Đề thi HK2 môn GDCD 6 năm 2023-2024
Trường THCS Trưng Vương
-
Câu 1:
Quốc tịch của một người không được ghi nhận ở loại giấy tờ nào?
A. Hộ chiếu.
B. Giấy khai sinh.
C. Căn cước công dân.
D. Bằng đại học.
-
Câu 2:
Căn cứ quan trọng nhất để xác định công dân của một nước là gì?
A. Quốc tịch.
B. Ngoại hình.
C. Tiếng mẹ đẻ.
D. Nơi sinh ra.
-
Câu 3:
Nghĩa vụ cơ bản của mỗi công dân là gì?
A. Yêu cầu của nhà nước mà chỉ một hay nhóm người thực hiện.
B. Yêu cầu của nhà nước mà công dân thực hiện hoặc không thực hiện.
C. Yêu cầu bắt buộc của nhà nước mà mọi công dân phải thực hiện.
D. Yêu cầu của nhà nước mà mọi người phải thực hiện.
-
Câu 4:
Đâu không phải quyền của mỗi công dân?
A. Bất khả xâm phạm về thân thể.
B. Trung thành với Tổ quốc.
C. Tự do ngôn luận.
D. Có nơi ở hợp pháp.
-
Câu 5:
Đâu không phải nội dung thuộc quyền tự do dân chủ, tự do cá nhân?
A. Đi lại, cư trú.
B. Tự do kinh doanh.
C. Bí mật đời tư.
D. Sống, hiến mô tạng.
-
Câu 6:
Hành động nào dưới đây là thực hiện tốt quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân?
A. Tố cáo với cơ quan có thẩm quyền về hành vi đánh đập, hành hạ trẻ em.
B. Thành lập công ty kinh doanh nhưng không đóng thuế theo quy định của pháp luật.
C. Luôn đòi bố mẹ chiểu theo ý muốn của bản thân.
D. Ngăn cấm con tham gia các hoạt động tập thể của trường, lớp.
-
Câu 7:
Hành động nào thực hiện chưa tốt quyền, nghĩa vụ cơ bản của mỗi công dân?
A. Tự giác tham gia các hoạt động giữ vệ sinh, bảo vệ môi trường ở khu dân cư.
B. Chủ động ngăn chặn hành vi vứt rác, đổ rác không đúng nơi quy định.
C. Quan tâm, chăm sóc và giúp đỡ mọi người trong gia đình.
D. Thành lập công ty kinh doanh nhưng không đóng thuế theo quy định của pháp luật.
-
Câu 8:
Em không đồng tình với ý kiến nào dưới đây khi nói về quyền và nghĩa vụ của công dân?
A. Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân.
B. Việc thực hiện quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
C. Trẻ em dưới 16 tuổi không phải thực hiện nghĩa vụ công dân.
D. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.
-
Câu 9:
Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật là gì?
A. Công dân không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật.
B. Công dân có quyền và nghĩa vụ giống nhau tuỳ theo địa bàn sinh sống.
C. Công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lý theo quy định của đơn vị, tổ chức, đoàn thể mà họ tham gia.
D. Công dân có quyền và nghĩa vụ như nhau nếu cùng giới tính, dân tộc, tôn giáo.
-
Câu 10:
Là học sinh, em cần tránh làm những gì để trở thành một công dân tốt?
A. Học tập và làm việc, học theo tấm gương đạo đức của Bác Hồ vĩ đại.
B. Cố gắng học tập để nâng cao kiến thức cho bản thân.
C. Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo, bảo vệ môi trường.
D. Phê phán, chê bai những truyền thống tốt đẹp của ông cha ta.
-
Câu 11:
Nhân vật nào dưới đây đã thực hiện tốt quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân?
A. Phương là học sinh khá, ngoài giờ học ở trường, bạn thường tự học và dành thời gian làm việc nhà phụ giúp bố mẹ.
B. Tùng là con trai duy nhất trong gia đình giàu có. Tùng lười học vì cho rằng “Học để làm gì khi mà tài sản của bố mẹ đủ để mình sống thoải mái”.
C. Quân thường rủ các bạn chơi đá bóng ở vỉa hè, có khi chơi ham quá các bạn chạy xuống cả lòng đường để chơi.
D. Anh Thanh được gọi nhập ngũ đầu năm nhưng anh đã xin bố mẹ lo lót để anh không phải đi bộ đội nữa.
-
Câu 12:
Quyền nào là không thuộc nhóm quyền dân sự?
A. Quyền sống.
B. Quyền bình đẳng giới.
C. Quyền tham gia quản lí nhà nước.
D. Quyền tự do kết hôn, li hôn.
-
Câu 13:
Em đồng tình với ý kiến nào dưới đây khi nói về quyền và nghĩa vụ của công dân?
A. Nhiều lần chứng kiến chú Hưng đánh con, nên Hà đã gọi điện báo với Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em 111.
B. Hương là học sinh lớp 6, ngoài việc học tốt, bạn còn chăm chỉ lao động, giúp đỡ bố mẹ làm việc nhà.
C. Lan được cô giáo nhờ gửi thư cho mẹ Lan. Lan không bóc thư của để xem vì Lan biết rằng làm như vậy sẽ xâm phạm quyền bí mật thư tín của người khác.
D. Thấy bác lao công đang quét dọn sân trường, Bình vứt luôn vỏ hộp sữa xuống sân để bác dọn.
-
Câu 14:
Tìm từ thích hợp điền vào chỗ (…) sau: "Công dân Việt Nam có quyền và phải thực hiện .......... đối với Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam".
A. nghĩa vụ.
B. luật pháp.
C. bảo vệ.
D. giám sát.
-
Câu 15:
Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ có nghĩa là gì?
A. Đều có quyền như nhau.
B. Đều có nghĩa vụ như nhau.
C. Đều có quyền và nghĩa vụ giống nhau.
D. Đều bình đẳng về quyền và làm nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
-
Câu 16:
Quyền cơ bản của công dân được hiểu là gì?
A. Những lợi ích cơ bản mà người Công dân được hưởng và được pháp luật bảo vệ.
B. Những đảm bảo pháp lí của nhà nước cho tất cả mọi người.
C. Những lợi ích cốt lỗi mà bất cứ ai trên thế giới đều được hưởng.
D. Những đảm bảo của Liên hiệp quốc cho tất cả mọi người trên thế giới.
-
Câu 17:
Theo quy định của Luật Trẻ em Việt Nam năm 2016, trẻ em là người dưới bao nhiêu tuổi?
A. 16 tuổi.
B. 17 tuổi.
C. 18 tuổi.
D. 19 tuổi.
-
Câu 18:
Quyền trẻ em không bao gồm những quyền nào dưới đây?
A. Quyền bí mật đời sống riêng tư.
B. Quyền được bày tỏ ý kiến và hội họp.
C. Quyền được bảo vệ để không bị xâm hại tình dục.
D. Quyền tham gia bầu cử và ứng cử vào các cơ quan nhà nước.
-
Câu 19:
Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về ý nghĩa của quyền trẻ em?
A. Là cơ sở để trẻ tự bảo vệ mình.
B. Cho phép trẻ em làm những gì mình thích.
C. Giúp cho trẻ được sống an toàn, hạnh phúc.
D. Tạo đều kiện trẻ em được phát triển toàn diện.
-
Câu 20:
Hành vi nào sau đây đã thực hiện đúng với nhóm quyền tham gia của trẻ em?
A. Không bắt trẻ em làm việc quá sức.
B. Các em được nói và viết lên những suy nghĩ của mình.
C. Các em được hỗ trợ sách vở để đến trường.
D. Trẻ em có quyền được khai sinh, quyền có họ tên và có quốc tịch.
-
Câu 21:
Hành động nào sau đây là không thuộc nhóm quyền phát triển của trẻ em?
A. Các em được tự do vui chơi, giải trí.
B. Các em được nghỉ hè, được đi tham quan, nghỉ mát.
C. Các em được hỗ trợ sách vở để đến trường.
D. Không ai được phép đánh đập, bạo hành đối với trẻ em.
-
Câu 22:
Quyền trẻ em được hiểu là gì?
A. Là những nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn có và khách quan của trẻ em được ghi nhận và bảo vệ.
B. Là những quy định bắt buộc trẻ em phải tuân theo, không được làm trái.
C. Là những mong muốn của trẻ em về các nhu cầu cơ bản.
D. Là những việc trẻ em phải thực hiện để phát triển đầy đủ.
-
Câu 23:
Quyền nào dưới đây là không thuộc nhóm quyền bảo vệ của trẻ em?
A. Quyền được khai sinh và có quốc tịch.
B. Quyền được bảo vệ tính mạng, thân thể.
C. Quyền được bảo vệ để không bị đánh đập.
D. Quyền được bảo vệ danh dự và nhân phẩm.
-
Câu 24:
Trong buổi thảo luận về quyền và nghĩa vụ học tập của trẻ em, các bạn lớp 6A có nhiều ý kiến khác nhau, em đồng tình với ý kiến nào sau đây?
A. Học tập là quyển của trẻ em, không phải là nghĩa vụ của trẻ em vì không ai bắt buộc phải đi học.
B. Học tập là nghĩa vụ của trẻ em bởi pháp luật quy định công dân trong độ tuổi phải hoàn thành cấp giáo dục phổ cập.
C. Học tập vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ trẻ em. Trẻ em được hưởng quyển học tập và có nghĩa vụ học tập để xây dựng đất nước
D. Học tập không phải là quyền và nghĩa vụ của trẻ em vì người có tiền mới đi học và không ai bắt buộc.
-
Câu 25:
Trong tiết sinh hoạt lớp, em đứng lên phát biểu quan điểm của mình về việc tổ chức cắm trại nhân dịp kỉ niệm 26/3. Trong tình huống này em đã sử dụng nhóm quyền nào?
A. Nhóm quyền phát triển.
B. Nhóm quyền sống còn.
C. Nhóm quyền bảo vệ.
D. Nhóm quyền tham gia.
-
Câu 26:
Quyền cơ bản của trẻ em thường bao gồm các nhóm quyền nào?
A. Nhóm quyền: sống còn, bảo vệ, phát triển và tham gia.
B. Nhóm quyền: sống còn, học tập, phát triển và vui chơi.
C. Nhóm quyền: sống còn, bảo vệ, vui chơi và phát triển.
D. Nhóm quyền: sống còn, vui chơi, giải trí và phát triển.
-
Câu 27:
Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em đã thể hiện điều gì?
A. Thể hiện sự quan tâm và chăm sóc đối với trẻ em.
B. Thể hiện sự thương hại và bảo vệ đối với trẻ em.
C. Thể hiện sự thờ ơ đối với trẻ em.
D. Thể hiện sự tôn trọng và quan tâm đối với trẻ em.
-
Câu 28:
Nhóm quyền sống còn được hiểu là gì?
A. những quyền được đáp ứng các nhu cầu cho sự phát triển một cách toàn diện như: được học tập, được vui chơi giải trí, được tham gia các hoạt động văn hoá, nghệ thuật.
B. những quyền nhằm bảo vệ trẻ em khỏi mọi hình thức phân biệt đối xử, bị bỏ rơi, bị bóc lột và bị xâm hại.
C. những quyền được sống và được đáp ứng các nhu cầu cơ bản để tồn tại như được nuôi dưỡng, được chăm sóc sức khoẻ.
D. những quyền được tham gia vào những công việc có ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ em như được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình.
-
Câu 29:
Quyền nào dưới đây không thuộc nhóm quyền sống còn của trẻ em?
A. Trẻ em khuyết tật được học ở các trường chuyên biệt.
B. Trẻ em mồ côi được chăm sóc tại cơ sở bảo trợ.
C. Trẻ em được tiêm phòng vắc xin theo quy định của Nhà nước.
D. Trẻ em có quyền có quốc tịch.
-
Câu 30:
Chính sách trẻ em được tiêm chủng miễn phí thể hiện quyền nào dưới đây của trẻ em?
A. Quyền được chăm sóc, nuôi dạy để phát triển.
B. Quyền được chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ.
C. Quyền được sống chung với cha mẹ.
D. Quyền được vui chơi, giải trí.
-
Câu 31:
Gia đình, nhà trường và xã hội khuyến khích trẻ em học tập tốt và tạo điều kiện để trẻ em phát triển năng khiếu là đảm bảo nhóm quyền nào dưới đây của trẻ em?
A. Quyền được bảo vệ.
B. Quyền được chăm sóc.
C. Quyền được phát triển.
D. Quyền được vui chơi, giải trí.
-
Câu 32:
Hành động nào dưới đây thực hiện đúng quyền trẻ em?
A. Bảo vệ trẻ em khỏi hành vi xâm hại.
B. Cha mẹ li hôn, không ai chăm sóc con cái.
C. Bắt trẻ em nghỉ học để làm việc kiếm tiền.
D. Nghiêm cấm trẻ em phát biểu trong cuộc họp.
-
Câu 33:
Hành động nào dưới đây thể hiện bổn phận của trẻ em với nhà trường?
A. Tôn trọng, giúp đỡ bạn bè.
B. Che giấu hành vi sai trái của bạn bè.
C. Kính trọng, lễ phép với ông bà, cha mẹ.
D. Chấp hành quy định về an toàn giao thông.
-
Câu 34:
Hành vi nào sau đây đã vi phạm quyền được bảo vệ của trẻ em?
A. Cấm các em vui chơi, giải trí.
B. Yêu cầu các em phải ăn thật nhiều.
C. Yêu cầu các em phải làm thật nhiều bài tập.
D. Không cho các em khuyết tật vào học cùng lớp với các em khác.
-
Câu 35:
Tình huống nào sau đây đã vi phạm quyền được phát triển của trẻ em?
A. Bạo hành gây thương tích cho trẻ.
B. Bắt các em phải ngồi học suốt ngày, không được vui chơi, giải trí.
C. Bắt trẻ em phải tiêm chủng và uống một số vắc xin phòng bệnh.
D. Trẻ luôn luôn phải vâng lời, không được phát biểu, không được phép đưa ra ý kiến phản đối.
-
Câu 36:
Tình huống nào sau đây tôn trọng quyền được tham gia của trẻ em?
A. Người lớn luôn sẵn sàng lắng nghe và tiếp nhận những sáng kiến, nguyện vọng của các em.
B. Tạo điều kiện cho các em được học tập, vui chơi, giải trí.
C. Đưa ra xét xử những kẻ có hành vi bạo hành, đánh đập trẻ em một cách tàn nhẫn.
D. Khuyến khích các em tham gia các hoạt động văn nghệ, thể thao do nhà trường tổ chức.
-
Câu 37:
Hành vi nào sau đây cho thấy quyền của trẻ em chưa được thực hiện và tôn trọng?
A. Mở rộng các khu vui chơi giải trí cho trẻ em.
B. Tạo điều kiện cho trẻ em học tập, phát triển bản thân.
C. Không lắng nghe ý kiến của trẻ em.
D. Tổ chức cho các em đi tham quan.
-
Câu 38:
Tổ chức nào sau đây là tổ chức chăm sóc, giúp đỡ trẻ em?
A. UNICEF.
B. UNESCO.
C. WTO.
D. WHO.
-
Câu 39:
Trường hợp nào sau đây là vi phạm quyền được sống còn của trẻ em?
A. Không cho các em được học tập.
B. Không cho các em ăn uống đầy đủ.
C. Phân biệt đối xử giữa bé trai và bé gái.
D. Không cho các em được bày tỏ ý kiến.
-
Câu 40:
Trường hợp nào dưới đây thể hiện bổn phận của trẻ em với gia đình?
A. Quan tâm, chia sẻ giúp đỡ bạn bè.
B. Quan tâm, chia sẻ tình cảm với cha mẹ.
C. Giữ gìn bản sắc văn hoá tốt đẹp của dân tộc.
D. Phụ giúp bố mẹ tổ chức đánh bạc để kiếm tiền.