550+ Câu trắc nghiệm Dịch tễ học
Sưu tầm hơn 550+ Câu trắc nghiệm Dịch tễ học (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức về quá trình dịch, công tác phòng chống dịch, bệnh thương hàn, bệnh viêm gan, nguyên lý phòng chống dịch, Vacxin-huyết thanh,... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (40 câu/60 phút)
-
Câu 1:
OMS đã sử dụng mẫu PPS để đánh giá tỷ lệ tiêm chủng trong chương trình tiêm chủng mở rộng ở Việt Nam vì:
A. Loại mẫu này tốn ít thời gian nhất;
B. Loại mẫu này là đại diện tốt nhất cho quần thể
C. Loại mẫu này dễ áp dụng nhất;
D. Loại mẫu này là hiệu quả nhất, khi xét về độ chính xác / giá thành.
-
Câu 2:
Tỉ lệ bệnh dại ở người không cao là do khả năng gây bệnh của virus dại không cao.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 3:
Các bệnh lây theo đường hô hấp có các đặc tính sau đây:
A. Các tác nhân gây bệnh đường hô hấp được bài tiết theo chất tiết của đường hô hấp.
B. Các tác nhân gây bệnh lây theo đường hô hấp không sống lâu ở môi trường ngoài.
C. Các giọt nước bọt có kích thước nhỏ thì rơi xuống đất nhanh tạo thành bụi.
D. Yếu tố truyền nhiễm của bệnh hô hấp là không khí, vật dụng (bát, đĩa), bụi.
-
Câu 4:
Đối tượng trong nghiên cứu hồi cứu là:
A. Cá thể;
B. Quần thể;
C. Người khỏe;
D. Bệnh nhân;
-
Câu 5:
Bệnh lây qua đường hô hấp là nhóm bệnh chủ yếu của:
A. Trẻ em
B. Phụ nữ
C. Người già
D. Người suy giảm miễn dịch
-
Câu 6:
Nghiên cứu trường hợp thuộc về:
A. Nghiên cứu mô tả
B. Nghiên cứu phân tích;
C. Nghiên cứu bệnh chứng;
D. Nghiên cứu tìm tỷ lệ mới mắc;
-
Câu 7:
Nội dung nào được liệt kê sau đây không phải là nguồn truyền nhiễm.
A. Người bệnh
B. Người mang trùng
C. Ổ chứa động vật
D. Tiết túc
-
Câu 8:
Các hoạt động y tế nhằm vào thời kỳ "các biểu hiện thuận lợi cho sự tác động của các yếu tố căn nguyên" là dự phòng:
A. Ban đầu;
B. Cấp I;
C. Cấp II;
D. Cấp III;
-
Câu 9:
Bệnh lây qua da, niêm mạc có phương thức lây trực tiếp là bệnh:
A. Uốn ván
B. Dại
C. Leptopirose
D. Ghẻ
-
Câu 10:
Biện pháp tác động vào nguồn lây để phòng chống bệnh dại là:
A. Tiêm huyết thanh kháng dại cho súc vật
B. Dùng kháng sinh cho người bị chó cắn
C. Diệt súc vật bị dại
D. Nhốt súc vật bị dại vào chuồng riêng
-
Câu 11:
Tỷ suất mắc bệnh thay đổi theo nhóm tuổi là do, ngoại trừ:
A. Tính nhạy cảm và tính miễn dịch của bệnh
B. Tăng sự tiếp xúc với yếu tố độc hại.
C. Các đặc điểm di truyền của cha mẹ
D. Khác biệt về lối sống và thói quen.
-
Câu 12:
Quá trình phát triển tự nhiên của bệnh gồm 5 giai đoạn: 1. Khỏe; 2. Phơi nhiễm; 3. Tiền lâm sàng; 4. Lâm sàng; 5. Diễn biến tiếp tục. Nghiên cứu tìm các phương pháp phát hiện và chẩn đoán sớm liên quan tới các giai đoạn:
A. 1, 2;
B. 2 , 3;
C. 3 , 4;
-
Câu 13:
Đặc trưng dịch tễ học của tác nhân trong bệnh lao là:
A. Khả năng lây lan thấp, khả năng gây bệnh thấp, độc tính thấp
B. Khả năng lây lan thấp, khả năng gây bệnh thấp, độc tính trung bình
C. Khả năng lây lan thấp, khả năng gây bệnh cao, độc trung bình
D. Khả năng gây bệnh cao, độc tính thấp
-
Câu 14:
Yếu tố đóng vai trò quan trọng trong lan truyền bệnh tả, lỵ, thương hàn là:
A. Vật dụng bị nhiễm phân
B. Ruồi
C. Nguồn nước bị ô nhiễm
D. Thức ăn không được nấu chín
-
Câu 15:
Khoảng cách xa nhất có thể tìm thấy muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết dengue xung quanh ổ dịch là:
A. 150 m
B. 100 m
C. 50 m
D. 200 m
-
Câu 16:
Biện pháp tác động vào nguồn truyền nhiễm để phòng bệnh lây từ người sang người qua đường máu là:
A. Diệt động vật mắc bệnh
B. Diệt côn trùng tiết túc hút máu tương ứng
C. Phát hiện sớm người mắc bệnh, cách ly và điều trị triệt để.
D. Diệt khuẩn các dụng cụ tiêm truyền
-
Câu 17:
Ưu điểm của nghiên cứu thuần tập là:
A. Ước lượng chính xác hơn về nguy cơ mắc bệnh
B. Rất tốn kém về kinh phí và thời gian nếu là thuần tập lồng ghép bệnh chứng
C. Cần phải có hồ sơ đầy đủ nếu là nghiên cứu thuần tập hồi cứu
D. Giá trị của kết quả nghiên cứu có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng do mất đối tượng nghiên cứu trong quá trình theo dõi
-
Câu 18:
Để có được số hiện mắc phải tiến hành:
A. Điều tra dọc;
B. Điều tra ngang;
C. Điều tra nửa dọc;
D. Nghiên cứu bệnh chứng;
-
Câu 19:
Trong một nghiên cứu sàng lọc tiến hành trên 5000 người phụ nữ, người ta đạ tìm thấy 25 trường hợp mắc bệnh k-vú, một năm sau người ta phát hiện them 10 trường hợp bị bệnh. Người ta có thể tính được tỷ lệ:
A. Tỷ lệ hiện mắc điểm 10/(5000-25)
B. Tỷ suất mới mắc tích lũy 10/(5000-25)
C. Tỷ lệ hiện mắc khoảng 10/5000
D. Tỷ lệ hiện mắc khoảng 25/5000
-
Câu 20:
Xác định sự phân bố bệnh tật nhằm trả lời câu hỏi, chọn câu sai:
A. Ai mắc bệnh này.
B. Bệnh này xuất hiện khi nào.
C. Bệnh này xuất hiện ở đâu.
D. Tại sao bệnh đó xảy ra.
-
Câu 21:
Trong nghiên cứu can thiệp không cần cân nhắc điểm nào dưới đây:
A. Đạo đức
B. Khả năng thực hiện
C. Giá thành
D. Thời gian tham gia vào nghiên cứu của nhóm đối chứng
-
Câu 22:
Điều trị là dự phòng:
A. Cấp I;
B. Cấp II;
C. Cấp III;
D. Ban đầu;
-
Câu 23:
Các bệnh truyền nhiễm đang được tiêm chủng hiện nay ở nước ta là:
A. Uốn ván, sởi, bại liệt, dại, bạch hầu, ho gà;
B. Bại liệt, quai bị, lao, uốn ván, sởi, viêm gan B;
C. Bại liệt, quai bị, lao, uốn ván, sởi. Sốt xuất huyết, tả;
D. Uốn ván, sởi, bại liệt, lao, bạch hầu, ho gà, viêm gan B;
-
Câu 24:
Xuất phát điểm của nghiên cứu thuần tập là:
A. Bệnh nghiên cứu;
B. Yếu tố nghiên cứu;
C. Yếu tố nguy cơ;
D. Nhóm phơi nhiễm với yếu tố nguy cơ;
-
Câu 25:
Tỷ lệ tiếp xúc là một chỉ số để mô tả một vụ dịch, tỷ lệ tiếp xúc bằng:
A. Số người tiếp xúc với tác nhân gây bệnh/ Số người mắc bệnh
B. Số người tiếp xúc với bệnh nhân/ Toàn bộ quần thể
C. Số người tiếp xúc / Số người miễn dịch
D. Số người tiếp xúc với tác nhân/ Toàn bộ quần thể
-
Câu 26:
Đối với ung thư cổ tử cung, làm sinh thiết vùng tổn thương là test:
A. Phát hiện bệnh;
B. Chẩn đoán bệnh;
C. Có độ nhậy thấp;
D. Có độ đặc hiệu thấp;
-
Câu 27:
Các vật dụng trong gia đình, nơi công cộng và ở bệnh viện có vai trò truyền nhiễm trong tất cả các loại bệnh truyền qua đường hô hấp, tiêu hoá, đường máu, da và niêm mạc.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 28:
Bệnh dại được truyền từ súc vật sang người qua đường:
A. Máu
B. Da, niêm mạc
C. Hô hấp
D. Tiêu hóa
-
Câu 29:
Bệnh nào sau đây chỉ lây lan theo một cơ chế:
A. Sốt do leptospira
B. Dịch hạch
C. Lậu
D. Than
-
Câu 30:
Nguồn truyền nhiễm của các bệnh lây qua đường máu (viêm gan B, C, nhiễm HIV) là:
A. Máu chứa tác nhân gây bệnh
B. Bơm kim tiêm nhiễm vi sinh vật gây bệnh
C. Động vật mắc bệnh
D. Người mang trùng
-
Câu 31:
Phân phối lương thực cho một quần thể dân cư đang bị đói, làm cải thiện tình trạng dinh dưỡng của họ, được coi là:
A. Thực nghiệm trong điều kiện không kiểm soát
B. Thực nghiệm trong điều kiện có kiểm soát
C. Thực nghiệm trong điều kiện tự nhiên;
D. Thực nghiệm trên người tình nguyện;
-
Câu 32:
Một trong những nguyên nhân của ung thư khí phế quản là:
A. Hút nhiều thuốc lá;
B. Nghiện rượu;
C. Viêm phổi trước đây;
D. Phơi nhiễm nghề nghiệp;
-
Câu 33:
Bệnh phải được cách ly bắt buộc trong những phòng riêng của khoa truyền nhiễm là:
A. Bệnh tả
B. Bệnh lỵ
C. Sởi
D. Tiêu chảy do E. coli
-
Câu 34:
Người mang trùng không rõ ràng trong đa số trường hợp bệnh xãy ra đối với các loại tác nhân:
A. Virus thủy đậu, sởi, viêm gan B
B. Vi trùng bạch hầu, virus viêm gan B, các chủng Salmonella
C. Virus bại liệt, Não mô cầu, Virus viêm gan
D. Vi trùng thương hàn, virus viêm gan B
-
Câu 35:
Một nghiên cứu bắt đầu từ năm 1965 và kết thúc vào năm 1985, về bệnh ung thư xương ở 1 000 nữ công nhân làm việc trong một nhà máy sản xuất đồng hồ (có dùng một loại sơn - mà trong thành phần của nó có chứa Radium - để sơn lên kim đồng hồ)ö và được so sánh với 1 000 nữ nhân viên bưu điện (cùng thời kỳ 1965 - 1985 ), kết quả cho thấy: Nhóm công nhân ở nhà máy sản xuất đồng hồ có 20 cas bị K xương, nhóm chứng có 4 cas bị ung thư xương. Nghiên cứu trên đây thuộc loại nghiên cứu:
A. Thuần tập;
B. Bệnh chứng;
C. Thực nghiệm
D. Tương quan;
-
Câu 36:
Nếu các hoạt động dự phòng cấp hai có kết quả thì sẽ làm giảm:
A. Thời gian phát triển trung bình của bệnh
B. Tỷ lệ mới mắc;
C. Tỷ lệ hiện mắc
D. Tỷ lệ hiện mắc điểm;
-
Câu 37:
Nguồn truyền nhiễm của các bệnh tả, lỵ, thương hàn là:
A. Người mắc bệnh
B. Thực phẩm ô nhiễm
C. Nguồn nước nhiễm vi sinh vật gây bệnh
D. Động vật mắc bệnh
-
Câu 38:
Nguồn truyền nhiễm có ý nghĩa quan trọng về mặt dịch tễ học, vì có thể là điểm khởi đầu của một vụ dịch, là:
A. Người lành mang trùng
B. Người bệnh nhiễm trùng mãn tính
C. Người bệnh trong thời kỳ ủ bệnh
D. Người khỏi bệnh mang trùng
-
Câu 39:
Nhóm chứng trong nghiên cứu thuần tập là:
A. Nhóm không phơi nhiễm với yếu tố nghiên cứu.
B. Nhóm phơi nhiễm với yếu tố nguy cơ;
C. Nhóm không bị bệnh nghiên cứu;
D. Nhóm phơi nhiễm với yếu tố nghiên cứu;
-
Câu 40:
Nghiên cứu “làm mù kép” một loại vaccine là một nghiên cứu, trong đó:
A. Nhóm nghiên cứu nhận vaccine và nhóm chứng nhận placebo
B. Cả người nghiên cứu lẫn đối tượng nghiên cứu đều không biết bản chất của placebo
C. Cả người nghiên cứu lẫn đối tượng nghiên cứu không ai biết sẽ nhận vaccine, ai sẽ nhận placebo
D. Những người ở nhóm chứng không biết những người ở nhóm nghiên cứu