550+ câu trắc nghiệm Tài chính quốc tế
Với hơn 385 câu trắc nghiệm Tài chính quốc tế được tracnghiem.net chia sẻ trên đây hi vọng sẽ là tư liệu hữu ích giúp bạn củng cố và nâng cao kiến thức môn Tài chính quốc tế đã học nhằm đạt kết quả cao trong kì thi kết thúc học phần sắp diễn ra. Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Trong FDI chính phủ các nước không quy định?
A. Mức góp vốn tối đa
B. Mức góp vốn bình quân
C. Mức góp vốn tối thiểu
D. Thời gian góp vốn
-
Câu 2:
Các hình thức không thuộc lĩnh vực FDI?
A. Hợp đồng hợp tác kinh doanh và doanh nghiệp liên doanh
B. Cho vay trung hạn và dài hạn lãi suất = 0
C. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
D. Đầu tư vào khu chế xuất BOT, BT
-
Câu 3:
Các hình thức sau đây không thuộc lĩnh vực FDI?
A. Hợp đồng hợp tác kinh doanh và doanh nghiệp liên doanh
B. Mua bán trái phiếu chính phủ của các nước sở tại
C. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
D. Đầu tư vào khu chế xuất BOT, BT
-
Câu 4:
Nhận thức đúng về FDI đối với các nước nhận đầu tư?
A. Giá các nhân tố đầu vào được các nhà đầu tư tính thấp hơn
B. Nước đầu tư nhận được ưu đãi về thuế
C. Tiếp nhận các nguồn lực và kinh nghiệm quản trị doanh nghiệp
D. Sản phẩm sản xuất ra đôi khi không thích hợp với nước nhạn đầu tư
-
Câu 5:
Viện trợ của các tổ chức phi chính phủ là:
A. Các tổ chức thuộc Liên hợp quốc
B. Viện trợ của các tổ chức của một nước cho một nước khác.
C. Viện trợ do các tổ chức phi chính phủ thực hiện.
D. Viện trợ của các tổ chức quốc tế và các chính phủ
-
Câu 6:
Viện trợ song phương là hình thức viện trợ quốc tế được diễn ra giữa:
A. Các tổ chức thuộc Liên hiệp quốc.
B. Các tổ chức ngoài Liên hiệp quốc.
C. Chính phủ 2 nước
D. Một chính phủ với các tổ chức quốc tế.
-
Câu 7:
Hình thức đầu tư nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty mẹ sang các nước sở tại là:
A. Đầu tư gián tiếp nước ngoài.
B. Đầu tư định hướng chi phí.
C. Đầu tư định hướng thị trường.
D. Đầu tư định hướng nguyên liệu.
-
Câu 8:
Hình thức đầu tư ở nước ngoài nhằm khai thác nguồn nguyên liệu tại chỗ của nước sở tại là:
A. Đầu tư định hướng thị trường.
B. Đầu tư định hướng chi phí.
C. Đầu tư định hướng nguồn nguyên liệu.
D. Định hướng chi phí và nguyên liệu.
-
Câu 9:
Động cơ chủ yếu của đầu tư trực tiếp nước ngoài là:
A. Đầu tư định hướng thị trường, định hướng kinh tế và định hướng nguyên liệu.
B. Đầu tư định hướng thị trường, định hướng chính trị và định hướng kinh tế.
C. Đầu tư định hướng thị trường, định hướng chi phí và định hướng nguyên liệu.
D. Đầu tư định hướng chi phí, định hướng nguyên liệu và định hướng nguồn nhân lực.
-
Câu 10:
Nhận định nào sau đây không phải là mặt trái của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với các nước nhận đầu tư.
A. Nước nhận đầu tư có thể phải tiếp nhận những công nghệ cũ, lạc hậu.
B. Nước đầu tư được nhận ưu đãi về thuế.
C. Giá các nhân tố đầu vào được các nhà đầu tư tính thấp hơn.
D. Sản phẩm, hàng hóa sản xuất ra đôi khi không thích hợp đối với nước nhận đầu tư.
-
Câu 11:
Mặt trái của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đối với các nước nhận đầu tư là:
A. Có tác động mạnh tới hoạt động xuất nhập khẩu.
B. Tạo ra nguồn vốn bổ sung cho việc thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa.
C. Phải tiếp nhận những công nghệ lạc hậu.
D. Tạo ra nhiều công ăn việc làm mới.
-
Câu 12:
Nhận định nào sau đây về đầu tư trực tiếp nước ngoài là đúng nhất:
A. Đầu tư trực tiếp nước ngoài luôn có tác động tích cực với sự phát triển của các quốc gia.
B. Đầu tư trực tiếp nước ngoài chỉ có tác động tích cực đối với các nước đang phát triển.
C. Đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần phát triển nguồn nhân lực và tạo thêm việc làm cho các nước nhận đầu tư.
D. Đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần tăng cường bành trướng sức mạnh kinh tế của các nước nhận đầu tư.
-
Câu 13:
Doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp:
A. Do các chủ đầu tư nước ngoài góp vốn chung với nhau.
B. Do các chủ đầu tư nước ngoài góp vốn chung với các doanh nghiệp nước sở tại.
C. Do các doanh nghiệp nước sở tại liên kết với nhau.
D. Do các doanh nghiệp nước ngoài bỏ vốn đầu tư tại nước sở tại.
-
Câu 14:
Đầu tư định hướng nguồn nguyên liệu nhằm mục đích:
A. Vượt qua hàng rào bảo hộ của các nước sở tại.
B. Tận dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ của nước sở tại.
C. Tận dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ của nước sở tại và kéo dài tuổi thọ sản phẩm.
D. Kéo dài tuổi thọ và tăng sức cạnh tranh của sản phẩm.
-
Câu 15:
Đầu tư định hướng chi phí nhằm mục đích:
A. Kéo dài tuổi thọ của sản phẩm.
B. Giảm chi phí sản xuất và tăng sức cạnh tranh của sản phẩm
C. Tăng sức cạnh tranh của sản phẩm và vượt qua hàng rào bảo hộ của nước sở tại.
D. Khai thác nguồn nguyên liệu tại chỗ.
-
Câu 16:
Đầu tư định hướng thị trường nhằm mục đích:
A. Mở rộng dây chuyền sản xuất.
B. Tránh hàng rào bảo hộ của nước sở tại.
C. Tận dụng nguồn nhân lực rẻ ở nước sở tại.
D. Rút ngắn tuổi thọ của sản phẩm
-
Câu 17:
Đầu tư định hướng thị trường là hình thức đầu tư:
A. Nhằm giảm chi phí sản xuất.
B. Nhằm tìm kiếm nguồn nguyên liệu.
C. Nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ.
D. Nhằm giảm chi phí và mở rộng thị trường tiêu thụ.
-
Câu 18:
Người bỏ vốn đầu tư trực tiếp:
A. Không có quyền điều hành hoạt động kinh doanh mà họ bỏ vốn đầu tư.
B. Không tham gia điều hành hoạt động kinh doanh mà họ bỏ vốn đầu tư.
C. Trực tiếp tham gia điều hành hoạt động kinh doanh mà họ bỏ vốn đầu tư.
D. Điều hành gián tiếp hoạt động kinh doanh.
-
Câu 19:
Đầu tư quốc tế là hình thức:
A. Xuất khẩu hàng hóa.
B. Xuất khẩu vốn.
C. Xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa.
D. Nhập khẩu vốn.
-
Câu 20:
Việc chuyển vốn và tài sản ra nước ngoài để tiến hành sản xuất kinh doanh với mục đích tìm kiếm lợi nhuận và những mục tiêu kinh tế xã hội nhất định được gọi là:
A. Đầu tư gián tiếp
B. Đầu tư quốc tế.
C. Viện trợ quốc tế.
D. Viện trợ và đầu tư quốc tế
-
Câu 21:
Theo quy định của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi tháng 6/2000, BOT, BTO, BT là hình thức đầu tư:
A. Trực tiếp
B. Gián tiếp
C. Cả a, b đều đúng
D. Cả a,b đều sai
-
Câu 22:
Trong FDI, chính phủ các nước thường quy định mức góp vốn của bên đầu tư nước ngoài là:
A. Mức tối đa
B. Mức trung bình
C. Mức tối thiểu
D. Không quy định
-
Câu 23:
Trong FDI, bên nhận đầu tư có thể:
A. Thu hút được lượng vốn lớn
B. Tiếp thu phương pháp quản lý mới
C. Thu hút công nghệ hiện đại
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 24:
Trong hình thức FDI, nhà đầu tư chủ yếu là:
A. Công ty quốc tế
B. Chính phủ nước phát triển
C. Chính phủ nước đang phát triển
D. Tổ chức kinh tế quốc tế
-
Câu 25:
Đầu tư quốc tế trực tiếp phụ thuộc vào:
A. Môi trường đầu tư ở nước nhận đầu tư
B. Môi trường đầu tư ở nước đầu tư
C. Môi trường đầu tư quốc tế
D. Cả a, b và c