385 câu trắc nghiệm Vật liệu kỹ thuật
tracnghiem.net tổng hợp và chia sẻ đến các bạn 380+ câu hỏi trắc nghiệm môn Vật liệu kỹ thuật có đáp án,... Hi vọng sẽ trở thành nguồn tài liệu bổ ích giúp các bạn học tập và nghiên cứu một cách tốt nhất. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn mục "Thi thử" để hệ thống lại kiến thức đã ôn. Chúc các bạn thành công với bộ đề "Cực Hot" này nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Theo vị trí phân bố của nguyên tử hòa tan trong mạng tinh thể của nguyên tố dung môi, người ta chia ra làm mấy loại dung dịch rắn?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 2:
Trong các đặc điểm sau, đặc điểm nào là sai đối với dung dịch rắn?
A. Mạng tinh thể bị xô lệch nên độ bền, độ cứng cao hơn kim loại dung môi
B. Có liên kết kim loại
C. Thành phần của các nguyên tố thay đổi trong phạm vi nhất định
D. Có kiểu mạng tinh thể của nguyên tố hòa tan
-
Câu 3:
Thép nửa lặng là thép:
A. Không được khử oxy
B. Khử oxy bằng fero Si và fero Al
C. Khử oxy bằng fero Mn
D. Khử oxy bằng fero Mn và fero Al
-
Câu 4:
Thép kỹ thuật điện, sau dập nguội cần áp dụng phương pháp nhiệt luyện nào?
A. Ủ kết tinh lại
B. Ủ hoàn toàn
C. Ủ non
D. Ủ không hoàn toàn
-
Câu 5:
Kiểu mạng của pha CuZn3 là:
A. Lập phương tâm mặt
B. Lập phương phức tạp
C. Lục giác xếp chặt
D. Lập phương tâm khối
-
Câu 6:
WC là loại pha nào?
A. Pha xen kẽ
B. Dung dịch rắn thay thế
C. Pha điện tử
D. Dung dịch rắn xen kẽ
-
Câu 7:
Trong sản xuất, thép sau khi tôi cứng, người ta thường sử dụng phương pháp đo độ cứng nào để kiểm tra?
A. HRC
B. HB
C. HRB
D. HV
-
Câu 8:
CT31 thuộc nhóm thép nào?
A. Thép chất lượng cao
B. Thép chất lượng thường
C. Thép chất lượng tốt
D. Thép chất lượng đặc biệt cao
-
Câu 9:
Theo mức độ khử P và S, thép được chia làm mấy loại?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 10:
Trong mác thép 40CrNi2Mo, nguyên tố Mo có tác dụng chính là:
A. Nâng cao nhiệt độ làm việc
B. Chống giòn ram loại II
C. Nâng cao tính chống mài mòn
D. Tăng độ thấm tôi
-
Câu 11:
CuZn là loại pha gì?
A. Dung dịch rắn thay thế
B. Pha điện tử
C. Pha xen kẽ
D. Dung dịch rắn xen kẽ
-
Câu 12:
Biện pháp nào sau đây không làm tăng giới hạn bền mỏi?
A. Tạo lớp ứng suất nén dư trên bề mặt
B. Tăng độ bền hợp kim
C. Tăng độ nhẵn bóng bề mặt
D. Tăng độ dẻo của hợp kim
-
Câu 13:
Lệch là dạng khuyết tật nào trong mạng tinh thể?
A. Khuyết tật đường
B. Khuyết tật khối
C. Khuyết tật điểm
D. khuyết tật mặt
-
Câu 14:
12Cr17 chống ăn mòn tốt là do:
A. Trong tổ chức chỉ có một pha
B. Tỉ số %Cr/%C nhỏ
C. Hàm lượng Cr cao
D. Trong tổ chức có hai pha với thế điện cực xấp xỉ nhau
-
Câu 15:
Để nâng cao độ cứng, độ bền, tính chống mài mòn và độ bền mỏi của chi tiết cần thấm nguyên tố nào vào bề mặt thép?
A. Cr, Si
B. Cr, Al
C. C, N
D. Al, Si
-
Câu 16:
Nguyên lý biến cứng bề mặt là:
A. Phun bi
B. Thấm các bon
C. Biến dạng dẻo bề mặt
D. Tôi bề mặt
-
Câu 17:
Chọn vật liệu làm chi tiết qua dập nguội?
A. C20
B. C8s
C. CT31
D. C10
-
Câu 18:
Lò xo sau khi uốn nguội cần áp dụng phương pháp nhiệt luyện nào?
A. Ủ đẳng nhiệt
B. Ủ không hoàn toàn
C. Ủ hoàn toàn
D. Ủ thấp (ủ non)
-
Câu 19:
Chọn vật liệu làm thân máy?
A. C45
B. GZ50-4
C. GC45-5
D. GX28-48
-
Câu 20:
Khi nung nóng thép đã tôi (khi ram), quá trình chuyển biến xảy ra chia làm mấy giai đoạn?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 21:
Môi trường tôi thích hợp cho thép các bon (%C = 0,8) là:
A. Nước lạnh
B. Dung dịch muối hoặc xút 10%
C. Muối nóng chảy
D. Dầu công nghiệp
-
Câu 22:
Ủ hoàn toàn áp dụng cho loại thép nào?
A. Thép sau cùng tích
B. Thép trước cùng tích
C. Thép hợp kim trung bình và cao
D. Mọi loại thép (kể cả gang)
-
Câu 23:
Công dụng của mác vật liệu GX18-36 là:
A. Làm các chi tiết không chịu tải (vỏ, nắp) chỉ có tác dụng che chắn
B. Làm các chi tiết chịu tải trọng tương đối cao như bánh răng (tốc độ chậm), bánh đà, thân máy quan trọng, sơmi, …
C. Làm các chi tiết chịu tải trọng nhẹ, ít chịu mài mòn như vỏ hộp giảm tốc, thân máy không quan trọng
D. Làm các chi tiết chịu tải cao, chịu mài mòn như bánh răng chữ V, trục chính, vỏ bơm thủy lực
-
Câu 24:
Trong phương pháp tôi cao tần, để điều chỉnh chiều sâu lớp cần nung nóng phải:
A. Kết hợp chọn thiết bị và chế tạo vòng cảm ứng thích hợp
B. Chế tạo vòng cảm ứng thích hợp
C. Chọn thiết bị có tần số phù hợp
D. Chọn thiết bị có công suất phù hợp
-
Câu 25:
Phun bi không áp dụng cho chi tiết nào?
A. Cầu sau ô tô
B. Lò xo, nhíp
C. Các loại trục thanh truyền
D. Khuôn dập nguội
-
Câu 26:
30Cr13 dùng làm:
A. Các chi tiết trong công nghiệp hóa dầu
B. Kim phun động cơ, ổ lăn không gỉ, dụng cụ phẫu thuật, dao, kéo, …
C. Trục bơm, ốc vít không gỉ
D. Thiết bị trong hóa học
-
Câu 27:
45Cr14Ni14W2Mo dùng làm:
A. Xupap xả trong động cơ diezen, công suất lớn
B. Xupap xả trong động cơ xăng, công suất nhỏ
C. Dây điện trở
D. Làm nồi hơi
-
Câu 28:
Nung nóng và làm nguội toàn bề mặt khi tôi cao tần áp dụng cho các chi tiết nào?
A. Chi tiết có hình dạng đơn giản
B. Chi tiết có bề mặt nhỏ
C. Trục dài, băng máy với bề mặt lớn
D. Bánh răng lớn, cổ trục khuỷu
-
Câu 29:
Trong thực tế các kim loại nào sau đây có thể hòa tan vô hạn vào nhau?
A. Ag - Cr
B. Au - Ag
C. Ag - Cr
D. Cu - Cr
-
Câu 30:
Thành phần của hợp kim cứng một các bít bao gồm:
A. VC và Co
B. TaC và Co
C. WC và Co
D. TiC và Co