Đề thi giữa HK2 môn Toán 6 CD năm 2023-2024
Trường THCS Võ thị Sáu
-
Câu 1:
Trong các phát biểu sau dữ liệu nào không phải là số liệu?
A. Cân nặng của trẻ sơ sinh (đơn vị tính là gam).
B. Chiều cao trung bình của học sinh lớp 6 (đơn vị tính là mét).
C. Số học sinh yêu thích bộ môn toán.
D. Nơi sinh của mỗi học sinh trong một lớp.
-
Câu 2:
Khi tung 1 đồng xu 4 lần khả năng ít nhất mặt ngửa xuất hiện là?
A. 1
B. 0
C. 2
D. 3
-
Câu 3:
Biểu đồ tranh sau đây biểu diễn số lượng học sinh lớp 6A sử dụng các phương tiện khác nhau để đến trường:
Từ biểu đồ trên, em hãy cho biết có bao nhiêu học sinh đến trường bằng xe đạp?
A. 18
B. 6
C. 2
D. 12
-
Câu 4:
Kết quả kiểm tra môn Toán của học sinh lớp 6A được cho trong bảng sau:
Số học sinh đạt điểm Giỏi (điểm 9; điểm 10) là?
A. 6
B. 1
C. 19
D. 7
-
Câu 5:
Khi tung 2 đồng xu khác nhau. Có mấy kết quả có thể xảy ra?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 6:
Biểu đồ tranh trong hình thống kê số lượng táo bán được trong 3 tháng đầu năm 2021 của một hệ thống siêu thị:
Tỉ số giữa tổng số táo bán được của tháng 1 và tháng 2 với tổng số táo bán được của tháng 3 và tháng 4 là?
A. \(\frac{11}{10}\)
B. \(\frac{10}{11}\)
C. \(\frac{10}{21}\)
D. \(\frac{11}{21}\)
-
Câu 7:
Một cuộc điều tra về vệ sinh khu phố cho thấy có 60 người sử dụng xà phòng rửa tay, 40 người chỉ rửa tay bằng nước sạch, còn lại là số người không rửa tay trước khi ăn. Biết số người không rửa tay trước khi ăn chiếm \(\frac{1}{6}\) tổng số người được điều tra.
Cho mỗi hình học sinh ứng với 10 người. Khi đó số biểu tượng cần điền vào trong biểu đồ tranh dưới đây là bao nhiêu?
A. 20
B. 6
C. 2
D. 10
-
Câu 8:
Nam thực hiện đo khối lượng riêng của viên sỏi (đơn vị là \(kg/m^3\)) trong 5 lần và kết quả ghi lại như sau:
Biết khối lượng riêng của nước là 1000 \(kg/m^3\). Trong các giá trị Nam ghi lại ở trên, số các giá trị không hợp lý là?
A. 0
B. 1
C. 2
D. 3
-
Câu 9:
Tung hai đồng xu cân đối 50 lần ta được kết quả sau:
Xác suất thực nghiệm của sự kiện hai đồng xu đều sấp là?
A. \(\frac{1}{5}\)
B. \(\frac{26}{50}\)
C. \(\frac{7}{25}\)
D. \(\frac{50}{14}\)
-
Câu 10:
Chiều cao của 30 bạn học sinh lớp 6C (đơn vị cm) được ghi lại như sau:
Số bạn có chiều cao trên 1,5 m chiếm tỉ lệ bao nhiêu phần trăm so với cả lớp?
A. \(16,7%\).
B. \(33,3%\).
C. \(66,7%\).
D. \(83,3%\).
-
Câu 11:
Viết phân số âm năm phần tám?
A. \(\frac{5}{8}\)
B. \(\frac{8}{-5}\)
C. \(\frac{-5}{8}\)
D. \(-5,8\)
-
Câu 12:
Phân số nào dưới đây bằng với phân số \(\frac{-2}{5}\)?
A. \(\frac{4}{10}\)
B. \(\frac{-6}{15}\)
C. \(\frac{6}{15}\)
D. \(\frac{-4}{-10}\)
-
Câu 13:
Số đối của \(\frac{3}{13}\) là?
A. \(\frac{3}{13}\)
B. \(-\frac{3}{13}\)
C. \(\frac{13}{3}\)
D. \(-\frac{13}{3}\)
-
Câu 14:
Số thập phân nào âm trong các số thập phân sau?
A. 0,07
B. -0,07
C. 0,7
D. 1,7
-
Câu 15:
Trong các phân số sau, phân số nào lớn hơn \(\frac{1}{9}\) và nhỏ hơn \(\frac{1}{8}\)?
A. \(\frac{2}{9}\)
B. \(\frac{2}{8}\)
C. \(\frac{2}{17}\)
D. \(\frac{2}{10}\)
-
Câu 16:
Kết quả của phép tính \(\frac{-11}{12}+\frac{7}{12}+\frac{5}{12}\) là?
A. \(\frac{5}{4}\)
B. \(\frac{1}{12}\)
C. \(\frac{1}{6}\)
D. \(\frac{2}{3}\)
-
Câu 17:
\(\frac{6}{25}\) là kết quả của phép chia?
A. \(-\frac{3}{5}:\frac{5}{-2}\)
B. \(\frac{3}{25}:2\)
C. \(\frac{2}{25}:3\)
D. \(-3:\frac{25}{2}\)
-
Câu 18:
Một hộp có 7 quả bóng có 1 quả bóng xanh lá cây, 1 quả bóng đỏ, 1 quả bóng vàng, 1 quả màu tím, 1 quả màu nâu, 1 quả màu hồng, 1 quả màu xanh da trời, các quả bóng có kích thước và khối lượng như nhau. Mỗi lần bạn Hà lấy ngẫu nhiên một quả bóng ra và ghi lại màu của quả bóng lấy ra và bỏ lại quả bóng đó vào trong hộp. Nếu Hà lấy 25 lần liên tiếp có 5 lần xuất hiện màu tím thì xác suất thực nghiệm xuất hiện màu tím bằng bao nhiêu?
A. \(\frac{1}{5}\)
B. \(\frac{5}{20}\)
C. \(\frac{1}{4}\)
D. \(\frac{10}{25}\)
-
Câu 19:
Trong các cách viết sau, cách viết nào cho ta phân số?
A. \(-\frac{9,4}{11,5}\).
B. \(\frac{-8}{0}\).
C. \(\frac{7,1}{3}\).
D. \(\frac{n}{2}\left( n\in Z \right)\).
-
Câu 20:
Một mảnh vườn hình chữ nhật có diện tích bằng \(\frac{225}{64}\) \(m^2\) và chiều dài bằng \(\frac{45}{8}\) m. Hỏi chiều rộng của mảnh vườn bằng bao nhiêu?
A. \(\frac{5}{8}\) m
B. \(\frac{8}{5}\) m
C. \(\frac{12}{5}\) m
D. \(\frac{5}{18}\) m
-
Câu 21:
Phân số đối của phân số \(-\frac{16}{25}\) là?
A. \(\frac{16}{25}\).
B. \(\frac{25}{16}\).
C. \(\frac{6}{8}\).
D. \(\frac{10}{75}\).
-
Câu 22:
Kết quả của phép tính \(\frac{-7}{27}+\frac{-8}{27}\) bằng?
A. \(\frac{-1}{27}\).
B. \(\frac{-15}{54}\).
C. \(\frac{-5}{9}\).
D. \(\frac{5}{9}\).
-
Câu 23:
Hỗn số \(14\frac{2}{3}\) được viết thành phân số là?
A. \(\frac{28}{3}\).
B. \(\frac{42}{3}\).
C. \(\frac{31}{3}\).
D. \(\frac{44}{3}\).
-
Câu 24:
Số nghịch đảo của \(\frac{-3}{5}\) là?
A. \(\frac{-3}{-5}\).
B. \(\frac{3}{-5}\).
C. \(\frac{5}{-3}\).
D. \(\frac{3}{5}\).
-
Câu 25:
Kết quả của phép tính \(\frac{-4}{7}.2\) được kết quả là?
A. \(\frac{-8}{7}\)
B. \(\frac{8}{7}\)
C. \(\frac{-8}{14}\)
D. \(\frac{8}{14}\)
-
Câu 26:
Kết quả của phép tính \(\frac{-5}{7}:\frac{7}{5}\).49 là?
A. -1
B. \(\frac{-25}{49}\)
C. -49
D. -25
-
Câu 27:
Quan sát hình bên, khẳng định nào sau đây sai?
A. Hai đường thẳng m, n song song với nhau.
B. Hai đường thẳng m, p song song với nhau.
C. Hai đường thẳng m, n cắt nhau tại.
D. Hai đường thẳng p, n cắt nhau tại.
-
Câu 28:
Cho là ABCD hình chữ nhật, các đường AC và BD cắt nhau tại O như hình vẽ: Trên hình ta xác định được?
A. 3 giao điểm.
B. 4 giao điểm.
C. 5 giao điểm.
D. 6 giao điểm.
-
Câu 29:
Quan sát hình bên, khẳng định nào sau đây đúng?
A. Điểm C không thuộc đường thẳng a.
B. Điểm B không thuộc đường thẳng a.
C. Điểm E thuộc đường thẳng a.
D. Cả ba đều sai.
-
Câu 30:
Cho hình vẽ: Khẳng định nào sau đây là Sai?
A. Điểm M nằm giữa 2 điểm A và B.
B. Điểm M nằm giữa 2 điểm A và D.
C. Điểm M nằm giữa 2 điểm C và D.
D. Điểm A và B nằm khác phía đối với điểm M.
-
Câu 31:
Trong hình vẽ, đoạn thẳng AB có độ dài bao nhiêu?
A. 5 cm
B. 5,5 cm
C. 5,6 cm
D. 6 cm
-
Câu 32:
Cho hình vẽ, khẳng định nào sau đây là đúng?
A. AC = DC
B. AB = BC
C. DC = BC
D. AB = CD
-
Câu 33:
Cho hình vẽ, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Điểm A không thuộc đường thẳng d
B. Điểm B thuộc đường thẳng d
C. Điểm A thuộc đường thẳng d
D. Điểm A không thuộc đường thẳng d, điểm B không thuộc đường thẳng d
-
Câu 34:
Trong hình vẽ có bao nhiêu bộ ba điểm thẳng hàng?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 35:
Cho các đoạn thẳng \(AB=4cm,~ CD=4cm,~ EF=5cm\). Khẳng định nào dưới đây là đúng?
A. \(AB>CD\).
B. \(AB=\text{EF}\).
C. \(CD=\text{EF}\).
D. \(AB=CD<\text{EF}\).
-
Câu 36:
Có bao nhiêu đường thẳng đi qua hai điểm phân biệt A và B?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 0
-
Câu 37:
Cho G là một điểm thuộc đoạn thẳng HK (G không trùng với H và K). Hỏi trong ba điểm G, H, K điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại?
A. Điểm G.
B. Điểm H.
C. Điểm K.
D. Không có điểm nào nằm giữa điểm nào.
-
Câu 38:
Điểm P nằm giữa hai điểm M và N thì?
A. \(PN+MN=PN\).
B. \(MP+MN=PN\).
C. \(MP+PN=MN\).
D. \(MP-PN=MN\)
-
Câu 39:
Cho hình vẽ. Có mấy cặp đường thẳng song song?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 40:
Cho bảng dự báo thời tiết 10 ngày tới của Thủ đô Hà Nội.
Trong bảng trên, những ngày ít mây, trời nắng nóng là?
A. Thứ ba, thứ năm, chủ nhật
B. Thứ hai, thứ sáu, chủ nhật
C. Thứ tư, thứ bảy, chủ nhật
D. Thứ năm, thứ sáu, chủ nhật