Đề thi HK2 môn GDCD 6 Cánh Diều năm 2023-2024
Trường THCS Kim Đồng
-
Câu 1:
Hành vi nào của xã hội thể hiện thiếu trách nhiệm trong việc thực hiện quyền trẻ em?
A. Tạo điều kiện cho các em được đến trường.
B. Không xử lí nghiêm minh các hành vi vi phạm quyền trẻ em.
C. Ưu tiên khám chữa bệnh cho trẻ em.
D. Mở viện mồ côi.
-
Câu 2:
Hành vi nào sau đây là vi phạm quyền trẻ em?
A. Tổ chức việc làm cho trẻ em có khó khăn.
B. Dạy học ở lớp học tình thương cho trẻ em.
C. Tổ chức tiêm phòng dịch cho trẻ em.
D. Bắt trẻ em làm việc nặng quá sức.
-
Câu 3:
Khi muốn được trợ giúp, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn, bạn có thể gọi đến số điện thoại khẩn cấp nào dưới đây?
A. Số 111.
B. Số 112.
C. Số 113.
D. Số 114.
-
Câu 4:
Khi cần hỗ trợ các vấn đề việc mang tính khẩn cấp liên quan đến vấn đề an ninh trật tự, người dân có thể gọi đến số điện thoại nào dưới đây?
A. Số 111.
B. Số 112.
C. Số 113.
D. Số 114.
-
Câu 5:
Khi gặp phải các tính trạng như hỏa hoạn, cháy nổ, hoặc bị mắc kẹt trong những tòa nhà, thang máy,… thì bạn có thể liên hệ đến đầu số nào để được ứng cứu kịp thời?
A. Số 115.
B. Số 114.
C. Số 113.
D. Số 111.
-
Câu 6:
A và N đi chăn bò ở cạnh rừng, bỗng phát hiện thấy vật thể lạ trông giống quả mìn. A và N tò mò đến gần vật lạ. A định lấy đá đập vào vật thể lạ, N lại góp ý nhặt vật thể ấy mang về báo cáo với các chú công an xã. Hai bạn tranh cãi nhau về việc nên xử lí vật thể ấy như thế nào. Chú K đi ngang qua, nghe được câu truyện của 2 bạn, chú đã kiên quyết không cho 2 bạn đến gần vật thể lạ, và gọi điện báo cáo ngay với chính quyền địa phương. Theo em, trong tình huống trên, nhân vật nào đã hành động đúng?
A. Bạn N.
B. Bạn A.
C. Bạn N và chú K.
D. Chú K.
-
Câu 7:
L và K ở nhà trông nhà, vì bố mẹ hai em đã đi về quê từ chiều. Tối đến, khi đang ngủ, có người đột nhiên gõ cửa và bảo rằng bố mẹ nhờ tới nhà kiểm tra. L và K nhất định không mở cửa vì giờ này đã muộn thì hắn lao vào xô cửa khiến một bên chốt cửa lung lay như sắp bung ra. Hai bạn vì quá sợ hãi nên đã kêu cứu rất to và may mắn có bác hàng xóm sang kịp thời cứu. Hành động kêu cứu của hai bạn L và K đã thể hiện bước làm nào trong số các bước ứng phó với tình huống nguy hiểm từ con người mà em đã được học?
A. Nhận diện đối tượng gây ra nguy hiểm.
B. Tìm kiếm phương án thoát khỏi tình huống nguy hiểm.
C. Nhận diện nguy cơ có thể xảy ra trong tình huống nguy hiểm.
D. Đánh giá hậu quả của việc không thoát khỏi tình huống nguy hiểm.
-
Câu 8:
Quan điểm nào dưới đây không phản ánh đúng về khái niệm “tình huống nguy hiểm từ con người”?
A. Làm tổn hại, ảnh hưởng đến tinh thần của người khác.
B. Làm tổn hại đến tính mạng, của cải vật chất của cá nhân và xã hội.
C. Là những tình huống gây ra bởi những hành vi của con người.
D. Là những tình huống xuất hiện bất ngờ do các hiện tượng tự nhiên gây nên.
-
Câu 9:
Theo em, đâu là tình huống nguy hiểm từ con người?
A. Động đất.
B. Sóng thần.
C. Lũ quét.
D. Trộm cắp.
-
Câu 10:
Theo em, đâu không phải là tình huống nguy hiểm từ con người?
A. Bắt cóc.
B. Xâm hại tình dục.
C. Bạo lực học đường.
D. Lũ quét, sạt lở đất.
-
Câu 11:
Ý nào dưới đây không phải là cách để ứng phó với tình huống nguy hiểm từ con người?
A. Nhận diện, đánh giá tình huống nguy hiểm.
B. Tìm kiếm phương án thoát khỏi tình huống nguy hiểm.
C. Lựa chọn và thực hiện phương án thoát khỏi tính huống nguy hiểm.
D. Tự nhận xét, đánh giá để tìm ra ưu – nhược điểm của bản thân.
-
Câu 12:
Khi muốn phản ánh, báo cáo về tình trạng bạo hành trẻ em, bạn có thể gọi đến số điện thoại khẩn cấp nào dưới đây?
A. Số 111.
B. Số 112.
C. Số 113.
D. Số 114.
-
Câu 13:
Em không đồng tình với hành động nào dưới đây?
A. Chạy ra ngoài chơi khi đang có sấm chớp.
B. Chọn nơi trú ẩn an toàn khi có động đất.
C. Tránh xa khu vực cảnh báo sạt lở.
D. Theo dõi dự báo thời tiết mỗi khi sắp có bão.
-
Câu 14:
Em đồng ý với hành động nào dưới đây?
A. Tranh thủ nước lũ để bơi lội, chơi đùa.
B. Trú dưới những gốc cây to khi trời có sấm sét.
C. Xây dựng nhà cửa gần nơi thường xảy ra sạt lở.
D. Tắt các thiết bị điện trong nhà khi trời mưa giông, lốc, sét.
-
Câu 15:
Nhận định nào dưới đây không đúng các biện pháp để ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên?
A. Tập quan sát, nhận biết các yếu tố có thể gây nguy hiểm.
B. Bình tĩnh xử trí, đặt mục tiêu an toàn tính mạng lên trên hết.
C. Chọn một nơi an toàn để trú ẩn khi nguy hiểm xảy ra.
D. Đứng trú dưới các gốc cây to khi trời giông lốc, sấm sét.
-
Câu 16:
B và nhóm bạn của mình đang chơi ở sân trường. Bỗng trời nổi cơn giống, lốc xoáy rất mạnh. Trong khi các bạn khác nhanh chóng chạy vào lớp học, B vẫn đứng ngoài sân trường, lấy điện thoại ra chụp ảnh và cảm thấy rất thích thú. Hành động của B thể hiện điều gì?
A. Bạn B chưa biết cách ứng phó với tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên.
B. Bạn B đã biết cách ứng phó với tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên.
C. Bạn B đã biết cách tìm nơi trú ẩn an toàn khi trời xảy ra giông, lốc, sét.
D. Bạn B rất dũng cảm khi đối mặt với nguy hiểm, các bạn khác thật nhát gan.
-
Câu 17:
Tan học, M, K và Q cùng đạp xe về nhà. Bỗng mây đen kéo tới, sấm chớp ầm ầm, mưa rơi nặng hạt. K đề nghị các bạn dừng xe lại, xuống trú tạm vào gốc cây to bên đường; K góp ý nên tiếp tục đi về nhà và thích thú khi được “tắm mưa”. Trong khi đó, Q lại nói: “Các bạn ơi, tớ nghĩ chúng ta nên đi tiếp, phía trước có một hiệu sách, mình có thể vào đó tạm trú một lát, khi nào hết mưa giông thì hãy về”. Theo em, trong tình huống trên, hành động của bạn nào là đúng?
A. Bạn M.
B. Bạn K.
C. Bạn Q.
D. Bạn M và K.
-
Câu 18:
Tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên bao gồm những tình huống nguy hiểm như thế nào?
A. xuất hiện bất ngờ do các hiện tượng tự nhiên gây nên.
B. gây ra bởi hành vi của con người như: trộm cắp, cướp giật…
C. xảy ra bất ngờ từ sự bất cẩn của con người, như: hảo hoạn, cháy nổ…
D. xảy ra từ một hành vi có chủ đích của con người, ví dụ: bắt nạt, xâm hại…
-
Câu 19:
Các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên sẽ gây ra những hậu quả nào?
A. Tổn hại đến sức khỏe, tính mạng của con người.
B. Gây thiệt hại về vật chất đối với con người.
C. Ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của quốc gia.
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng.
-
Câu 20:
Theo em, đâu không phải là tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên?
A. Bão.
B. Lũ.
C. Sóng thần.
D. Cướp giật.
-
Câu 21:
Theo em, đâu là tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên?
A. Xâm hại tình dục.
B. Bạo lực gia đình.
C. Lũ quét, sạt lở đất.
D. Giết người – cướp của.
-
Câu 22:
Câu thành ngữ: “Tháng bảy kiến đàn, đại hàn, hồng thủy” cho biết về tình huống nguy hiểm nào từ thiên nhiên?
A. Hạn hán.
B. Xâm nhập mặn.
C. Bão lũ.
D. Sóng thần.
-
Câu 23:
Em đồng tình với tình huống nào dưới đây?
A. Trời mưa rất to, sấp sét đùng đoàng, hai bạn L và H vẫn đạp xe về nhà.
B. Đang có sấm sét, L vẫn thản nhiên sử dụng ti vi, điện thoại.
C. Dù dự báo sắp có mưa bão lớn, gia đình ông B vẫn cho thuyền ra khơi đánh cá.
D. A quyết định ở lại nhà bạn K đến khi nào hết mưa giông mới đi về nhà.
-
Câu 24:
Câu tục ngữ nào dưới đây không bàn về tính tiết kiệm?
A. Năng nhặt chặt bị.
B. Buôn tàu bán bè không bằng ăn dè hà tiện.
C. Kiến tha lâu cũng đầy tổ.
D. Phí của giời, mười đời chẳng có.
-
Câu 25:
Câu tục ngữ: “ Tích tiểu thành đại” nói về điều gì?
A. Tinh thần yêu nước.
B. Tính tiết kiệm.
C. Lối sống xa hoa, lãng phí.
D. Đức tính dũng cảm.
-
Câu 26:
Hành động nào dưới đây không đúng với biểu hiện của tính tiết kiệm?
A. Giữ gìn quần áo, đồ dùng, đồ chơi.
B. Tắt các thiết bị khi không sử dụng.
C. Hoàn thành công việc đúng hạn.
D. Mua nhiều quần áo để trưng diện, sống ảo.
-
Câu 27:
Thời tiết mùa hè quá nóng bức nên K muốn bật điều hòa cả ngày lẫn đêm. Vậy mà chiều tối, chị M lại tắt đi muột lúc. Chị M bảo: hôm nay trời không nóng nữa, nên tắt điều hòa đi, bật quạt cho thoáng, vừa không bị khô da lại vừa tiết kiệm điện cho gia đình. K không đồng ý, K cho rằng: có điều hòa thì cứ bật cả ngày, có hết bao nhiêu tiền điện đâu mà phải tiếc. Theo em, trong tình huống trên hành động của bạn nào thể hiện tính tiết kiệm? bạn nào thể hiện sự lãng phí?
A. Hành động của K cho thấy sự lãng phí, bạn M cho thấy sự tiết kiệm.
B. Hành động của M cho thấy sự lãng phí, bạn K cho thấy sự tiết kiệm.
C. Hành động của cả hai bạn K và M đều cho thấy sự lãng phí.
D. Hành động của cả hai bạn K và M đều cho thấy sự tiết kiệm.
-
Câu 28:
M sinh ra trong 1 gia đình giàu có, vì thế M luôn nói với các bạn của mình rằng: “Sau này tớ không cần đi làm, không cần cố gắng học giỏi vì nhà tớ giàu lắm rồi”. M đua đòi, ăn chơi, thậm chí dính vào ma túy khi đang còn ở tuổi đến trường. Theo em, hành động và suy nghĩ cuả Minh thể hiện điều gì?
A. M chi tiêu hào phóng, đối xử tốt với bạn bè.
B. M biết trân trọng thành quả lao động của bố mẹ.
C. M không biết tiết kiệm thời gian, tiền bạc, công sức của bố mẹ.
D. M luôn có ý thức tiết kiệm thời gian, tiền bạc của bản thân và gia đình.
-
Câu 29:
Tính tiết kiệm được hiểu là gì?
A. sử dụng tràn lan, bừa bãi của cải, thời gian.
B. khai thác triệt để các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
C. chăm chỉ, nỗ lực làm việc, không ngại khó khăn, gian khổ.
D. sử dụng hợp lí, hiệu quả của cải, thời gian, sức lực của mình và của người khác.
-
Câu 30:
Người có tính tiết kiệm là người như thế nào?
A. Biết cân đối, chi tiêu có kế hoạch.
B. Biết nỗ lực vươn lên trong cuộc sống.
C. Chi tiêu hào phóng, mua thật nhiều đồ ăn, trang phục.
D. Biết yêu thương, đồng cảm với người khác.
-
Câu 31:
Tiết kiệm sẽ giúp con người như thế nào trong cuộc sống?
A. vượt qua những khó khăn, thử thách để đạt được thành công.
B. sống biệt lập, không quan tâm tới mọi người xung quanh.
C. biết quí trọng thời gian, tiền bạc, thành quả lao động của bản thân.
D. trở nên ích kỉ, keo kiệt, bủn xỉn.
-
Câu 32:
Hành động nào dưới đây là biểu hiện của tiết kiệm?
A. Giữ gìn quần áo, đồ dùng, đồ chơi.
B. Quên tắt điện khi ra khỏi nhà.
C. Thường xuyên quên khóa vòi nước.
D. Bật điều hòa cả ngày, ngay cả khi đi ra ngoài.
-
Câu 33:
Học sinh có thể rèn luyện tính tiết kiệm thông qua hành động nào dưới đây?
A. Giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập.
B. Mua sắm thoải mái miễn sao mình thấy vui.
C. Xé sách vở để gấp máy bay giấy.
D. Tiêu xài xa hoa, lãng phí.
-
Câu 34:
Trong các trường hợp dưới đây, đối tượng không phải là công dân Việt Nam?
A. Người có quốc tịch Việt Nam nhưng chưa đủ 18 tuổi.
B. Trẻ em được tìm thấy ở Việt Nam nhưng không rõ cha mẹ là ai.
C. Trẻ em có cha mẹ là người nước ngoài, được sinh ra ở Việt Nam.
D. Người có quốc tịch Việt Nam nhưng học tập tại nước ngoài.
-
Câu 35:
Đối tượng nào dưới đây không phải là công dân Việt Nam?
A. Người có quốc tịch Việt Nam nhưng chưa đủ 18 tuổi.
B. Người Việt Nam phạm tội bị phạt tù giam.
C. Người nước ngoài sang Việt Nam công tác.
D. Người Việt Nam đi công tác tại nước ngoài.
-
Câu 36:
Bố K là người Trung Quốc, mẹ K là người Hàn Quốc. Năm 2020, bố mẹ K tới Việt Nam sinh sống và làm việc; K sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam. Tại thời điểm sinh K (năm 2021), bố mẹ K tranh cãi và không thể thỏa thuận được việc lựa chọn quốc tịch cho K. Theo em, trong tình huống trên, K sẽ mang quốc tịch của quốc gia nào?
A. Trung Quốc.
B. Hàn Quốc.
C. Việt Nam.
D. Không mang quốc tích nước nào.
-
Câu 37:
Bạn H có bố là người Đức, mẹ là người Việt Nam. Khi H sinh ra ở Việt Nam. Bố mẹ H không thỏa thuận việc bạn H sẽ mang quốc tịch Đức hay Việt Nam. Năm H 12 tuổi, gia đình H về Đức sinh sống. Theo em, H mang quốc tịch của nước nào?
A. Việt Nam.
B. Đức.
C. Không mang quốc tịch nước nào.
D. Tùy theo sở thích của H muốn làm công dân nước nào.
-
Câu 38:
Khái niệm “công dân” được hiểu là như thế nào là đúng?
A. người dân của một nước.
B. người có công với Tổ quốc.
C. người vô gia cư.
D. người làm trong các cơ quan công vụ.
-
Câu 39:
Đâu là căn cứ để xác định công dân của một nước?
A. Quốc ca.
B. Quốc kì.
C. Quốc hoa.
D. Quốc tịch.
-
Câu 40:
Yếu tố nào dưới đây là căn cứ để xác định công dân của một nước?
A. Tiếng nói.
B. Màu da.
C. Nơi sống.
D. Quốc tịch.