340 câu trắc nghiệm Logic học
Tracnghiem.net chia sẻ đến các bạn sinh viên bộ 340 câu trắc nghiệm logic học (có đáp án) nhằm giúp bạn có thêm tư liệu tham khảo chuẩn bị cho kì thi sắp diễn ra. Nội dung bộ đề xoay quanh những quy luật, quy tắc của tư duy nhằm đạt tới chân lí. Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
-
Câu 1:
Trong các khái niệm sau, khái niệm nào có ngoại diên rộng nhất:
A. Con người
B. Động vật
C. Sinh vật
D. Sinh viên
-
Câu 2:
Phân chia khái niệm “Hàng hoá” thành các khái niệm: “Hàng xuất khẩu” - “Hàng nhập nội” - “Hàng may mặc” - “Hàng điện tử”. Hỏi: Phép phân chia khái niệm như trên vi phạm quy tắc nào:
A. Phân chia phải cùng cơ sở.
B. Các thành phần phân chia phải loại trừ nhau.
C. Phân chia phải cân đối.
D. Cả 3 quy tắc đều trên đều bị vi phạm.
-
Câu 3:
Quy tắc riêng của tam đoạn luận hình 1 là gì?
A. Đại tiền đề là A hay E; tiểu tiền đề là A hay I
B. Đại tiền đề là A hay E; tiểu tiền đề là E hay O.
C. Đại tiền đề là A hay E; có 1 tiền đề là A hay I.
D. Đại tiền đề là A hay E; có tiền đề là O hay E.
-
Câu 4:
Định nghĩa sau đây sai vì đã vi phạm quy tắc nào: Hàng xuất khẩu là hàng được mang xuất khẩu ra nước ngoài:
A. Định nghĩa phải rõ ràng, chính xác, ngắn gọn
B. Định nghĩa không được luẩn quẩn
C. Định nghĩa không được phủ định
D. Định nghĩa phải cân đối
-
Câu 5:
Thao tác logic đi từ một hay vài tiền đề có quan hệ logic với nhau để rút ra một kết luận được gọi là gì?
A. Diễn dịch trực tiếp.
B. Quy nạp hoàn toàn.
C. Suy luận.
D. Suy luận gián tiếp.
-
Câu 6:
Thao tác logic đi từ tiền đề là 1 phán đoán dạng A, E, I, O để rút ra kết luận cũng là 1 phán đoán dạng trên cùng chất, nhưng có vị từ và chủ từ đổi chỗ cho nhau được gọi là gì?
A. Diễn dịch trực tiếp.
B. Phép đổi chất.
C. Phép đổi chỗ.
D. Suy luận theo hình vuông logic.
-
Câu 7:
“Hầu hết sinh viên lớp ta đều dự thi môn Logic học” là phán đoán gì?
A. PĐ bộ phận.
B. PĐ toàn thể.
C. PĐ toàn thể - khẳng định.
D. PĐ tình thái - khẳng định.
-
Câu 8:
Suy luận sau có vi phạm quy tắc nào trong các quy tắc sau của tam đoạn luận không? "Hàng Việt Nam chất lượng cao được nhiều người tiêu dùng lựa chọn" - "Mặt hàng này cũng được nhiều người tiêu dùng lựa chọn" - "Mặt hàng này là hàng Việt Nam chất lượng cao":
A. Có 3 thuật ngữ
B. Thuật ngữ giữa phải chu diên ít nhất một lần
C. Có ít nhất một tiền đề là phán đoán chung
D. Nếu một tiền đề là phán đoán riêng thì kết luận là phán đoán riêng
-
Câu 9:
Lỗi logic “Đánh tráo luận đề” thường xảy ra trong trường hợp nào?
A. Suy luận loại suy.
B. Chứng minh hay bác bỏ.
C. Nguỵ biện dựa vào tình cảm hay bạo lực.
D. Nguỵ biện “cái sau cái đó là do cái đó”.
-
Câu 10:
Có 3 GV dạy 3 môn: toán, lý, hóa. GV dạy môn lý nhận xét: “Chúng ta mỗi người dạy 1 trong 3 môn trùng với tên của chúng ta nhưng không ai dạy môn trùng với tên của mình cả”. GV Toán hưởng ứng: “Anh nói đúng”. Hỏi GV nào, dạy môn gì?
A. GV Toán dạy toán, GV Lý dạy lý, GV Hóa dạy hóa.
B. GV Toán dạy lý, GV Lý dạy hóa, GV Hóa dạy toán.
C. GV Toán dạy hóa, GV Hóa dạy lý, GV Lý dạy toán.
D. GV Toán dạy lý, GV Lý dạy toán, GV Hoá dạy hóa.
-
Câu 11:
“Không có sách thì không có tri thức. Không có tri thức thì không có chủ nghĩa cộng sản”. Đoạn văn này thể hiện suy luận gì? Có hợp logic không?
A. Tam đoạn luận (TĐL) kéo theo, hợp logic.
B. TĐL kéo theo thuần túy, không hợp logic.
C. Diễn dịch trực tiếp, hợp logic.
D. Cả A, B, C đều sai.
-
Câu 12:
Phát hiện sau đây dựa trên suy luận quy nạp nào: "Khi phân tích quang phổ, người ta thấy rằng, mỗi vạch quang phổ ứng với một nguyên tố hóa học nhất định. Trong dây quang phổ của mặt trời, người ta thấy có một vạch vàng tươi không ứng với một nguyên tố hóa học nào đã biết. Qua nghiên cứu các chất khí, người ta nhận thấy vạch quang phổ của một chất khí cũng có màu vàng tươi giống như một vạch của quang phổ mặt trời. Từ đó, tên của chất khí đó gọi là Hê-li (khí mặt trời)."
A. Phương pháp quy nạp tương hợp
B. Phương pháp quy nạp tương tự
C. Phương pháp quy nạp phần dư
D. Phương pháp quy nạp cộng biến
-
Câu 13:
Thao tác logic đi từ tiền đề là 1 phán đoán dạng A, E, I, O để rút ra kết luận cũng là 1 phán đoán dạng trên cùng lượng cùng chủ từ, nhưng khác chất và có vị từ là khái niệm mâu thuẫn với khái niệm đóng vai trò vị từ của tiền đề được gọi là gì?
A. Diễn dịch trực tiếp.
B. Phép đổi chất.
C. Phép đổi chỗ.
D. Suy luận theo hình vuông logic.
-
Câu 14:
Mệnh đề nào sau đây đúng?
A. Điều kiện cần và đủ để PĐLCGB sai là các PĐTP cùng sai.
B. PĐLCGB đúng khi và chỉ khi có một PĐTP đúng.
C. PĐLCGB sai khi và chỉ khi các PĐTP cùng sai.
D. Phán đoán lựa chọn gạt bỏ (PĐLCGB) đúng khi các phán đoán thành phần (PĐTP) cùng đúng.
-
Câu 15:
Bổ sung để có một định nghĩa đúng: “Mở rộng khái niệm (KN) là thao tác logic....”.
A. đi từ KN hạng sang KN loại
B. đi từ KN riêng sang KN chung
C. đi từ KN có nội hàm (NH) sâu, ngoại diên (ND) hẹp sang KN có NH cạn, ND rộng
D. đi từ KN có NH cạn, ND rộng sang KN có NH sâu, ND hẹp
-
Câu 16:
Do điều gì dẫn đến “Sai lầm cơ bản”?
A. Sử dụng luận cứ không xác thực khi chứng minh hay bác bỏ.
B. Không tuân thủ các quy luật cơ bản của tư duy.
C. Không tuân thủ các quy tắc cơ bản trong chứng minh.
D. Không hiểu được những điều đơn giản, cơ bản trong lập luận.
-
Câu 17:
Nếu theo lệnh “Chỉ được phép cạo cho tất cả những người và chỉ những người không tự cạo”, thì anh thợ cạo có được phép cạo cho mình hay không?
A. Được phép.
B. Không được phép.
C. Lệnh này không áp dụng cho anh thợ cạo.
D. Cả A, B, C đều sai.
-
Câu 18:
Kiểu suy luận nào đúng?
A. [a → ~b] ⇒ [~a ∧ ~b].
B. [~a → b] ⇒ [b → a].
C. [~a → b] ⇒ [~a → ~b].
D. [a → ~b] ⇒ ~{a ∧ b}.
-
Câu 19:
Chứng minh trực tiếp là gì?
A. CM dựa vào kinh nghiệm cá nhân.
B. CM dựa vào kinh nghiệm tập thể.
C. Suy luận đi từ những luận cứ đúng suy ra luận đề đúng.
D. Cả A, B, C đều sai.
-
Câu 20:
Bốn bạn X, Y, Z, W vừa thi đấu cờ vua trở về. Có ba em đạt ba giải (nhất, nhì, ba) và một em không đạt giải. Khi được hỏi về kết quả, các em trả lời như sau: X trả lời: “Mình đạt giải nhì hoặc ba”; Y trả lời: “Mình đã đạt giải”; Z trả lời: “Mình đạt giải nhất”; W trả lời: “Mình không đạt giải”. Biết có 3 bạn nói thật, 1 bạn nói đùa. Hỏi bạn nào nói đùa?
A. Bạn Z nói đùa.
B. Bạn Y nói đùa.
C. Bạn X nói đùa.
D. Bạn W nói đùa.
-
Câu 21:
Xác định đáp án đúng về tính chu diên của S và P trong phán đoán: “Đã là sinh viên đều phải theo quy chế thi của Bộ GD&ĐT”:
A. S+ và P¯
B. S¯ và P+
C. S+ và P+
D. S¯ và P¯
-
Câu 22:
Kiểu tam đoạn luận đơn OAO, thuộc hình 4 đúng hay sai, vì sao?
A. Sai, vì đại từ không chu diên trong tiền đề mà chu diên trong kết luận.
B. Đúng, vì thoả mãn tất cả các quy tắc chung của tam đoạn luận đơn.
C. Sai, vì trung từ không chu diên trong cả hai tiền đề.
D. Sai, tiểu từ không chu diên trong tiền đề mà chu diên trong kết luận.
-
Câu 23:
Ai đó nói “Tôi là kẻ nói dối”; vậy người đó nói dối hay nói thật?
A. Nói dối.
B. Nói thật.
C. Là người nói thật nhưng trong trường hợp này nói dối.
D. Cả A, B, C đều sai.
-
Câu 24:
Kiểu suy luận nào đúng?
A. [a ∨ ~b] ⇒ [~b ∧ a].
B. [~a ∨ b] ⇒ ~[~b ∧ a].
C. [a ∨ b] ⇒ [~a ∧ ~b].
D. [a ∨ b] ⇒ [~a ∧ ~b].
-
Câu 25:
Cho suy luận: “Hàng hoá nào cũng là sản phẩm của lao động, vật này không phải là sản phẩm của lao động, nên vật này không phải là hàng hoá”. Hỏi: Suy luận trên nếu không hợp lôgic thì vi phạm quy tắc nào? Hãy chọn phương án đúng:
A. Suy luận hợp lôgic
B. M¯ không chu diên ở một tiền đề nào cả
C. Thuật ngữ không chu diên ở tiền đề mà chu diên ở kết luận
D. Có nhiều hơn ba thuật ngữ
-
Câu 26:
Hãy chọn câu phát biểu đúng nhất về các hình thức của tư duy:
A. Khái niệm, phán đoán, cảm giác
B. Khái niệm, phán đoán, suy lý
C. Khái niệm, tri giác, biểu tượng
D. Phán đoán, suy lý, biểu tượng
-
Câu 27:
Đối tượng của logic học là gì?
A. Nhận thức.
B. Tính chân lý của tư tưởng.
C. Tư duy.
D. Kết cấu và quy luật của tư duy.
-
Câu 28:
Kiểu suy luận nào đúng?
A. [a → ~b] ⇒ [~b → a].
B. [~a → b] ⇒ [~b → ~a].
C. [~b → a] ⇒ [~a → b].
D. [a → b] ⇒ [~b → a].
-
Câu 29:
Hãy xác định tính chu diên của chủ từ (S) và vị từ (P) trong phán đoán “Hầu hết người Việt Nam đều là người yêu nước”.
A. S+ ; P+
B. S+ ; P-
C. S- ; P+
D. S- ; P-
-
Câu 30:
“Trái đất là hành tinh có bầu khí quyển, có sự chênh lệch nhiệt độ ngày đêm không lớn, và có sinh vật. Hoả tinh cũng là hành tinh có bầu khí quyển và độ chênh lệch nhiệt độ ngày đêm không lớn. Do đó, trên Hỏa tinh cũng có sự sống”. Đây là suy luận gì?
A. Tam đoạn luận.
B. Diễn dịch gián tiếp.
C. Quy nạp khoa học.
D. Cả A, B, C đều sai.