278 câu trắc nghiệm môn Dẫn luận ngôn ngữ
tracnghiem.net chia sẻ 250+ câu trắc nghiệm môn Dẫn luận ngôn ngữ (có đáp án) dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Ngôn ngữ học có thêm tư liệu học tập, ôn tập chuẩn bị cho kì thi kết thúc học phần sắp diễn ra. Nội dung gồm những vấn đề cơ bản về ngôn ngữ học, phản ánh những thành tựu mới của ngôn ngữ học, sử dụng ngôn ngữ thuộc các loại hình khác nhau, đặc biệt là các ngôn ngữ ở Đông Nam Á cùng loại hình với tiếng Việt,…Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/45 phút)
-
Câu 1:
Cơ chế tạo ra câu nói có ý nghĩa bằng các quy tắc kết hợp với nhau, kết hợp với nhau với ngữ điệu để thể hiện các quan hệ ngữ pháp của chúng” là định nghĩa của:
A. Hư từ
B. Thực từ
C. Cú pháp
D. Hình vị.
-
Câu 2:
Âm tiết nửa mở là những âm tiết:
A. Kết thức bằng phụ âm vang
B. Giữ nguyên âm sắc của đỉnh nguyên âm ở đỉnh âm tiết.
C. Kết thúc bằng phụ âm không vang
D. Bán nguyên âm.
-
Câu 3:
Nguyên âm được hình thành từ đâu:
A. Luồng hơi ra mạnh
B. Luồng hơi đi tự do, hơi yếu.
C. A và B sai
D. A và B đúng
-
Câu 4:
Ý nghĩa ngữ pháp của từ không được thể hiện bằng bất cứ phương tiện hình thức nào ở trong bản thân từ?
A. Phức
B. Ghép
C. Đơn lập
D. Biến hình
-
Câu 5:
Là đơn vị nhỏ nhất không thể phân chiết" đề cập đến khái niệm gì?
A. Âm vị
B. Hình vị
C. Âm tố
D. Âm tiết
-
Câu 6:
Trong hệ thống phụ âm tiếng Việt, âm nào dưới đây là phụ âm được cấu tạo ở đầu lưỡi?
A. [m]
B. [t]
C. [g]
D. [k]
-
Câu 7:
Chị líu lo suốt cả ngày, bão gào rú, gió quật từng cơn, người đàn ông gầm gừ, thì líu lo, gào rú, quật, gầm gừ là là hình thức ẩn dụ gì?
A. chuyển từ người sang hiện tượng tự nhiên
B. chuyển từ hiện tượng tự nhiên sang người
C. chuyển từ người sang vật
D. chuyển từ vật sang người.
-
Câu 8:
Phương thức trật tự từ là:
A. Thể hiện tính trật từ của các câu
B. Thể hiện tính trật từ của việc sắp xếp các từ ngữ trong câu
C. A và B đúng
D. A và B sai.
-
Câu 9:
Phụ âm xát:
A. /v/, /ph/, /m/
B. /v/, /ph/, /t/
C. /v/, /ph/, /h/
D. /v/, /h/, /t/.
-
Câu 10:
Nghiên cứu mặt ngữ nghĩa của từ, tức là mặt nội dung của ngôn ngữ là định nghĩa của?
A. Từ điển học
B. Ngữ nghĩa học
C. Danh học
D. Từ vựng học
-
Câu 11:
Cách gọi khác của ngôn ngữ biến hình là gì?
A. Ngôn ngữ phân tích
B. Ngôn ngữ đơn lập
C. Ngôn ngữ hòa kết
D. Ngôn ngữ chắp dính.
-
Câu 12:
Câu Là thành phần ngữ nghĩa vốn có do mối quan hệ giữa từ với đối tượng mà từ nó biểu thị, đối tượng mà từ biểu thị có thể là những sự vật, hiện tượng, quá trình thực tế, và không thực tế là định nghĩa của?
A. Nghĩa cấu trúc.
B. Nghĩa sở chỉ.
C. Nghĩa ngữ dụng.
D. Nghĩa sở biểu.
-
Câu 13:
Âm tiết khép là những âm tiết:
A. Không vang
B. Vang
C. Bán nguyên âm
D. Không có đáp án đúng.
-
Câu 14:
Chọn điểm khác nhau giữa âm vị và âm tố là gì?
A. Âm vị trừu tượng, âm tố cụ thể
B. Âm vị mang tính tự nhiên, âm tố mang tính xã hội
C. Âm vị mở rộng mọi ngôn ngữ, âm tô bó hẹp ở 1 ngôn ngữ
D. A và B đều đúng.
-
Câu 15:
Để tránh tác động xấu đến môi trường, người ta sử dụng:
A. Tiếng lóng
B. Nhã ngữ
C. Phương ngữ
D. Tiếng Anh.
-
Câu 16:
Trong câu “Tôi đi học”, nếu lần lượt bổ sung thêm vào như: Tôi đi học bằng xe đạp/ Tôi đi học bằng xe đạp mỗi ngày/ Tôi đi học mỗi ngày trên con đường này…...để hợp với nội dung truyền đạt, người ta nói chúng đã sử dụng quan hệ ngôn ngữ gì?
A. Cấp bậc
B. Ngữ đoạn
C. Liên tưởng
D. Cả 3 ý trên
-
Câu 17:
Trong tiếng Anh, khi ta đêm phụ tố (work-er, act -or, assist-ant, reception-ist) là đặc điểm gì?
A. Một ý nghĩa ngữ pháp được biểu thị bằng nhiều phụ tố
B. Nhiều ý nghĩa ngữ pháp được biểu thị bằng một phụ tố
C. Một ý nghĩa ngữ pháp được biểu thị bằng một phụ tố
D. Nhiều ý nghĩa ngữ pháp được biểu thị bằng nhiều phụ tố.
-
Câu 18:
Khi phát âm, phần sau lưỡi nâng về phía ngạc mềm:
A. Hàng sau
B. Hàng giữa
C. Hàng trước
D. Hàng trên.
-
Câu 19:
Ngữ điệu là:
A. Cách nhấn giọng, lên giọng, xuống giọng….
B. Điệu nhạc của ngôn ngữ
C. Nói chuyện điều đà
D. A và B đúng.
-
Câu 20:
Nguyên âm tròn môi là:
A. /o/, /i/
B. /o/, /u/
C. /u/, /i/
D. /i/, /o/
-
Câu 21:
Các dạng thức của từ:
A. Từ đơn
B. Từ ghép
C. Từ phái sinh
D. Cả A, B, C đều đúng.
-
Câu 22:
Các âm “m,n,ng,nh” được gọi là phụ âm vang bởi vì?
A. Vì nó nằm ở cuối từ của âm tiết
B. Khi đọc âm thanh vang lên tự nhiên
C. Luồn hơi thoát ra từ khoan mũi
D. Cả B và C đều đúng.
-
Câu 23:
Các tiêu chí phân loại phụ âm:
A. Vị trí lưỡi, hình dạng đôi môi, trường độ
B. Độ nâng của lưỡi, cao độ
C. Phương thức cấu âm và vị trí cấu âm.
D. A và C đúng.
-
Câu 24:
Hình thái học nghiên cứu về:
A. Quy tắc phản ánh kết hợp từ
B. Mối quan hệ giữa từ và câu
C. Mối quan hệ giữa câu và đoạn
D. Mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng.
-
Câu 25:
Nếu phân chia câu theo mục đích phát ngôn thì câu “Nó có giúp cho tôi đâu!” thuộc loại câu:
A. Câu cảm thán
B. Câu hỏi
C. Câu khẳng định
D. Câu phủ định.