ADMICRO

190 câu trắc nghiệm môn Luật ngân hàng

Với hơn 190 câu trắc nghiệm môn Luật ngân hàng có đáp án được tracnghiem.net chia sẻ hi vọng sẽ giúp các bạn sinh viên chuyên ngành Luật sẽ có thêm nguồn tài liệu học tập phong phú và đa dạng. Nội dung của bộ câu hỏi trình bày về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Hi vọng sẽ trở thành nguồn kiến thức bổ ích giúp các bạn ôn tập, chuẩn bị trước kì thi để đạt kết quả cao. Để việc ôn tập diễn ra dễ dàng và hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần và xem lại đáp án kèm lời giải chi tiết. Đồng thời có thể bấm chức năng "Thi thử" để kiểm tra sơ lược kiến thức trong quá trình ôn tập nhé. Chúc các bạn thành công!

190 câu
1226 lượt thi

Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)

Chọn phần

  • Câu 1:

    Thế nào là hoạt động ngân hàng?


    A. là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số nghiệp vụ sau đây: nhận tiền gửi; cấp tín dụng; cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản


    B. là hoạt động kinh doanh tiền tệ, hoạt động vay và cho vay, phát hành tiền tệ, quản lý tiền tệ


    C. là hoạt động kinh doanh tiền tệ, hoạt động về các dịch vụ ngân hàng như cho vay, nhận tiết kiệm


    D. là hoạt động kinh doanh tiền tệ, hoạt động quản lý tiền tệ, hoạt động vay và cho vay trên thị trường tiền tệ


  • ADSENSE / 1
  • Câu 2:

    Luật NHNNVN có phạm vi điều chỉnh là:


    A. Quy định nội dung cơ bản về tổ chức và hoạt động của NHNNVN; thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng; xây dựng và thực thi chính sách tiền tệ quốc gia; thực hiện chức năng của Ngân hàng Trung ương.


    B. Quy định nội dung cơ bản về tổ chức và hoạt động của NHNNVN: xác định NHNNVN là cơ quan ngang Bộ của Chính phủ, là Ngân hàng trung ương của nước CHXHCN Việt Nam; thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng; xây dựng và thực thi chính sách tiền tệ quốc gia; thực hiện chức năng của Ngân hàng Trung ương; là ngân hàng phát hành tiền và ngân hàng của các tổ chức tín dụng.


    C. Quy định nội dung cơ bản về tổ chức và hoạt động của NHNNVN: thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng; xây dựng và thực thi chính sách tiền tệ quốc gia; thực hiện chức năng của Ngân hàng Trung ương; là ngân hàng phát hành tiền và ngân hàng của các tổ chức tín dụng.


    D. Quy định nội dung cơ bản về tổ chức và hoạt động của NHNNVN: xây dựng và thực thi chính sách tiền tệ quốc gia; thực hiện chức năng của Ngân hàng Trung ương; là ngân hàng phát hành tiền và ngân hàng của các tổ chức tín dụng.


  • Câu 3:

    Mục tiêu hoạt động của NHNNVN là:


    A. Ổn định giá trị đồng tiền; bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng bảo đảm an toàn các hệ thống thanh toán; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội theo định hướng XHCN.


    B. Ổn định giá trị đồng tiền; bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội theo định hướng XHCN.


    C. Ổn định giá trị đồng tiền; bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng; bảo đảm an toàn, hiệu quả các hệ thống thanh toán; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội theo định hướng XHCN.


    D. Ổn định giá trị đồng tiền; bảo đảm an toàn hoạt động của các tổ chức tín dụng; bảo đảm an toàn hệ thống thanh toán; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội theo định hướng XHCN.


  • Câu 4:

    “Hoạt động ngoại hối” là:


    A. Hoạt động của người cư trú trong các giao dịch vốn, sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam và các giao dịch khác liên quan đến ngoại hối.


    B. Hoạt động của người không cư trú trong các giao dịch vãng lai, sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam, hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối và các giao dịch khác liên quan đến ngoại hối.


    C. Hoạt động của người cư trú trong các giao dịch vốn, sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam, hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối và các giao dịch khác liên quan đến ngoại hối.


    D. Hoạt động của người cư trú, người không cư trú trong các giao dịch vãng lai, giao dịch vốn, sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam, hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối và các giao dịch khác liên quan đến ngoại hối.


  • ZUNIA12
  • Câu 5:

    Tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam là:


    A. Giá của một đơn vị tiền tệ của Việt Nam tính bằng đơn vị tiền tệ nước ngoài.


    B. Giá của một đơn vị tiền tệ nước ngoài tính bằng đơn vị tiền tệ của Việt Nam.


    C. Giá của tiền tệ nước ngoài tính bằng tiền tệ của Việt Nam.


    D. Giá của tiền tệ của Việt Nam tính bằng đơn vị tiền tệ nước ngoài.


  • Câu 6:

    Hệ thống thanh toán quốc gia là:


    A. Hệ thống thanh toán liên ngân hàng do NHNNVN tổ chức, quản lý, vận hành.


    B. Hệ thống thanh toán liên ngân hàng do NHNNVN tổ chức.


    C. Hệ thống thanh toán liên ngân hàng do NHNNVN quản lý.


    D. Hệ thống thanh toán liên ngân hàng do NHNNVN vận hành.


  • ADMICRO
  • Câu 7:

    Giám sát ngân hàng là:


    A. Hoạt động thu thập, phân tích thông tin về đối tượng giám sát ngân hàng thông qua hệ thống thông tin nhằm phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời rủi ro gây mất an toàn hoạt động ngân hàng, vi phạm quy định an toàn hoạt động ngân hàng và các quy định khác của pháp luật có liên quan.


    B. Hoạt động của NHNNVN trong việc thu thập, tổng hợp, phân tích thông tin về đối tượng giám sát ngân hàng thông qua hệ thống thông tin, báo cáo nhằm phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời rủi ro gây mất an toàn hoạt động ngân hàng, vi phạm quy định an toàn hoạt động ngân hàng và các quy định khác của pháp luật có liên quan.


    C. Hoạt động của NHNNVN trong việc tổng hợp, phân tích thông tin về đối tượng giám sát ngân hàng thông qua hệ thống báo cáo nhằm phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời vi phạm quy định an toàn hoạt động ngân hàng và các quy định khác của pháp luật có liên quan.


    D. Hoạt động trong việc phân tích thông tin về đối tượng giám sát ngân hàng thông qua hệ thống thông tin, báo cáo nhằm phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời vi phạm quy định an toàn hoạt động ngân hàng và các quy định khác của pháp luật có liên quan.


  • Câu 8:

    NHNNVN được xác định có vị trí là:


    A. Cơ quan ngang bộ của Chính phủ, là Ngân hàng trung ương của nước CHXHCN Việt Nam có trụ sở chính tại Thủ đô Hà Nội.


    B. Cơ quan ngang bộ của Chính phủ, là Ngân hàng trung ương của nước CHXHCN Việt Nam; là pháp nhân, có vốn pháp định thuộc sở hữu nhà nước, có trụ sở chính tại Thủ đô Hà Nội.


    C. Cơ quan ngang bộ của Chính phủ, là pháp nhân, có vốn pháp định thuộc sở hữu nhà nước, có trụ sở chính tại Thủ đô Hà Nội.


    D. Ngân hàng trung ương của nước CHXHCN Việt Nam; là pháp nhân, có vốn pháp định thuộc sở hữu nhà nước, có trụ sở chính tại Thủ đô Hà Nội.


  • Câu 9:

    NHNNVN thực hiện chức năng:


    A. Quản lý nhà nước về tiền tệ, về hoạt động ngân hàng; đồng thời thực hiện chức năng của Ngân hàng trung ương về phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ.


    B. Quản lý nhà nước về hoạt động ngân hàng, về hoạt động ngoại hối; đồng thời thực hiện chức năng của Ngân hàng trung ương về phát hành tiền và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ.


    C. Quản lý nhà nước về tiền tệ, về hoạt động ngân hàng, về hoạt động ngoại hối; đồng thời thực hiện chức năng của Ngân hàng trung ương về phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ.


    D. Quản lý nhà nước về hoạt động ngân hàng, về hoạt động ngoại hối; đồng thời thực hiện chức năng của Ngân hàng trung ương của các tổ chức tín dụng và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ.


  • Câu 10:

    NHNNVN được tổ chức thành hệ thống tập trung, thống nhất, gồm:


    A. Bộ máy điều hành và các đơn vị hoạt động nghiệp vụ tại trụ sở chính, văn phòng đại diện, các đơn vị trực thuộc khác.


    B. Bộ máy điều hành và các đơn vị hoạt động nghiệp vụ tại trụ sở chính, chi nhánh, các đơn vị trực thuộc khác.


    C. Bộ máy điều hành và các đơn vị hoạt động nghiệp vụ tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, các đơn vị trực thuộc khác.


    D. Bộ máy điều hành và các đơn vị hoạt động nghiệp vụ tại trụ sở chính và các đơn vị trực thuộc khác.


  • Câu 11:

    Thống đốc NHNNVN có các nhiệm vụ và quyền hạn chủ yếu sau:


    A. Tổ chức và chỉ đạo thực hiện những nhiệm vụ và thẩm quyền của NHNNVN theo quy định tại Luật NHNNVN.


    B. Tổ chức và chỉ đạo thực hiện những nhiệm vụ và thẩm quyền của NHNNVN theo quy định có liên quan của Luật Tổ chức Chính phủ.


    C. Tổ chức thực hiện những nhiệm vụ và thẩm quyền của NHNNVN theo quy định tại Luật NHNNVN và những quy định có liên quan của Luật Tổ chức Chính phủ.


    D. Tổ chức và chỉ đạo thực hiện những nhiệm vụ và thẩm quyền của NHNNVN theo quy định tại Luật NHNNVN và những quy định có liên quan của Luật Tổ chức Chính phủ.


  • Câu 12:

    Các lĩnh vực hoạt động nghiệp vụ chủ yếu của NHNNVN là:


    A. Thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia; Phát hành tiền; Cho vay, bảo lãnh, tạm ứng cho ngân sách; Hoạt động thanh toán và ngân quỹ; Quản lý ngoại hối và hoạt động ngoại hối; Hoạt động thông tin báo cáo.


    B. Thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia; Phát hành tiền; Hoạt động thanh toán và ngân quỹ; Quản lý ngoại hối và hoạt động ngoại hối; Hoạt động thông tin báo cáo.


    C. Thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia; Phát hành tiền; Cho vay, bảo lãnh, tạm ứng cho ngân sách; Quản lý ngoại hối và hoạt động ngoại hối; Hoạt động thông tin báo cáo.


    D. Thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia; Phát hành tiền; Cho vay, bảo lãnh, tạm ứng cho ngân sách; Hoạt động thanh toán và ngân quỹ; Quản lý ngoại hối và hoạt động ngoại hối.


  • Câu 13:

    Chính sách tiền tệ quốc gia là:


    A. Các quyết định về tiền tệ ở tầm quốc gia của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bao gồm quyết định mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền biểu hiện bằng chỉ tiêu lạm phát, quyết định sử dụng các công cụ và biện pháp để thực hiện mục tiêu đề ra.


    B. Các quyết định về tiền tệ ở tầm quốc gia của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bao gồm quyết định chỉ tiêu lạm phát, quyết định sử dụng các công cụ để thực hiện chỉ tiêu đề ra.


    C. Các quyết định về tiền tệ ở tầm quốc gia của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bao gồm quyết định sử dụng các công cụ và biện pháp để thực hiện ổn định giá trị đồng tiền.


    D. Các quyết định về tiền tệ, bao gồm quyết định mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền, quyết định sử dụng các công cụ và biện pháp để thực hiện mục tiêu đề ra.


  • Câu 14:

    Cơ quan có thẩm quyền quyết định chính sách tiền tệ quốc gia gồm:


    A. Quốc hội; Chủ tịch; Chính phủ; Thủ tướng Chính phủ.


    B. Quốc hội; Chủ tịch; Chính phủ; Thủ tướng Chính phủ; Thống đốc NHNNVN.


    C. Quốc hội; Chính phủ; Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc NHNNVN.


    D. Quốc hội; Chủ tịch; Chính phủ; Thống đốc NHNNVN.


  • Câu 15:

    Tái cấp vốn được hiểu là:


    A. Hình thức cấp tín dụng nhằm cung ứng vốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho tổ chức tín dụng.


    B. Hình thức cấp tín dụng của Ngân hàng Nhà nước nhằm cung ứng phương tiện thanh toán cho tổ chức tín dụng.


    C. Hình thức cấp tín dụng của Ngân hàng Nhà nước nhằm cung ứng vốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho tổ chức tín dụng.


    D. Hình thức cấp tín dụng của Ngân hàng Nhà nước nhằm cung ứng vốn và phương tiện thanh toán cho tổ chức tín dụng.


  • Câu 16:

    Ngân hàng Nhà nước sử dụng công cụ Tái cấp vốn như thế nào để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia:

     

    A. Quy định và thực hiện việc Tái cấp vốn cho tổ chức tín dụng theo các hình thức cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá; Chiết khấu giấy tờ có giá.


    B. Quy định và thực hiện việc Tái cấp vốn cho tổ chức tín dụng theo các hình thức cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá và các hình thức tái cấp vốn khác.


    C. Quy định và thực hiện việc Tái cấp vốn cho tổ chức tín dụng theo các hình thức cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá; Chiết khấu giấy tờ có giá; Các hình thức tái cấp vốn khác.


    D. Quy định và thực hiện việc Tái cấp vốn cho tổ chức tín dụng theo các hình thức cho vay có bảo đảm; Chiết khấu giấy tờ có giá; Các hình thức tái cấp vốn khác.


  • Câu 17:

    Ngân hàng Nhà nước sử dụng công cụ Lãi suất như thế nào để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia:


    A. Công bố lãi suất tái cấp vốn và các loại lãi suất khác để điều hành chính sách tiền tệ, chống cho vay nặng lãi.


    B. Công bố lãi suất cơ bản và các loại lãi suất khác để điều hành chính sách tiền tệ, chống cho vay nặng lãi.


    C. Công bố lãi suất tái cấp vốn, lãi suất cơ bản để điều hành chính sách tiền tệ, chống cho vay nặng lãi.


    D. Công bố lãi suất tái cấp vốn, lãi suất cơ bản và các loại lãi suất khác để điều hành chính sách tiền tệ, chống cho vay nặng lãi.


  • Câu 18:

    Ngân hàng Nhà nước sử dụng công cụ Tỷ giá hối đoái như thế nào để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia:


    A. Công bố tỷ giá hối đoái, quyết định chế độ tỷ giá, cơ chế điều hành tỷ giá.


    B. Công bố tỷ giá hối đoái, quyết định cơ chế điều hành tỷ giá.


    C. Công bố tỷ giá hối đoái, quyết định chế độ tỷ giá.


    D. Quyết định chế độ tỷ giá, cơ chế điều hành tỷ giá.


  • Câu 19:

    Ngân hàng Nhà nước sử dụng công cụ Dự trữ bắt buộc như thế nào để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia:


    A. Quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với từng loại hình tổ chức tín dụng và quy định việc trả lãi đối với tiền gửi dự trữ bắt buộc.


    B. Quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với từng loại hình tổ chức tín dụng và từng loại tiền gửi tại tổ chức tín dụng; quy định việc trả lãi đối với tiền gửi dự trữ bắt buộc, tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc của từng loại hình tổ chức tín dụng đối với từng loại tiền gửi.


    C. Quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với từng loại hình tổ chức tín dụng và từng loại tiền gửi tại tổ chức tín dụng; quy định việc trả lãi đối với tiền gửi dự trữ bắt buộc.


    D. Quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với từng loại hình tổ chức tín dụng; quy định việc trả lãi đối với tiền gửi dự trữ bắt buộc, tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc của từng loại hình tổ chức tín dụng.


  • Câu 20:

    Ngân hàng Nhà nước sử dụng công cụ Nghiệp vụ thị trường mở như thế nào để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia:


    A. Quy định loại giấy tờ có giá được phép giao dịch thông qua nghiệp vụ thị trường mở và thực hiện nghiệp vụ thị trường mở thông qua việc bán giấy tờ có giá đối với tổ chức tín dụng.


    B. Quy định loại giấy tờ có giá được phép giao dịch thông qua nghiệp vụ thị trường mở và thực hiện nghiệp vụ thị trường mở thông qua việc mua giấy tờ có giá đối với tổ chức tín dụng.


    C. Quy định loại giấy tờ có giá được phép giao dịch thông qua nghiệp vụ thị trường mở và thực hiện nghiệp vụ thị trường mở thông qua việc mua, bán giấy tờ có giá đối với tổ chức tín dụng.


    D. Quy định loại giấy tờ có giá được phép giao dịch thông qua nghiệp vụ thị trường mở và thực hiện nghiệp vụ thị trường mở thông qua việc mua, bán giấy tờ có giá.


  • Câu 21:

    Ở Việt Nam, cơ quan nào có thẩm quyền phát hành tiền giấy, tiền kim loại của nước CHXHCN Việt Nam?


    A. Quốc hội là cơ quan duy nhất có thẩm quyền phát hành tiền giấy, tiền kim loại của nước CHXHCN Việt Nam.


    B. NHNNVN, Kho bạc nhà nước là cơ quan có thẩm quyền phát hành tiền giấy, tiền kim loại của nước CHXHCN Việt Nam.


    C. NHNNVN là cơ quan duy nhất phát hành tiền giấy, tiền kim loại của nước CHXHCN Việt Nam.


    D. Chính phủ, Bộ Tài chính là cơ quan có thẩm quyền phát hành tiền giấy, tiền kim loại của nước CHXHCN Việt Nam.


  • Câu 22:

    Ở Việt Nam, cơ quan nào thiết kế mệnh giá, kích thước, trọng lượng, hình vẽ, hoa văn và các đặc điểm khác của tiền?


    A. Bộ Tài chính thiết kế mệnh giá, kích thước, trọng lượng, hình vẽ, hoa văn và các đặc điểm khác của tiền trỡnh Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.


    B. Bộ Tài chính và NHNNVN thiết kế mệnh giá, kích thước, trọng lượng, hình vẽ, hoa văn và các đặc điểm khác của tiền trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.


    C. Chính phủ thiết kế mệnh giá, kích thước, trọng lượng, hình vẽ, hoa văn và các đặc điểm khác của tiền.


    D. NHNNVN thiết kế mệnh giá, kích thước, trọng lượng, hình vẽ, hoa văn và các đặc điểm khác của tiền trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.


  • Câu 23:

    Ở Việt Nam, cơ quan nào tổ chức thực hiện việc in, đúc, bảo quản, vận chuyển, phát hành tiền vào lưu thông, tiêu huỷ tiền?


    A. Bộ Tài chính tổ chức thực hiện việc in, đúc, bảo quản, vận chuyển, phát hành tiền vào lưu thông, tiêu huỷ tiền.


    B. Bộ Tài chính và NHNNVN tổ chức thực hiện việc in, đúc, bảo quản, vận chuyển, phát hành tiền vào lưu thông, tiêu huỷ tiền.


    C. Chính phủ tổ chức thực hiện việc in, đúc, bảo quản, vận chuyển, phát hành tiền vào lưu thông, tiêu huỷ tiền.


    D. NHNNVN tổ chức thực hiện việc in, đúc, bảo quản, vận chuyển, phát hành tiền vào lưu thụng, tiêu huỷ tiền.


  • Câu 24:

    Ở Việt Nam, cơ quan nào xử lý tiền rách nát, hư hỏng?


    A. NHNNVN quy định tiêu chuẩn phân loại tiền rách nát, hư hỏng; đổi, thu hồi các loại tiền rách nát, hư hỏng do quá trình lưu thông; không đổi những đồng tiền rách nát, hư hỏng do hành vi huỷ hoại.


    B. Chính phủ quy định tiêu chuẩn phân loại tiền rách nát, hư hỏng; đổi, thu hồi các loại tiền rách nát, hư hỏng do quá trình lưu thông; không đổi những đồng tiền rách nát, hư hỏng do hành vi huỷ hoại.


    C. Bộ Tài chính quy định tiêu chuẩn phân loại tiền rách nát, hư hỏng; đổi, thu hồi các loại tiền rách nát, hư hỏng do quá trình lưu thông; không đổi những đồng tiền rách nát, hư hỏng do hành vi huỷ hoại.


    D. Bộ Tài chính và NHNNVN quy định tiêu chuẩn phân loại tiền rách nát, hư hỏng; đổi, thu hồi các loại tiền rách nát, hư hỏng do quá trình lưu thông; không đổi những đồng tiền rách nát, hư hỏng do hành vi huỷ hoại.


  • Câu 25:

    Việc cho vay của Ngân hàng Nhà nước đối với các tổ chức tín dụng được quy định như thế nào?


    A. Cho tổ chức tín dụng vay ngắn hạn theo quy định về việc tái cấp vốn cho tổ chức tín dụng dưới hình thức cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá.


    B. Cho các tổ chức tín dụng vay dưới mọi hình thức, vay ngắn hạn, dài hạn, trung hạn.


    C. Cho các tổ chức tín dụng vay dưới mọi hình thức tái cấp vốn, vay ngắn hạn.


    D. Cho các tổ chức tín dụng vay dưới mọi hình thức tái cấp vốn, cho các tổ chức tín dụng tạm thời mất khả năng chi trả, có nguy cơ gây mất an toàn cho các tổ chức tín dụng.


ZUNIA9
AANETWORK