chấp trên diện chung, theo định hướng là chủ yếu, không cụ thể, trọng tài có quyền riêng, chỉ hoạt động trong lĩnh vực hẹp như bảo hiểm, du lịch, hàng hải…


    C. Có hai loại: trọng tài có thẩm quyền chung, giải quyết nhiều loại tranh chấp không giới hạn lĩnh vực chuyên môn nào, trọng tài có thẩm quyền chuyên trách: thường được thành lập theo sáng kiến của hiệp hội nghề nghiệp và chỉ hoạt động trong chuyên môn hẹp như bảo hiểm, du lịch, hàng hải


    D. Có hai loại: trọng tài có thẩm quyền chung, giải quyết nhiều loại tranh chấp không giới hạn lĩnh vực chuyên môn nào, trọng tài có thẩm quỳên chuyên tránh: chỉ được thành lập theo sáng kiến của hiệp hội nghề nghiệp và chỉ hoạt động trong chuyên môn hẹp như bảo hiểm, du lịch, hàng hải


  • Câu 19:

    Nếu căn cứ vào pháp luật điều chỉnh, cơ quan trọng tài giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán ngoại thương được phân chia thành mấy loại? 


    A. Có hai loại: tổ chức trọng tài quốc tế hoạt động không chịu sự điều chỉnh của pháp luật quốc gia nào, có qui chế hoạt động riêng không phụ thuộc vào luật quốc gia nào, tổ chức trọng tài quốc gia tổ chức hoạt động theo pháp luật quốc gia, và có hai loại: loại giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế và thương mại trong nước


    B. Có hai loại: tổ chức trọng tài quốc tế hoạt động không chịu sự điều chỉnh của pháp luật quốc gia nào, có qui chế hoạt động riêng không phụ thuộc vào luật quốc gia nào xét xử bằng mọi thứ ngôn ngữ như toà án trọng tài quốc tế ICC, trọng tài Kula lumpur…, tổ chức trọng tài quốc gia tổ chức hoạt động theo pháp luật quốc ga, và có hai loại: loại giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế và thương mại trong nước


    C. Có hai loại: tổ chức trọng tài quốc tế hoạt động không chịu sự điều chỉnh của pháp luật quốc gia nào, có qui chế hoạt động riêng không phụ thuộc vào luật quốc gia nào xét xử bằng mọi thứ ngôn ngữ như toà án trọng tài quốc tế ICC, trọng tài Kula lumpur…, tổ chức trọng tài quốc gia chủ yếu xét xử bằng ngôn ngữ trong nước, và có hai loại: loại giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế và thương mại trong nước


    D. Có hai loại: tổ chức trọng tài quốc tế hoạt động không chịu sự điều chỉnh của pháp luật quốc gia nào, có qui chế hoạt động riêng không phụ thuộc vào luật quốc gia nào xét xử bằng mọi thứ ngôn ngữ như toà án trọng tài quốc tế ICC, trọng tài Kula lumpur…, tổ chức trọng tài quốc gia chủ yếu xét xử bằng ngôn ngữ trong nước hoặc thứ tiếng thông dụng và có hai loại: loại giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế và thương mại trong nước


  • Câu 20:

    Trình bày tổ chức, thẩm quyền trọng tài thương mại quốc tế Việt Nam:


    A. Chỉ có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp phát sinh từ quan hệ kinh tế quốc tế như hợp đồng mua bán ngoại thương, đầu tư, du lịch, vận tải, bảo hiểm, thanh toán quốc tế


    B. Chỉ có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp phát sinh từ quan hệ kinh tế quốc tế như hợp đồng mua bán ngoại thương, đầu tư, du lịch, vận tải, bảo hiểm, thanh toán quốc tế và các tranh chấp khác


    C. Có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp phát sinh từ quan hệ kinh tế quốc tế như hợp đồng mua bán ngoại thương, đầu tư, vận tải, bảo hiểm, thanh toán quốc tế và có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp phát sinh từ quan hệ kinh doanh trong nước


    D. Có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp phát sinh từ quan hệ kinh tế quốc tế như hợp đồng mua bán ngoại thương, đầu tư, vận tải, bảo hiểm, thanh toán quốc tế và có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp phát sinh từ quan hệ kinh doanh trong nước và các loại tranh chấp khác


  • Câu 21:

    Trình bày thủ tục tố tụng trọng tài thương mại quốc tế Việt Nam:


    A. Đơn khởi kiện, nhờ luật sư, chọn và chỉ định trọng tài viên, đơn kiện lại, điều tra trước khi xét xử, kết thúc phiên họp xét xử


    B. Đơn khởi kiện, nhờ luật sư, chọn và chỉ định trọng tài viên, đơn kiện lại, điều tra, kết thúc phiên họp xét xử


    C. Đơn khởi kiện, nhờ luật sư, chọn và chỉ định trọng tài viên, đơn kiện lại, điều tra trước khi xét xử, kết thúc phiên họp xét xử, tuyên án


    D. Đơn khởi kiện, chọn và chỉ định trọng tài viên, đơn kiện lại, điều tra trước khi xét xử, phiên họp xét xử, kết thúc phiên họp xét xử


  • Câu 22:

    Thẩm quyền xét xử của toà án quốc gia trong việc giải quyết các tranh chấp về hợp đồng mua bán ngoại thương:


    A. Giải quyết tranh chấp liên quan đến thành viên công ty, tranh chấp liên quan đến chuyển giao công nghệ, thương mại hàng hải, bảo hiểm du lịch


    B. Giải quyết tranh chấp liên quan đến thành viên công ty mẹ, tranh chấp liên quan đến chuyển giao công nghệ, thương mại hàng hải, bảo hiểm du lịch


    C. Giải quyết tranh chấp liên quan đến thành viên công ty mẹ, tranh chấp liên quan đến chuyển giao công nghệ, thương mại hàng hải, bảo hiểm du lịch và giữa các thành viên trong công ty với nhau


    D. Giải quyết tranh chấp liên quan đến thành viên công ty mẹ, tranh chấp liên quan đến chuyển giao công nghệ, thương mại hàng hải, bảo hiểm du lịch và giữa các thành viên trong công ty với nhau và các tranh chấp khác


  • Câu 23:

    Các qui tắc xác định thẩm quyền xét xử tranh chấp hợp đồng mua bán ngoại thương của toà án quốc gia:


    A. Dấu hiện quốc tịch các bên, dấu hiệu “hiện diện” của bị đơn, dấu hiệu nơi thường trú của bị đơn, dấu hiệu nơi có vật đang tranh chấp


    B. Dấu hiệu quốc tịch các bên, dấu hiệu “hiện diện” của bị đơn, dấu hiệu nơi thường trú cứ trú của bị đơn, dấu hiệu nơi có vật đang tranh chấp


    C. Dấu hiệu quốc tịch các bên, dấu hiệu “hiện diện” của bị đơn, dấu hiệu nơi thường trú cứ trú của bị đơn, dấu hiệu nơi có vật đang tranh chấp, nơi xảy ra tranh chấp


    D. Dấu hiệu quốc tịch các bên, dấu hiệu “hiện diện” của bị đơn, dấu hiệu nơi thường trú cứ trú của bị đơn, dấu hiệu nơi có vật đang tranh chấp hoặc toà án nơi thi hành án


  • Câu 24:

    Toà án mang tính chủ quyền quốc gia, với tư cách nhân dân một nhà nước đứng ra xét xử. Toà án giải quyết luôn chịu tác động, chi phối bởi yếu tố chính trị. Toà án giải quyết nặng về hình thức tố tụng


    A. Toà án mang tính chủ quyền quốc gia, với tư cách nhân dân một nhà nước đứng ra xét xử. Toà án giải quyết luôn chịu tác động,chi phối toà án nước này không có quyền bác bỏ bản án của toà án nước khác bởi yếu tố chính trị. Toà án giải quyết nặng về hình thức tố tụng


    B. Toà án mang tính chủ quyền dân tộc, với tư cách nhân dân một nhà nước đứng ra xét xử. Toà án giải quyết luôn chịu tác động,chi phối toà án nước này không có quyền bác bỏ bản án của toà án nước khác bởi yếu tố chính trị. Toà án giải quyết nặng về hình thức tố tụng


    C. Toà án mang tính chủ quyền quốc gia, với tư cách nhân dân một nhà nước đứng ra xét xử. Toà án giải quyết luôn chịu tác động,chi phối trực tiếp bởi yếu tố chính trị. Toà án nước này không có quyền bác bỏ bản án của toà án nước khác. Toà án giải quyết nặng về hình thức tố tụng


  • Câu 25:

    Thẩm quyền xét xử tranh chấp hợp đồng mua bán ngoại thương của toà án Việt Nam:


    A. Giải quyết các tranh chấp kinh tế, nếu một bên hoặc các bên là nước ngoài, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có qui định khác


    B. Giải quyết các tranh chấp kinh tế, nếu một bên là cá nhân, pháp nhân, nước ngoài, trừ trrường hợp điều ước quốc tế mà cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có qui định khác


    C. Giải quyết các tranh chấp kinh tế, và các tranh chấp khác nếu một bên hoặc các bên là cá nhân, pháp nhân, nước ngoài, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có qui định khác


    D. Giải quyết các tranh chấp kinh tế tại Việt Nam, nếu một bên là cá nhân, pháp nhân nước ngoài, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có qui định khác


  • Câu 26:

    Phân biệt khái niệm hành vi thương mại theo Luật thương mại với hành vi kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp?


    A. Hành vi thương mại theo Luật Thương mại là hành vi của cá nhân, tổ chức có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, hành vi kinh doanh theo luật doanh nghiệp là hành vi của nhà kinh doanh nhằm mục đích kiếm lời


    B. Hành vi thương mại theo luật thương mại là hành vi của thương nhân trong hoạt động thương mại, hành vi kinh doanh theo luật doanh nghiệp là hành vi của nhà sản xuất, kinh doanh nhằm mục đích kiếm lời


    C. Hành vi thương mại theo luật Thương mại là hành vi của thương nhân có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, hành vi kinh doanh theo luật doanh nghiệp là hành vi của doanh nhân nhằm mục đích kiếm lời


    D. Hành vi thương mại theo luật thương mại là hành vi của cá nhân, tổ chức có kinh doanh thương mại, hành vi kinh doanh theo luật doanh nghiệp là hành vi của nhà kinh doanh nhằm mục đích kiếm lời


  • Câu 27:

    Những bất động sản nào thuộc phạm vi điều chỉnh của luật thương mại hiện hành?


    A. Đất ở, đất công trình gắn liền với đất để kinh doanh


    B. Đất, công trình và mọi tài sản trên đất để kinh doanh


    C. Đất để xây dựng nhà ở, công trình cho thuê


    D. Nhà ở dùng để kinh doanh như cho thuê, mua bán


  • Câu 28:

    Trình bày nguyên tắc của Luật thương mại “mở đường, hướng dẫn, hỗ trợ các thành phần kinh tế” đối với hợp tác xã?


    A. Nhà nước cấp đất, cấp tín dụng ưu đãi, đào tạo nguồn nhân lực tạo điều kiện thuận lợi để hợp tác xã phát triển ngang bằng với các thành phần kinh tế khác


    B. Nhà nước cung cấp đào tạo nguồn nhân lực, miễn giảm thuế…tạo điều kiện thuận lợi để hợp tác xã phát triển ngang bằng với các thành phần kinh tế khác


    C. Nhà nước có chính sách ưu đãi, hỗ trợ, tạo điều kiện cho hợp tác xã phát triển, bảo đảm để kinh tế Nhà nước và kinh tế hợp tác xã trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân


    D. Nhà nước có chính sách ưu đãi, hỗ trợ, cung cấp thông tin tạo điều kiện cho hợp tác xã phát triển, bảo đảm để kinh tế Nhà nước và kinh tế hợp tác phát triển ngang bằng nhau


  • Câu 29:

    Trình bày nguyên tắc của Luật Thương mại hiện hành “mở đường hướng dẫn, hỗ trợ các thành phần kinh tế” đối với thành phần kinh tế tư nhân:


    A. Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu, quyền và lợi ích hợp pháp khác của thương nhân thuộc các thành phần kinh tế tư nhân, tạo điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế tư nhân liên doanh, liên kết với các thành phần kinh tế khác


    B.  Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu, quyền và lợi ích hợp pháp khác của thương nhân thuộc các thành phần kinh tế tư nhân, đảm bảo tài sản của họ không bị quốc hữu hoá, tạo điều kiện để các thành phần kinh tế tư nhân mở rộng qui mô sản xuất


    C. Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu, quyền và lợi ích hợp pháp khác của thương nhân thuộc các thành phần kinh tế tư nhân, đảm bảo tài sản của họ không bị quốc hữu hoá, trưng mua hoặc trưng dụng, không bị tịch thu trái pháp lụt


    D. Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu, quyền và lợi ích hợp pháp khác của thương nhân thuộc các thành phần kinh tế tư nhân, tạo điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế tư nhân liên doanh, liên kết nhằm mở rộng qui mô sản xuất


  • Câu 30:

    Một cá nhân muốn hành nghề thương mại phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Thế nào là hành vi dân sự đầy đủ?


    A. Cá nhân từ 18 tuổi trở lên, có giấy phép kinh doanh


    B. Cá nhân từ 18 tuổi trở lên, trí tuệ bình thường


    C. Cá nhân từ 18 tuổi trở lên, không tâm thần


    D. Cá nhân từ 18 tuổi trở lên, không bị tước quyền kinh doanh


ZUNIA9
AANETWORK