Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG môn Hóa năm 2020
Sở GD&ĐT Hưng Yên lần 1
-
Câu 1:
Hợp chất H2N-CH2-COOH có tên thường là
A. axit 2-aminoetanoic
B. axit aminoaxetic
C. glyxin.
D. alanin
-
Câu 2:
Công thức cấu tạo của etylamin là
A. (CH3)2NH
B. CH3CH2NH2
C. CH3NH2
D. (CH3)3N
-
Câu 3:
Thủy phân hoàn toàn 34,2 gam saccarozơ có xúc tác là H2SO4 loãng thu được dung dịch X. Cho X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 đun nóng thu được kết tủa có chứa a gam Ag. Còn nếu cho X tác dụng với dung dịch nước brom dư thì có b gam brom đã phản ứng. Giá trị của a, b lần lượt là
A. 43,2 và 32
B. 21,6 và 16.
C. 21,6 và 32
D. 43,2 và 16
-
Câu 4:
Cho các chất sau: NH3 (1); CH3NH2 (2); C2H5NH2 (3); CH3NHCH3 (4); C6H5NH2 (5). Thứ tự tăng dần lực bazơ là?
A. (5) < (1) < (2) < (3) < (4)
B. (5) < (2) < (4) < (3) < (1)
C. (5) < (1) < (3) < (2) < (4)
D. (5) < (2) < (3) < (1) < (4)
-
Câu 5:
Chất nào dưới đây thuộc loại cacbohiđrat?
A. Tristearin
B. Polietilen
C. Anbumin
D. Tinh bột
-
Câu 6:
Cho các chuyển hóa sau:
CO2 + H2O → X + G (Ánh sáng, clorophin) X + H2O → Y
Y + H2 → Sobitol Y + AgNO3 + H2O + NH3 → Z + Ag + NH4NO3
Phân tử khối của Z là
A. 180
B. 182
C. 196
D. 213
-
Câu 7:
Lấy 2 ống nghiệm, cho vào mỗi ống 2 ml etyl axetat, sau đó thêm vào ống thứ nhất 1 ml dung dịch H2SO4 20%, ống thứ hai 2 ml dung dịch NaOH 30%. Lắc đều cả hai ống nghiêm, lắp ống sinh sản rồi đun sôi nhẹ đồng thời cả hai ông nghiệm khoảng 5 phút. Hiện tượng quan sát được sau khi đun là
A. cả hai ống nghiệm chất lỏng đều phân thành hai lớp.
B. cả hai ống nghiệm chất lỏng đều trở thành đồng nhất
C. ở ống nghiệm 1 thấy chất lỏng đồng nhất, ở ống nghiệm 2 thấy chất lỏng phân thành hai lớp
D. ở ống nghiệm 1 thấy chất lỏng phân thành hai lớp, ở ống nghiệm 2 thấy chất lỏng đồng nhất
-
Câu 8:
Cho các chất: CH3COOC2H5, CH3-NH-CH3, (CH3COO)3C3H5, H2N-(CH2)6-NH2, H2N-(CH2)5-COOH, C2H5OH, C3H5(OH)3. Số chất hữu cơ đơn chức là
A. 6
B. 5
C. 3
D. 4
-
Câu 9:
Chất nào dưới đây tác dụng với H2 (Ni, t°) tạo thành sobitol?
A. Xenlulozơ
B. Saccarozơ.
C. Glucozơ.
D. Tinh bột.
-
Câu 10:
Cho các kim loại Fe, Cu, Ag lần lượt tác dụng với từng dung dịch HCl, Fe(NO3)3, CuSO4. Số trường hợp có phản ứng xảy ra là
A. 3
B. 5
C. 6
D. 4
-
Câu 11:
Hỗn hợp E chứa X là este đơn chức, mạch hở (trong phân tử có hai liên kết π, gốc axit có mạch cacbon phân nhánh) và Y là peptit mạch hở (tạo bởi hai loại α-amino axit đều có dạng NH2-CnH2n-COOH). Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp E thu được 0,38 mol CO2, 0,34 mol H2O và 0,06 mol N2. Nếu lấy m gam hỗn hợp E đun nóng với lượng dư dung dịch NaOH thì có tối đa 0,14 mol NaOH tham gia phản ứng, thu được ancol no Z và p gam muối. Phát biểu nào dưới đây không đúng?
A. Trong phân tử Y có hai gốc Ala
B. X chiếm 19,76% khối lượng của hỗn hợp E
C. Giá trị của m là 10,12
D. Giá trị của p là 14,36
-
Câu 12:
Cho hợp chất hữu cơ D mạch hở có công thức phân tử là C6H10O4. Từ D tiến hành chuỗi các phản ứng, sau (hệ số các chất trên phương trình biểu thị đúng tỉ lệ mol)
(1) D + 2NaOH → E + F + G
(2) 2E + H2SO4 (loãng, dư) → 2H + K
(3) H + 2AgNO3 + 4NH3 + H2O → M + 2Ag + 2NH4NO3
(4) 2F + Cu(OH)2 → Q + 2H2O
(5) G + NaOH → CH4 + Na2CO3
Công thức cấu tạo phù hợp của D là
A. CH3-COO-CH2-CH2-OOC-CH3
B. HCOO-CH2-CH2-OOC-CH2-CH3
C. HCOO-CH2-CH(CH3)-OOC-CH3
D. HCOO-CH2-CH2-CH2-OOC-CH3
-
Câu 13:
Chọn phát biểu đúng trong các phát biểu dưới đây?
A. Xenlulozơ có cấu trúc mạch phân nhánh.
B. Saccarozơ phản ứng tráng gương.
C. Amilozơ có cấu trúc mạch không phân nhánh.
D. Glucozơ bị khử bởi dung dịch AgNO3/NH3 đun nóng.
-
Câu 14:
X là este no, hai chức, Y là este tạo bởi glixerol và một axit cacboxylic đơn chức, không no chứa một liên kết C=C (X, Y đều mạch hở và không chứa nhóm chức khác). Đốt cháy hoàn toàn 17,02 gam hỗn hợp E chứa X, Y thu được 0,81 mol CO2. Mặt khác, đun nóng 0,12 mol E cần dùng vừa đủ 300 ml dung dịch NaOH 0,95M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được hỗn hợp ba muối có khối lượng m gam và hai ancol có cùng số nguyên tử cacbon. Giá trị của m là
A. 28,14
B. 27,50
C. 19,63
D. 27,09
-
Câu 15:
Thủy phân hoàn toàn 0,12 mol hexapeptit X có công thức Gly(Ala)2(Val)3, trong dung dịch HCl dư. Đem cô cạn cẩn thận dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 88,92
B. 92,12
C. 82,84
D. 98,76
-
Câu 16:
Trộn m gam hỗn hợp X gồm Mg, Fe, Fe3O4, Cu và CuO (trong đó nguyên tố oxi chiếm 12,82% theo khối lượng hỗn hợp X) với 7,05 gam Cu(NO3)2, thu được hỗn hợp Y. Hòa tan hoàn toàn Y trong dung dịch chứa đồng thời HCl, 0,05 mol KNO3 và 0,1 mol NaNO3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Z chỉ chứa muối clorua và 3,36 lít (đktc) hỗn hợp khí T gồm N2 và NO. Tỉ khối của T so với H2 là 14,667. Cho Z phản ứng với dung dịch Ba(OH)2 dư, kết thúc phản ứng thu được 56,375 gam kết tủa. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 31,1
B. 30,5
C. 33,3
D. 32,2
-
Câu 17:
Thủy phân este X trong môi trường axit thu được ancol etylic và axit axetic. Công thức tạo thu gọn của X là
A. C2H5COOC2H5
B. CH3COOCH3
C. CH3COOC2H5
D. C2H5COOCH3
-
Câu 18:
Đốt cháy hoàn toàn 6,2 gam metylamin rồi cho sản phẩm chảy qua dung dịch Ca(OH)2 dư. Khối lượng bình đựng dung dịch Ca(OH)2 tăng là
A. 20,6 gam
B. 2,2 gam
C. 20 gam
D. 17,8 gam
-
Câu 19:
Cho 3 dung dịch loãng, mỗi dung dịch chứa hai chất tan có cùng nồng độ mol trong số ba chất là H2SO4, KNO3, HNO3. Lần lượt cho bột Cu dư vào cùng một thể tích như nhau của 3 dung dịch trên thì thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất) với thể tích tương ứng là V1 lít, 1,5V1 lít và V1 lít. Mối quan hệ giữa V1 với V2 là
A. V2 = 0,5V1
B. V2 = 2V1
C. V2 = 3V1
D. V2 = V1
-
Câu 20:
C4H11N có số đông phân amin bậc một và bậc hai lần lượt là
A. 3 và 4
B. 4 và 2
C. 7 và 1
D. 4 và 3
-
Câu 21:
Tơ nào dưới đây thuộc loại tơ nhân tạo?
A. tơ visco
B. tơ nilon-6,6
C. tơ nitron
D. tơ capron
-
Câu 22:
Kim loại nào dưới đây dẫn điện tốt nhất?
A. Al
B. Fe
C. Ag
D. Cu
-
Câu 23:
X là một α-amino axit no mach hở chứa 1 nhóm –NH2 và một nhóm -COOH. Đốt cháy hỗn hợp R gồm a mol X và a mol đipeptit tạo thành từ X bằng một lượng oxi vừa đủ thu được hỗn hợp khí và hơi Y. Hấp thụ hỗn hợp Y vào 400 ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch Z chứa 25,54 gam chất tan đồng thời có 1,008 lít khí (đktc) thoát ra. Nếu đun hỗn hợp R với dung dịch hỗn hợp NaOH và KOH (cùng nồng độ mol) vừa đủ thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 10,170
B. 9,990
C. 11,430
D. 10,710
-
Câu 24:
Amin nào dưới đây là amin bậc hai?
A. (CH3)2NH
B. (CH3)2CH-NH2
C. CH3NH2
D. (CH3)3N
-
Câu 25:
Có các chất hữu cơ sau: metylamin, metyl axetat, phenylamin, axit fomic, glyxin, axit glutamic, sobitol. Số chất có khả năng làm đổi màu quỳ tím tẩm ướt là
A. 4
B. 1
C. 2
D. 3
-
Câu 26:
Cho các phát biểu sau: Các polime đều có nhiệt độ nóng chảy xác định (1); đa số polime không tan trong các dung môi thông thường (2); cao su là vật liệu polime có tính đàn hồi (3); tơ poliamit bền trong môi trường axit và môi trường kiềm (4); tơ visco và tơ axetat thuộc loại tơ hóa học (5). Số phát biểu đúng là?
A. 5
B. 3
C. 2
D. 4
-
Câu 27:
Dung dịch nào dưới đây làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ?
A. Lysin
B. Alanin
C. Axit glutamic
D. Glyxin
-
Câu 28:
Cho hợp chất A có công thức phân tử là C9H17O4N. Từ A thực hiện biến hóa sau: C9H17O4N + NaOH dư → Natri glutamat + CH4O + C3H8O. Số công thức cấu tạo có thể có của A là
A. 4
B. 5
C. 3
D. 2
-
Câu 29:
Đun nóng tripeptit với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm thu được phức chất có màu
A. Vàng.
B. Xanh lam.
C. Tím
D. Đỏ gạch.
-
Câu 30:
Cho các polime sau: nilon-6,6; poli(vinyl clorua), poli(metyl metacrylat), teflon, xenlulozơ, polietilen, polibuta-1,3-đien. Số polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp là
A. 7
B. 4
C. 6
D. 5
-
Câu 31:
Polime nào dưới đây được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng?
A. Poli(vinyl axetat)
B. Poli(etylen terephtalat)
C. Poli(metyl metacrylat)
D. Poli(vinyl clorua).
-
Câu 32:
Cho 20,15 gam hỗn hợp X gồm glyxin và alanin phản ứng với 200 ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch Y. Dung dịch Y phản ứng vừa đủ với 450 ml dung dịch NaOH 1M. Thành phần phần trăm về khối lượng của glyxin trong hỗn hợp X là
A. 55,83%
B. 47,41%
C. 53,58%
D. 44,17%
-
Câu 33:
Cho các phát biểu:
(a) Khi đốt cháy hoàn toàn các este no, mạch hở luôn thu được số mol CO2 bằng số mol H2O
(b) Các este no, đơn chức, mạch hở đều không làm mất màu nước brom
(c) Chất béo lỏng dễ tan trong nước
(d) Có thể phân biệt glucozơ và fructozơ bằng nước brom
(e) Trùng ngưng hoàn toàn n phân tử aminoaxit thu được peptit mạch hở chứa (n-1) liên kết peptit
(g) Poliisopren, poliacrilonitrin, poli(metyl metacrylat) là các polime trùng hợp
Số phát biểu đúng là
A. 2
B. 4
C. 1
D. 3
-
Câu 34:
Cho các phát biểu sau:
(a) Hidro hóa hoàn toàn glucozơ tạo ra axit gluconic
(b) Dung dịch của glucozơ hay saccarozơ đều có thể hòa tan Cu(OH)2 ở điều kiện thường
(c) Xenlulozơ trinitrat là nguyên liệu để sản xuất từ nhân tạo và thuốc súng không khói
(d) Trong amilopectin, các gốc α-glucozơ chỉ liên kết với nhau bằng liên kết α-1,4-glicozit
(e) Glucozơ và fructozơ có thể chuyển hóa lẫn nhau trong môi trường kiểm
(f) Glucozơ là hợp chất hữu cơ đa chức
Số phát biểu đúng là
A. 3
B. 4
C. 5
D. 2
-
Câu 35:
Cho các chất sau: Glucozơ, phenol, toluen, anilin, fructozơ, polietilen, etylfomat, alanin phenylamoni clorua, triolein. Số chất có khả năng làm mất màu dung dịch nước brom ở điều kiện thường là
A. 6
B. 5
C. 8
D. 7
-
Câu 36:
Amino axit X có công thức H2NCxHy(COOH)2. Cho 0,1 mol X vào 0,2 lít dung dịch H2SO4 0,5M, thu được dung dịch Y. Cho Y phản ứng vừa đủ với dung dịch gồm NaOH 1M và KOH 3M, thu được dung dịch chứa 36,7 gam muối. Phần trăm khối lượng của nitơ trong X là
A. 11,966%
B. 10,687%
C. 9,524%
D. 10,526%
-
Câu 37:
Metyl axetat có công thức phân tử là
A. C2H4O
B. C3H6O
C. C3H6O2
D. C2H4O2
-
Câu 38:
Công thức chung của este no, đơn chức, mạch hở là
A. CnH2n+2O2 (n ≥ 2)
B. CnH2nO (n ≥ 2)
C. CnH2n+2O (n ≥ 2)
D. CnH2nO2 (n ≥ 2)
-
Câu 39:
Chất nào sau đây là este?
A. HCOOCH3
B. CH3COCH3
C. CH3COOH
D. CH3CHO
-
Câu 40:
Đun nóng peptit H2N-CH2-CONH-CH2-CONH-CH(CH3)COOH trong dung dịch HCl (dư), sau khi các phản ứng kết thúc thu được sản phẩm là
A. H2N-CH2-COOH và H2N-CH2-CH2-COOH.
B. H2N-CH2-COOH và H2N-CH(CH3)-COOH.
C. ClH3N-CH2-COOH và ClH3N-CH2-CH2-COOH.
D. ClH3N-CH2-COOH và ClH3N-CH(CH3)-COOH.