Đề thi HK2 môn GDCD 6 năm 2023-2024
Trường THCS Tây Sơn
-
Câu 1:
Trên đường đi học về, em phát hiện một trẻ em bị đuối nước dưới dòng sông, em sẽ làm gì?
A. Không quan tâm vì không liên quan đến mình.
B. Dù không biết bơi nhưng em sẽ nhảy xuống sông cứu bạn.
C. Em sẽ đi tìm thuyền ra cứu bạn.
D. Khi gặp người bị đuối nước em sẽ kêu cứu thật to và tìm kiếm sự hỗ trợ từ những người xung quanh.
-
Câu 2:
Khi có mưa dông, lốc, sét, chúng ta nên làm gì?
A. Ở trong nhà.
B. Tắt các thiết bị điện trong nhà (điện thoại, tivi…).
C. Trú dưới gốc cây, cột điện, giữa cánh đồng...
D. Tìm nơi trú ẩn an toàn như: tòa nhà cao tầng, siêu thị, khu nhà kiên cố, các công trình công cộng kiên cố (như trụ sở cơ quan nhà nước, trường học, trạm y tế, nhà văn hóa).
-
Câu 3:
Để tránh được nguy cơ đuối nước, chúng ta không nên?
A. Tránh xa vùng cảnh báo nguy hiểm và chấp hành nghiêm các chỉ dẫn của lực lượng cứu hộ.
B. Bơi theo nhóm để được trợ giúp kịp thời khi gặp phải sự cố và không được bơi xa bờ.
C. Tự ý ra ao, hồ, sông, suối, bãi biển chơi một mình.
D. Học bơi và học các cách ứng phó khi bị đuối nước.
-
Câu 4:
Khi xảy ra lũ quét, lũ ống, sạt lở đất, chúng ta cần làm gì?
A. Gọi 115 yêu cầu trợ giúp.
B. Tìm nơi thấp trũng để trú ngụ an toàn.
C. Không đi qua sống, suối khi có lũ.
D. Đứng thành nhóm người gần nhau.
-
Câu 5:
Đâu là tình huống không nguy hiểm trong cuộc sống?
A. Tham gia đá bóng ở trường trong ngày hội thể thao.
B. Bị người lạ mặt rủ đi chơi, đe dọa chở đi mất.
C. Mưa to, sấm chớp dữ dội hoặc mưa đá.
D. Bị chuột rút khi đang bơi hoặc thấy người khác bị đuối nước.
-
Câu 6:
Tình huống nguy hiểm từ con người bao gồm những gì?
A. Những mối nguy hiểm bất ngờ, xuất phát từ những hành vi cố ý hoặc vô tình từ con người gây tổn thất cho con người và xã hội.
B. Những hiện tượng tự nhiên có thể gây tổn thất về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và làm gián đoạn các hoạt động kinh tế, xã hội.
C. Những sự việc được lên kế hoạch trước, xuất phát từ những hành vi cố ý hoặc vô tình từ con người nhưng không gây tổn thất cho con người và xã hội.
D. Những hành vi giúp con người thoát khỏi nguy hiểm từ thiên nhiên.
-
Câu 7:
Tình huống nào là tình huống không gây nguy hiểm?
A. Thấy chuông báo cháy của chung cư vang lên, Hằng chạy ra ngay thang máy để thoát hiểm.
B. Trời nắng nóng, sau khi chơi đá bóng, các bạn rủ nhau xuống sông tắm nhưng Nam từ chối và khuyên các bạn không nên tắm sông.
C. Gia đình Vy thường xuyên xem dự báo thời tiết.
D. Hòa vẫn lội qua suối để về nhà dù trời đang mưa to và có thể xảy ra lũ quét.
-
Câu 8:
Chiều nay, H đi tan học về nhà muộn hơn mọi ngày. Khi đi đến đoạn đường vắng, em bị một kẻ lạ mặt bất ngờ kéo tay định lôi lên xe máy. H không nên làm gì trong những hành vi dưới đây?
A. Gào khóc thật to để người khác nghe thấy.
B. Nói thật to và rõ: “Dừng lại ngay” hoặc “Cứu tôi với” để người xung quanh phát hiện ra, tới cứu giúp.
C. Bỏ chạy.
D. Đánh lại kẻ lạ mặt bằng tay.
-
Câu 9:
Để tránh gặp phải tình huống bị bắt cóc, các em nên làm gì?
A. Nhận quà của người lạ.
B. Đi theo người lạ.
C. Không tiếp xúc với người lạ.
D. Cố gắng giữ “bí mật” theo yêu cầu của một người lạ.
-
Câu 10:
Khi bị mắc kẹt trong đám cháy, chúng ta không nên làm gì trong các hành động sau?
A. Di chuyển bằng cầu thang máy.
B. Bình tĩnh quan sát để tìm các lối thoát hiểm (hành lang, cầu thang bộ, ban công ở tầng thấp).
C. Đi khom hoặc bò trên đường di chuyển để thoát khỏi đám cháy.
D. Đóng các cửa trên đường di chuyển để tránh lửa lan rộng ra.
-
Câu 11:
Tình huống nguy hiểm bao gồm những tình huống nào?
A. Tình huống nguy hiểm là những tình huống dễ gặp trong cuộc sống.
B. Tình huống nguy hiểm là những tình huống có thể gây ra những tổn hại về thể chất, tinh thần cho con người và xã hội.
C. Tình huống nguy hiểm là những tình huống xảy ra theo chuẩn mực xã hội.
D. Tình huống nguy hiểm là những tình huống không gây hậu quả lớn cho con người và xã hội.
-
Câu 12:
Để ứng phó với tình huống nguy hiểm, chúng ta cần làm gì?
A. Dám đương đầu với những khó khăn, tình huống nguy hiểm.
B. Cần phải thật bình tĩnh suy nghĩ thật kĩ, tìm kiếm sự hỗ trợ và các cách ứng phó phù hợp, an toàn nhất.
C. Trông chờ, chờ đợi sự trợ giúp của người khác.
D. Kêu gào, la hét để tìm kiếm sự hỗ trợ.
-
Câu 13:
Câu danh ngôn nào nói về sự cần thiết khi ứng phó với tình huống nguy hiểm?
A. Thà mất một phút trong đời còn hơn mất đời trong một phút.
B. Phải để việc công, việc nước lên trên, lên trước việc tư, việc nhà.
C. Lòng tự tin vào bản thân chắc chắn sẽ biểu lộ trong bất cứ những gì bạn làm.
D. Thành đạt không phải do sự giúp đỡ của người khác mà chính do lòng tự tin.
-
Câu 14:
Câu tục ngữ nào không nói về tính tiết kiệm?
A. Tích cốc phòng cơ, tích y phòng hàn.
B. Có công mài sắt, có ngày nên kim.
C. Ở đây một hạt cơm rơi, ngoài kia bao hạt mồ hôi thấm đồng.
D. Làm người phải biết tiện tằn, đồ ăn thức mặc có ngắn thì thôi.
-
Câu 15:
Hành động nào không phải là biểu hiện của tiết kiệm?
A. Tận dụng ánh sáng tự nhiên để không phải bật đèn.
B. Giặt rửa bằng nước nóng vào mùa hè.
C. Tắt bếp sớm một chút.
D. Sử dụng bóng đèn tiết kiệm điện.
-
Câu 16:
Trái ngược với tiết kiệm là?
A. Chăm chỉ.
B. Lãng phí, hoang phí, phung phí.
C. Tự chủ.
D. Tự lập.
-
Câu 17:
Để tiết kiệm, mỗi học sinh cần tránh điều gì?
A. Lối sống đua đòi, xa hoa và lãng phí.
B. Sắp xếp việc làm khoa học tránh lãng phí thời gian.
C. Bảo quản, sử dụng và tận dụng các đồ dùng học tập, lao động.
D. Trân trọng vật chất và sức lao động của người khác.
-
Câu 18:
Em tán thành với ý kiến nào sau đây khi nói về tính tiết kiệm?
A. Sống tiết kiệm dễ trở thành bủn xỉn, ích kỉ.
B. Tiết kiệm làm cho cuộc sống không được thoải mái.
C. Tiết kiệm thể hiện sự quý trọng công sức của bản thân và người khác.
D. Sống tiết kiệm thường bị bạn bè xa lánh.
-
Câu 19:
Trường hợp của bạn nào dưới đây chưa tiết kiệm?
A. Khi cùng mẹ dọn dẹp nhà cửa đón Tết, Ngọc thường gấp cẩn thận quần, áo cũ không dùng đến để gửi tặng những người có hoàn cảnh khó khăn.
B. Khi năm học kết thúc, Lan thường soạn lại những quyển vở cũ, cắt những trang giấy trắng để năm sau làm nháp.
C. Mỗi khi được mẹ cho đi siêu thị, Trung mua rất nhiều đồ chơi mặc dù ở nhà đã có.
D. Dũng luôn tiết kiệm tiền tiêu vặt để dùng khi cần thiết.
-
Câu 20:
Em đồng tình với quan điểm nào dưới đây khi nói về tiết kiệm?
A. Tiết kiệm tiền của là keo kiệt, bủn xỉn.
B. Tiết kiệm tiền của chỉ là việc của gia đình nghèo.
C. Tiết kiệm tiền của chỉ ích nước, không lợi nhà.
D. Hành vi thể hiện lối sống tiết kiệm phải phù hợp với lứa tuổi, điều kiện của gia đình, bản thân và môi trường xã hội xung quanh.
-
Câu 21:
Trường hợp của học sinh nào dưới đây là thể hiện chưa tiết kiệm?
A. Bạn Hà lần nào cũng ăn hết sạch bát phở, không để thừa phần thức ăn nào cả.
B. Từ đầu năm học, Hoàng đã lập thời gian biểu cho mình và nghiêm túc thực hiện hàng ngày.
C. Nhân dịp sinh nhật, Hải được dì Hoa tặng cho một chiếc cặp sách rất đẹp, Hải đã mang ra dùng ngay và vứt bỏ chiếc cặp sách mẹ mới mua được 1 tháng.
D. Sắp năm học mới, bố muốn mua cho Hùng một chiếc xe đạp mới nhưng Hùng đã từ chối vì chiếc xe đang đi vẫn còn dùng tốt.
-
Câu 22:
Câu thành ngữ nào sau đây là nói về tính tiết kiệm?
A. Cơm thừa gạo thiếu.
B. Vung tay quá trán.
C. Góp gió thành bão.
D. Kiếm củi ba năm thiêu một giờ.
-
Câu 23:
Hành động nào dưới đây là biểu hiện của tiết kiệm?
A. Không bảo quản những vật dụng đang dùng.
B. Không đi làm đúng giờ.
C. Không khóa vòi nước trong khi đánh răng.
D. Dùng lại những vật còn sử dụng được.
-
Câu 24:
Hành động tiết kiệm được hiểu là gì?
A. Tiết kiệm là biết sử dụng hết mức của cải, tiền bạc, thời gian, sức lực của mình và người khác.
B. Tiết kiệm là biết sử dụng một cách hợp lí của cải, tiền bạc, thời gian, sức lực của người khác còn của mình thì tùy ý sử dụng.
C. Tiết kiệm là biết sử dụng một cách hợp lí của cải, tiền bạc, thời gian, sức lực của mình và người khác.
D. Tiết kiệm là biết sử dụng một cách hợp lí mọi thứ của mình.
-
Câu 25:
Thành ngữ nào sau đây nói về tính tiết kiệm?
A. Năng nhặt chặt bị.
B. Cơm thừa gạo thiếu.
C. Kiếm củi ba năm thiêu một giờ.
D. Vung tay quá trán.
-
Câu 26:
Để thực hành tính tiết kiệm, chúng ta cần làm gì?
A. Tắt các thiết bị điện khi không cần thiết.
B. Bảo quản và giữ gìn đồ dùng học tập, lao động thật tốt.
C. Sắp xếp thời gian học tập, vui chơi một cách hợp lí.
D. Cả ba ý trên đều đúng.
-
Câu 27:
Vì sao mỗi chúng ta cần phải tiết kiệm?
A. Nguồn tài nguyên thiên nhiên có hạn.
B. Có khoản tiền tự phòng để giúp đỡ cho chính bản thân và những người xung quanh khi cần thiết.
C. Bản thân có nhiều tiền.
D. Ý A và B đều đúng.
-
Câu 28:
Để thực hành tiết kiệm, chúng ta cần tiết kiệm những gì?
A. Thời gian.
B. Tiền bạc.
C. Điện, nước, thức ăn.
D. Cả ba ý trên đều đúng.
-
Câu 29:
Trong các nhân vật dưới đây, ai không phải là công dân Việt Nam?
A. Hương, Lan và Nam đều có bố mẹ mang quốc tịch Việt Nam. Các bạn hiện đang sống ở Việt Nam.
B. Toàn sinh ra ở nước Nga. Cả bố và mẹ bạn đều mang quốc tịch Việt Nam, là công dân Việt Nam. Đến năm 10 tuổi thì cả gia đình bạn về Việt Nam sinh sống.
C. Ly có bố là người Hàn Quốc, mẹ là người Việt Nam. Khi mới sinh, bố mẹ Ly làm giấy khai sinh và thoả thuận với nhau để bạn mang quốc tịch Việt Nam.
D. Chị Na-ta-sa sinh ra và lớn lên ở Nga. Năm 18 tuổi chị đến Việt Nam học đại học.
-
Câu 30:
Hãy cho biết ngày Quốc Khánh của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là ngày nào?
A. 2/9.
B. 30/4.
C. 27/2.
D. 8/3.
-
Câu 31:
Quan điểm nào dưới đây là không đúng?
A. Trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha mẹ đều là người không quốc tịch, nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam thì có quốc tịch Việt Nam.
B. Trẻ em sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha mẹ đều là công dân Việt Nam thì có quốc tịch Việt Nam.
C. Người nước ngoài đã nhập quốc tịch Việt Nam là công dân Việt Nam.
D. Người nước ngoài sống và làm việc trên lãnh thổ Việt Nam là công dân Việt Nam.
-
Câu 32:
Tình huống nào sau đây không phải là công dân Việt Nam?
A. Người có quốc tịch Việt Nam nhưng chưa đủ 18 tuổi.
B. Trẻ em được tìm thấy ở Việt Nam nhưng không rõ cha mẹ là ai.
C. Trẻ em sinh ra ở Việt Nam, mà khi sinh ra có cha mẹ là người nước ngoài.
D. Người có quốc tịch Việt Nam nhưng học tập, công tác ở nước ngoài.
-
Câu 33:
Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm những ai?
A. Tất cả những người có quốc tịch Việt Nam.
B. Tất cả những người sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam.
C. Tất cả những người Việt dù sinh sống ở quốc gia nào.
D. Tất cả những người có quyền và nghĩa vụ do Nhà nước Việt Nam quy định.
-
Câu 34:
Mẹ Lâm là người không có quốc tịch, còn cha cũng không rõ là ai. Lâm được sinh ra ở Việt Nam. Lâm và mẹ thường trú ở Việt Nam. Theo em, Lâm là có quốc tịch nước nào?
A. Lâm không có quốc tịch.
B. Lâm có quốc tịch Liên hiệp quốc.
C. Lâm có quốc tịch Việt Nam.
D. Lâm thích có quốc tịch nào cũng được.
-
Câu 35:
Bạn Hường có bố là công dân Hàn Quốc, mẹ là công dân Việt Nam. Khi Hường sinh ra ở Việt Nam, bố mẹ Hường không thoả thuận việc để bạn mang quốc tịch Việt Nam hay Hàn Quốc. Năm Hường 12 tuổi thì cả nhà bạn về Hàn Quốc sinh sống. Hường có quốc tịch nước nào?
A. Hường có quốc tịch Việt Nam.
B. Hường có quốc tịch Hàn Quốc.
C. Hường không có quốc tịch.
D. Hường có cả quốc tịch Việt Nam và Hàn Quốc.
-
Câu 36:
Trên đường đi làm về, bác Nga phát hiện 1 em bé sơ sinh bị bỏ rơi ở đầu làng. Thấy em bé khóc, đói, không ai chăm sóc nên bác Nga đã mang bé về nhà, làm các thủ tục nhận nuôi. Theo em, em bé có quốc tịch của nước nào?
A. Em bé có quốc tịch Việt Nam.
B. Em bé không có quốc tịch.
C. Em bé có quốc tịch Mĩ.
D. Em bé có quốc tịch Nga.
-
Câu 37:
Bố mẹ Chiến là người Nhật sang Việt Nam sinh sống. Chiến sinh ra ở Việt Nam. Theo em, Chiến là công dân nước nào?
A. Chiến là công dân quốc tế.
B. Chiến là công dân Việt Nam.
C. Chiến là công dân Nhật.
D. Chiến là công dân Hàn Quốc.
-
Câu 38:
Trong các tình huống dưới đây, ai không phải là công dân Việt Nam?
A. Bạn Mai có bố mẹ là công dân Việt Nam, bạn đang cùng bố sinh sống ở Xlô-va-ki-a (Slovakia), còn mẹ bạn sinh sống tại Việt Nam.
B. Bạn Vinh có bố là công dân Việt Nam, mẹ là người Ba Lan. Bạn sinh ra ở Việt Nam. Khi Vinh sinh ra, bố mẹ bạn không thoả thuận được việc chọn quốc tịch cho bạn.
C. Bạn Ôn-ga có bố mẹ là công dân Nga. Bạn sinh ra ở Việt Nam và có nhiều năm sinh sống ở Việt Nam.
D. Bạn Bình có bố mẹ là công dân Việt Nam, hiện nay bạn sinh sống cùng gia đình ở Ô-xtrây-li-a (Australia).
-
Câu 39:
Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là bao gồm những ai?
A. Là người có dòng máu Việt Nam.
B. Là người có quốc tịch Việt Nam.
C. Là người có mong muốn sống ở Việt Nam.
D. Là người có quê hương ở Việt Nam.
-
Câu 40:
Đâu không phải là căn cứ để xác định người có quốc tịch Việt Nam?
A. Trẻ em sinh ra trong lãnh thổ Việt Nam và có cha mẹ là người nước ngoài.
B. Trẻ em được sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là người không quốc tịch.
C. Trẻ em được sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là người không quốc tịch.
D. Trẻ sơ sinh bị bỏ rơi tại Việt Nam.