ADMICRO

375 câu trắc nghiệm ôn thi công chức, viên chức môn Luật viên chức

Tổng hợp 375 câu trắc nghiệm Luật Viên chức có đáp án nhằm giúp bạn ôn tập và luyện thi viên chức 2020 đạt kết quả cao. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn mục "Thi thử" để hệ thống lại kiến thức đã ôn. Chúc các bạn thành công với bộ đề "Cực Hot" này nhé.

375 câu
1721 lượt thi

Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)

Chọn phần

  • Câu 1:

    Phạm vi điều chỉnh luật viên chức:


    A. Luật này quy định về viên chức; quyền và nghĩa vụ của viên chức, tuyển dụng viên chức


    B. Luật này quy định về viên chức; nghĩa vụ của viên chức; tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập


    C. Luật này quy định về việc tuyển dụng viên chức, quyền của viên chức


    D. Luật này quy định về viên chức; quyền, nghĩa vụ của viên chức; tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập


  • ADSENSE / 1
  • Câu 2:

    Viên chức là gì?


    A. Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.


    B. Viên chức được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.


    C. Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập, được hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lâp.


    D. Viên chức là công dân Việt Nam, làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập, được hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.


  • Câu 3:

    Viên chức quản lý là gì?


    A. Viên chức quản lý là người được bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý có thời hạn, tổ chức thực hiện một hoặc một số công việc trong đơn vị sự nghiệp công lập nhưng không phải là công chức và được hưởng phụ cấp quản lý.


    B. Viên chức quản lý là người được bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý có thời hạn, chịu trách nhiệm về điều hành, tổ chức thực hiện một hoặc một số công việc trong đơn vị sự nghiệp công lập nhưng không phải là công chức.


    C. Viên chức quản lý là người được bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý có thời hạn, chịu trách nhiệm về điều hành, tổ chức thực hiện một hoặc một số công việc nhưng không phải là công chức và được hưởng phụ cấp quản lý.


    D. Viên chức quản lý là người được bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý có thời hạn, chịu trách nhiệm về điều hành, tổ chức thực hiện một hoặc một số công việc trong đơn vị sự nghiệp công lập nhưng không phải là công chức và được hưởng phụ cấp quản lý.


  • Câu 4:

    Đạo đức nghề nghiệp là gì?


    A. Đạo đức nghề nghiệp là những chuẩn mực về nhận thức và hành vi phù hợp với đặc thù của từng lĩnh vực.


    B. Đạo đức nghề nghiệp là những chuẩn mực về nhận thức và hành vi phù hợp với đặc thù của từng lĩnh vực trong hoạt động nghề nghiệp do tổ chức có thẩm quyền quy định.


    C. Đạo đức nghề nghiệp là những chuẩn mực về nhận thức và hành vi phù hợp với đặc thù của từng lĩnh vực trong hoạt động nghề nghiệp do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quy định.


    D. Đạo đức nghề nghiệp là những chuẩn mực về nhận thức trong hoạt động nghề nghiệp do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quy định.


  • ZUNIA12
  • Câu 5:

    Quy tắc ứng xử:


    A. Quy tắc ứng xử là các chuẩn mực xử sự của viên chức trong thi hành nhiệm vụ và trong quan hệ xã hội do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, phù hợp với từng công việc trong các lĩnh vực đặc thù.


    B. Quy tắc ứng xử là các chuẩn mực xử sự của viên chức trong thi hành nhiệm vụ và trong quan hệ xã hội do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, phù hợp với đặc thù công việc trong từng lĩnh vực hoạt động và được công khai để nhân dân giám sát việc chấp hành.


    C. Quy tắc ứng xử là chuẩn mực xử sự của viên chức trong thi hành nhiệm vụ và trong quan hệ xã hội do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, phù hợp với đặc thù công việc trong từng lĩnh vực hoạt động và được công khai để nhân dân giám sát.


    D. Quy tắc ứng xử là chuẩn mực xử sự của viên chức trong thi hành nhiệm vụ, trong quan hệ xã hội do nhà nước ban hành, phù hợp với đặc thù công việc trong từng lĩnh vực hoạt động và được công khai để nhân dân giám sát.


  • Câu 6:

    Tuyển dụng:


    A. Tuyển dụng là việc lựa chọn người có phẩm chất, trình độ và năng lực vào làm viên chức tại đơn vị sự nghiệp công lập.


    B. Tuyển dụng là việc lựa chọn người có phẩm chất, trình độ và năng lực vào làm tại các đơn vị sự nghiệp công lập.


    C. Tuyển dụng là việc lựa chọn người có phẩm chất, trình độ và năng lực.


    D. Tuyển dụng là việc lựa chọn người cố năng lực, phẩm chất và trình độ vào làm viên chức tại các đơn vị sự nghiệp công lập.


  • ADMICRO
  • Câu 7:

    Hợp đồng làm việc:


    A. Hợp đồng làm việc là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa viên chức với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập về vị trí việc làm, tiền lương, chế độ đãi ngộ, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên.


    B. Hợp đồng làm việc là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa viên chức hoặc người được tuyển dụng làm viên chức với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập về vị trí việc làm, tiền lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên.


    C. Hợp đồng làm việc là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa viên chức hoặc người được tuyển dụng với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập về trí việc làm, tiền lương, chế độ đãi ngộ, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên.


    D. Hợp đồng làm việc là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa viên chức hoặc người được tuyển dụng làm viên chức với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập về vị trí việc làm, tiền lương, chế độ đãi ngộ, điều kiện làm việc.


  • Câu 8:

    Hoạt động nghề nghiệp của viên chức:


    A. Hoạt động nghề nghiệp của viên chức là việc thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ có yêu cầu về trình độ, năng lực, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của luật này.


    B. Hoạt động nghề nghiệp của viên chức là việc thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ có yêu cầu về trình độ, năng lực, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.


    C. Hoạt động nghề nghiệp của viên chức là việc thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao có yêu cầu về trình độ, năng lực, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.


    D. Hoạt động nghề nghiệp của viên chức là việc thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ có yêu cầu trình độ, năng lực, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập.


  • Câu 9:

    Hoạt động nghề nghiệp của viên chức gồm mấy nguyên tắc:


    A. 1 nguyên tắc


    B. 2 nguyên tắc


    C. 3 nguyên tắc


    D. 4 nguyên tắc


  • Câu 10:

    Nguyên tắc trong hoạt động nghề nghiệp của viên chức:


    A. Bảo đảm quyền chủ động và đề cao trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập


    B. Tuân thủ pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật trong quá trình thực hiện hoạt động nghề nghiệp


    C. Tận tụy phục vụ nhân dân


    D. Cả b và c


  • Câu 11:

    Nguyên tắc trong hoạt động nghề nghiệp của viên chức:


    A. Tuân thủ quy trình, quy định chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử.


    B. Chịu sự thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan có thẩm quyền và của nhân dân.


    C. Bảo đảm quyền chủ động và đề cao trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.


    D. Cả a và b.


  • Câu 12:

    Có mấy nguyên tắc quản lý viên chức:


    A. 2 nguyên tắc


    B. 3 nguyên tắc


    C. 4 nguyên tắc


    D. 5 nguyên tắc


  • Câu 13:

    Nguyên tắc quản lý viên chức:


    A. Việc tuyển dụng, sử dụng, quản lý, đánh giá viên chức được thực hiện trên cơ sở tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, vị trí việc làm và căn cứ vào hợp đồng làm việc.


    B. Thực hiện bình đẳng giới, các chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với viên chức là người có tài năng,người dân tộc thiểu số, người có công với cách mạng, viên chức làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn và các chính sách ưu đãi khác của Nhà nước đối với viên chức.


    C. Tận tụy phục vụ nhân dân.


    D. Tuân thủ pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật trong quá trình thực hiện hoạt động nghề nghiệp.


  • Câu 14:

    Vị trí việc làm là gì?


    A. Vị trí việc làm là công việc hoặc nhiệm vụ gắn với chức danh nghề nghiệp hoặc chức vụ quản lý tương ứng, là căn cứ xác định số lượng người làm việc, cơ cấu viên chức để thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập.


    B. Vị trí việc làm là công việc gắn với chức danh nghề nghiệp hoặc chức vụ quản lý tương ứng, là căn cứ xác định số lượng người làm việc, cơ cấu viên chức để thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập.


    C. Vị trí việc làm là công việc gắn với chức danh nghề nghiệp hoặc chức vụ quản lý tương ứng, là căn cứ xác định số lượng người làm việc, cơ cấu viên chức để thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức.


    D. Vị trí làm việc là công việc gắn với chức danh nghề nghiệp, là căn cứ xác định số lượng người làm việc, cơ cấu viên chức để thực hiện viện tuyển dụng, sử dụng, quản lý viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập.


  • Câu 15:

    Cơ quan nào quy định nguyên tắc, phương pháp xác định vị trí việc làm, thẩm quyền, trình tự, thủ tục quyết định số lượng vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập.


    A. Chính phủ


    B. Nhà nước


    C. Đảng Cộng Sản Việt Nam


  • Câu 16:

    Chính phủ quy định:


    A. Chính phủ quy định phương pháp xác định vị trí việc làm, thẩm quyền, trình tự, thủ tục quyết định số lượng vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập.


    B. Chính phủ quy định nguyên tắc, phương pháp xác định vị trí việc làm, thẩm quyền, thủ tục quyết định số lượng vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập.


    C. Chính phủ quy định nguyên tắc, phương pháp xác định vị trí việc làm, trình tự, thủ tục quyết định số lượng vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập.


    D. Chính phủ quy định nguyên tắc, phương pháp xác định vị trí việc làm, thẩm quyền, trình tự, thủ tục quyết định số lượng vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập.


  • Câu 17:

    Chức danh nghề nghiệp là gì?


    A. Chức danh nghề nghiệp là tên gọi thể hiện trình độ và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức trong từng lĩnh vực nghề nghiệp.


    B. Chức danh nghề nghiệp là tên gọi thể hiện trình độ và năng lực chuyên môn nghiệp vụ của viên chức.


    C. Chức danh nghề nghiệp là tên gọi thể hiện trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực của viên chức.


    D. Chức danh nghề nghiệp là tên gọi thể hiện trình độ và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập.


  • Câu 18:

    Cơ quan nào quy định hệ thống danh mục, tiêu chuẩn và mã số chức danh nghề nghiệp.


    A. Bộ nội vụ chủ trì


    B. Các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan


    C. Bộ giáo dục và đào tạo


    D. Cả a và b


  • Câu 19:

    Đơn vị sự nghiệp công lập là gì?


    A. Đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị-xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước.


    B. Đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước.


    C. Đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công.


    D. Đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội thành lập, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước.


  • Câu 20:

    Viên chức có mấy quyền về tiền lương và là những quyền nào?


    A. 1 quyền 1. Được trả lương tương xứng với vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp, chức vụ quản lý và kết quả thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao; được hưởng phụ cấp và chính sách ưu đãi trong trường hợp làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, cùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn hoặc làm việc trong nghành nghề độc hại, nguy hiểm, lĩnh vực sự nghiệp đặc thù.


    B. 2 quyền 1. Được trả lương tương xứng với vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp, chức vụ quản lý và kết quả thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao; được hưởng phụ cấp chính sách ưu đãi, trong trường hợp làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn hoặc làm việc trong nghành nghề độc hại, nguy hiểm, lĩnh vực sự nghiệp đặc thù. 2. Được hưởng tiền làm thêm giờ, tiền làm đêm công tác phí và chế độ khác theo quy định của pháp luật và quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập. 


    C. 3 quyền 1. Được hưởng lương theo vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp, chức vụ quản lý và kết quả thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao; được hưởng phụ cấp chính sách ưu đãi, trong trường hợp làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn hoặc làm việc trong ngành nghề độc hại, nguy hiểm, lĩnh vực sự nghiệp đặc thù. 2. Được hưởng tiền làm thêm giờ, tiền làm đêm, công tác phí và các chế độ khác theo quy định của pháp luật và quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập. 3. Được hưởng tiền thưởng, được xét nâng lương theo quy định của pháp luật và quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập.


  • Câu 21:

    Viên chức có mấy quyền về nghỉ ngơi và là những quyền nào?


    A. 1 quyền 1. Được nghỉ hằng năm, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. Do yêu cầu công việc, viên chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hằng năm thì được thanh toán một khoản tiền cho những ngày không nghỉ.


    B. 2 quyền 1. Được nghỉ hằng năm, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. Do yêu cầu công việc, viên chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hằng năm thì được thanh toán một khoản tiền cho số ngày không nghỉ. 2. Viên chức làm việc ở biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số hoặc trường hợp đặc biệt khác, nếu có yêu cầu, có thể gộp số ngày nghỉ phép của 2 năm để nghỉ 1 lần; nếu gộp số ngày nghỉ phép của 3 năm để nghỉ 1 lần thì phải được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.


    C. 3 quyền 1. Được nghỉ hằng năm, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. Do yêu cầu công việc, viên chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hằng năm thì được thanh toán một khoản tiền cho số ngày không nghỉ. 2. Viên chức làm việc ở biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số hoặc trường hợp đặc biệt khác; nếu có yêu cầu, được gộp số ngày nghỉ phép của 2 năm để nghỉ 1 lần; nếu gộp số ngày nghỉ phép của 3 năm để nghỉ 1 lần thì phải được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập. 3. Đối với lĩnh vực sự nghiệp đặc thù, viên chức được nghỉ việc và hưởng lương theo quy định của pháp luật.


    D. 4 quyền 1. Được nghỉ hằng năm, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. Do yêu cầu công việc, viên chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hằng năm thì được thanh toán một khoản tiền cho số ngày không nghỉ. 2. Viên chức làm việc ở biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số hoặc trường hợp đặc biệt khác; nếu có yêu cầu, được gộp số ngày nghỉ phép của 2 năm để nghỉ 1 lần; nếu gộp số ngày nghỉ phép của 3 năm để nghỉ 1 lần thì phải có sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập. 3. Đối với lĩnh vực sự nghiệp đặc thù, viên chức được nghỉ việc và hưởng lương theo quy định của pháp luật. 4. Được nghỉ không hưởng lương trong trường hợp có lý do chính đáng và được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.


  • Câu 22:

    Trong điều 16 (mục 2 nghĩa vụ của viên chức) trong luật viên chức quy định: Nghĩa vụ chung của viên chức gồm mấy nghĩa vụ?


    A. 4


    B. 5


    C. 6


    D. 7


  • Câu 23:

    Trong điều 17 (mục 2 nghĩa vụ của viên chức) trong luật viên chức quy định: Nghĩa vụ của viên chức trong hoạt động nghề nghiệp gồm mấy nghĩa vụ?


    A. 4


    B. 5


    C. 6


    D. 7


  • Câu 24:

    Trong điều 17 (mục 2 nghĩa vụ của viên chức) trong luật viên chức quy định. Khi phục vụ nhân dân, viên chức phải tuân thủ các quy định nào?


    A. Có thái độ lịch sự, tôn trọng nhân dân. Chấp hành các quy định về đạo dức nghề nghiệp.


    B. Có tinh thần hợp tác, tác phong khiêm tốn.


    C. Không hách dịch, cửa quyền, gây khó khăn, phiền hà đối với nhân dân.


    D. Tất cả đáp án trên đều đúng.


  • Câu 25:

    Trong điều 18 (mục 2 nghĩa vụ của viên chức) trong luật viên chức quy định: Nghĩa vụ của viên chức quản lý gồm mấy nghĩa vụ?


    A. 4


    B. 5


    C. 6


    D. 7


  • Câu 26:

    Trong điều 19 (mục 2 nghĩa vụ của viên chức) trong luật viên chức quy định: Những việc viên chức không được làm gồm bao nhiêu việc?


    A. 4


    B. 5


    C. 6


    D. 7


  • Câu 27:

    Trong điều 19 (mục 2 nghĩa vụ của viên chức) trong luật viên chức quy định: Những việc viên chức không được làm gồm?


    A. Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác cong việc hoặc nhiệm vụ đươc giao; gây bè phái, mất đoàn kết; tự ý bỏ việc; tham gia đình công


    B. Sử dụng tài sản của cơ quan, tổ chức, đơn vị và của nhân dân trái với quy định của pháp luật


    C. Phân biệt đối xử dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo dưới mọi hình thức


    D. Tất cả 3 ý trên đều đúng


  • Câu 28:

    Trong điều 19 (mục 2 nghĩa vụ của viên chức) trong luật viên chức quy định: Những việc viên chức không được làm gồm bao nhiêu việc?


    A. Lợi dụng nghề nghiệp để tuyên truyền chống lại chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước hoặc gây phương hại đối với thuần phong, mỹ tục, đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân và xã hội.


    B. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp.


    C. Những việc khác viên chức không được làm theo quy định của Luật phòng chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các quy định khác của luật pháp có liên quan.


    D. Cả 3 đáp án trên đều đúng.


  • Câu 29:

    Điều 20 trong chương III Tuyển dụng, sử dụng viên chức - Luật Viên Chức quy định: Căn cứ tuyển dụng: Việc tuyển dụng viên chức phải căn cứ vào nhu cầu gì?


    A. Nhu cầu công việc


    B. Vị trí việc làm


    C. Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và quỹ tiền lương của đơn vị sự nghiệp công lập


    D. Cả 3 đáp án trên đều đúng


  • Câu 30:

    Điều 21 trong chương III Tuyển dụng, sử dụng viên chức - Luật Viên Chức quy định: Nguyên tắc tuyển dụng gồm mấy nguyên tắc:


    A. 5


    B. 6


    C. 7


    D. 8


ZUNIA9
AANETWORK