660 câu trắc nghiệm Lịch sử Đảng
Với 660 câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử Đảng được tracnghiem.net chia sẻ nhằm giúp các bạn sinh viên có thêm tài liệu ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp diễn ra. Nội dung tài liệu bao gồm các câu hỏi về Lịch sử Việt Nam và Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
-
Câu 1:
Khi nào phong trào công nhân Việt Nam hoàn toàn trở thành một phong trào tự giác?
A. Năm 1920 (tổ chức công hội ở Sài Gòn được thành lập)
B. Năm 1925 (cuộc bãi công Ba Son)
C. Năm 1929 (sự ra đời ba tổ chức cộng sản)
D. Năm 1930 (Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời)
-
Câu 2:
Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đã thông qua mấy văn kiện?
A. 3 văn kiện
B. 4 văn kiện
C. 5 văn kiện
D. 6 văn kiện
-
Câu 3:
Nhân dân Nam bộ đứng lên kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược bảo vệ chính quyền cách mạng vào ngày nào?
A. Ngày 23 - 9 - 1945
B. Ngày 23 - 11 - 1945
C. Ngày 19 - 12 - 1946
D. Ngày 10 - 12 - 1946
-
Câu 4:
Tìm nhược điểm cơ bản nhất thuộc về cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp?
A. Nhà nước quản lý nền kinh tế chủ yếu bằng kế hoạch, chỉ tiêu, pháp lệnh được thực hiện triệt để theo công thức 1 lên 2 xuống
B. Bộ máy quản lý cồng kềnh, phong cách của quyền, quan liêu
C. Nhà nước thực hiện chế độ bao cấp đối với mọi đơn vị cấp dưới, kể cả các doanh nghiệp nhà nước và hợp tác xã
D. Giá cả, lãi suất, tiền lương được tính toán một cách hình thức
-
Câu 5:
Thời gian thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam khi nào?
A. 1858-1884
B. 1884-1896
C. 1896-1913
D. 1914-1918
-
Câu 6:
Tìm đáp án đúng về tính chất của xã hội Việt Nam sau khi thực dân Pháp thiết lập bộ máy thống trị trên toàn bộ đất nước ta?
A. Xã hội phong kiến
B. Xã hội nửa thuộc địa, nửa phong kiến
C. Xã hội thuộc địa, nửa phong kiến
D. Xã hội thuộc địa và phong kiến
-
Câu 7:
"Hôm nay buổi sáng tháng ba
Mừng ngày thắng lợi Đảng ta ra đời"
Hai câu thơ trên nói đến sự kiện gì?
A. Hội nghị thành lập Đảng
B. Đại hội toàn quốc thống nhất Việt Minh và Liên Việt
C. Đại hội Đảng toàn quốc lần II
D. Cả ba phương án đều sai
-
Câu 8:
Việt Nam Quốc dân Đảng được thành lập vào thời gian nào?
A. 12/1927
B. 11/1926
C. 8/1925
D. 7/1925
-
Câu 9:
Chiến khu cách mạng nào được gọi là Đệ tứ chiến khu?
A. Trần Hưng Đạo
B. Hoàng Hoa Thám
C. Lê Lợi
D. Quang Trung
-
Câu 10:
Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi đồng bào và chiến sỹ cả nước: "Trung Nam Bắc đều là bờ cõi của ta, nước ta sẽ nhất định thống nhất, đồng bào cả nước nhất định được giải phóng" vào thời gian nào?
A. 22/7/1954
B. 25/8/1954
C. 12/8/1955
D. 4/7/1955
-
Câu 11:
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kéo dài bao nhiêu năm?
A. 7 năm
B. 8 năm
C. 9 năm
D. 10 năm
-
Câu 12:
Đại hội nào của Đảng đã quyết định tách 3 Đảng bộ Đảng Cộng sản ở 3 nước Việt Nam, Lào và Cam pu chia?
A. Đại hội I
B. Đại hội II
C. Đại hội III
D. Đại hội IV
-
Câu 13:
Ban chấp hành Trung ương Đảng chủ trương thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hoà tại Hội nghị nào?
A. Hội nghị họp tháng 10-1930
B. Hội nghị họp tháng 11-1939
C. Hội nghị họp tháng 11-1940
D. Hội nghị họp tháng 5-1941
-
Câu 14:
Những khó khăn, thách thức đối với Việt Nam sau cách mạng tháng Tám - 1945:
A. Các thế lực đế quốc, phản động bao vây, chống phá
B. Kinh tế kiệt quệ và nạn đói hoành hành
C. Hơn 90% dân số không biết chữ
D. Tất cả các phương án trên
-
Câu 15:
Đầu năm 1948, TW Đảng đã đề ra cách thức thực hiện cách mạng ruộng đất theo đường lối riêng biệt của cách mạng Việt Nam, đó là:
A. Cải cách ruộng đất
B. Cải cách từng bước để dần dần thu hẹp phạm vi bóc lột của địa chủ
C. Sửa đổi chế độ ruộng đất trong phạm vi không có hại cho nông dân.
D. Các nội dung đều đúng
-
Câu 16:
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ hai của Đảng Lao Động Việt Nam đã thông qua một văn kiện mang tính chất cương lĩnh. Đó là:
A. Chính cương của Đảng Lao động Việt Nam
B. Cương lĩnh cách mạng Việt Nam.
C. Luận cương về cách mạng Việt Nam
D. Cương lĩnh của Đảng Lao Động Việt Nam
-
Câu 17:
Đại hội Chiến sĩ thi đua và Cán bộ gương mẫu toàn quốc lần thứ nhất họp năm nào?
A. 1950
B. 1951
C. 1952
D. 1953
-
Câu 18:
Ngày 15-10-1947, để đối phó với cuộc tấn công của thực dân Pháp lên căn cứ địa Việt Bắc, Ban thường vụ Trung ương Đảng đã đề ra:
A. Chỉ thị kháng chiến, kiến quốc
B. Chỉ thị "Phá tan cuộc tấn công mùa Đông của giặc Pháp"
C. Chủ trương tiến công quân Pháp ở vùng sau lưng chúng
D. Lời kêu gọi đánh tan cuộc tấn công lên Việt Bắc của thực dân Pháp
-
Câu 19:
Đai hội Đảng toàn quốc lần thứ hai đã bầu ai làm Tổng Bí thư đảng Lao Động Việt Nam?
A. Hồ Chí Minh
B. Trần Phú
C. Trường Chinh
D. Lê Duẩn
-
Câu 20:
Nguyễn Ái Quốc lựa chọn con đường giải phóng dân tộc theo khuynh hướng chính trị vô sản vào thời gian nào?
A. 1917
B. 1918
C. 1919
D. 1920
-
Câu 21:
Trung Quốc xâm lược và chiếm đóng trái phép quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam từ năm nào?
A. Năm 1972
B. Năm 1974
C. Năm 1979
D. Năm 1988
-
Câu 22:
Hội nghị nào của Ban chấp hành Trung ương Đảng nhấn mạnh giải phóng dân tộc là nhiệm vụ bức thiết nhất?
A. Hội nghị họp tháng 10-1930
B. Hội nghị họp tháng 11-1939
C. Hội nghị họp tháng 11-1940
D. Hội nghị họp tháng 5-1941
-
Câu 23:
Ban chấp hành Trung ương Đảng chủ trương thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hoà tại Hội nghị nào?
A. Hội nghị họp tháng 10 - 1930
B. Hội nghị họp tháng 11 - 1939
C. Hội nghị họp tháng 11 - 1940
D. Hội nghị họp tháng 5 - 1941
-
Câu 24:
Các nội dung dưới đây thuộc về đường lối đấu tranh giành chính quyền giai đoạn 1930 – 1945. Nội dung nào quan trọng nhất?
A. Giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc, kết hợp đúng đắn hai nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến, đặt lên hàng đầu nhiệm vụ chống đế quốc
B. Toàn dân nổi dậy trên nền tảng khối liên minh công nông
C. Lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù
D. Chọn đúng thời cơ
-
Câu 25:
Nguyễn Ái Quốc đã đọc Sơ thảo lần thứ nhất Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa khi nào? Ở đâu?
A. 7/ 1920 - Liên Xô
B. 7/ 1920 - Pháp
C. 7/1920 - Quảng Châu (Trung Quốc)
D. 8/1920 - Trung Quốc
-
Câu 26:
Nội dung nào dưới đây không đúng với tính chất của kinh tế thị trường:
A. Các chủ thể kinh tế có tính độc lập trong sản xuất kinh doanh
B. Hệ thống thị trường phát triển đồng bộ và hoàn hảo
C. Giá cả cơ bản do nhà nước điều tiết
D. Có hệ thống pháp quy kiện toàn
-
Câu 27:
Đến năm 1951, Đảng ta đã tiến hành bao nhiêu kỳ Đại hội và trong khoảng thời gian nào?
A. 1 kỳ Đại hội vào năm 1930
B. 2 kỳ Đại hội vào tháng 3 - 1935 và tháng 2 - 1951
C. 3 kỳ Đại hội vào tháng 2 - 1930, 3 - 1935, 2 - 1951
D. 4 kỳ Đại hội và tháng 2 - 1930, 10 - 1930, 3 - 1935, 2 - 1951
-
Câu 28:
Ai được cử làm Bí thư Trung ương cục miền Nam đầu tiên?
A. Phạm Hùng
B. Nguyễn Văn Linh
C. Phan Đăng Lưu
D. Lê Duẩn
-
Câu 29:
Tổ chức cộng sản nào ra đời đầu tiên ở Việt Nam?
A. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên
B. Đông Dương cộng sản Đảng
C. An Nam cộng sản Đảng
D. Đông Dương cộng sản liên đoàn
-
Câu 30:
Đối với cách mạng thế giới, thắng lợi của quân và dân ta trong kháng chiến chống Pháp và can thiệp Mỹ, đặc biệt là chiến thắng Điện Biên Phủ đã:
A. Góp phần làm sụp đổ hoàn toàn hệ thống thực dân kiểu cũ trên thế giới
B. Cổ vũ mạnh mẽ nhân dân các dân tộc bị áp bức trên thế giới vùng lên đấu tranh giành độc lập
C. Lần đầu tiên trong lịch sử một nước thuộc địa nhỏ yếu đã đánh thắng một nước thực dân hùng mạnh, đó là thắng lợi của các lực lượng hoà bình, dân chủ và XHCN trên toàn thế giới
D. Cả ba phương án trên