460 câu trắc nghiệm ôn thi công chức chuyên ngành Tài chính - Kế Toán
Bộ 460 câu trắc nghiệm ôn thi công chức "chuyên ngành Tài chính - Kế Toán" do tracnghiem.net sưu tầm, kèm đáp án chi tiết sẽ giúp bạn ôn tập và luyện thi viên chức 2020 một cách dễ dàng. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn. Chúc các bạn thành công!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Chi đầu tư phát triển là nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước, gồm những khoản chi nào sau đây?
A. Là nhiệm vụ chi đầu tư xây dựng cơ bản và một số nhiệm vụ chi đầu tư khác theo quy định của pháp luật;
B. Là nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước để mua hàng dự trữ theo quy định của pháp luật về dự trữ quốc gia;
C. Là nhiệm vụ chi nhằm bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội;
D. Cả 3 ý trên đều đúng.
-
Câu 2:
Nhiệm vụ chi nào sau đây là Chi đầu tư xây dựng cơ bản:
A. Là nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội;
B. Chi các chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội;
C. Các nhiệm vụ thường xuyên của Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh;
D. Ý a và b đúng.
-
Câu 3:
Nhiệm vụ chi nào sau đây là Chi thường xuyên:
A. Là nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước nhằm bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội;
B. Hỗ trợ hoạt động của các tổ chức khác;
C. Các nhiệm vụ thường xuyên của Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh;
D. Cả 3 ý trên đều đúng.
-
Câu 4:
Ngân sách nhà nước gồm:
A. Ngân sách trung ương và ngân sách địa phương;
B. Ngân sách của các cấp chính quyền địa phương;
C. Ngân sách từ các nguồn khác;
D. Cả 3 ý trên đều đúng.
-
Câu 5:
Thời kỳ ổn định ngân sách địa phương có thời gian là bao nhiêu năm?
A. 03 năm;
B. 05 năm;
C. 07 năm;
D. 10 năm.
-
Câu 6:
Ngân sách nhà nước được cân đối theo nguyên tắc nào sau đây:
A. Tổng số thu từ thuế, phí, lệ phí phải lớn hơn tổng số chi thường xuyên;
B. Tổng số thu từ thuế, phí, lệ phí phải ít nhất phải bằng tổng số chi thường xuyên;
C. Tổng số thu từ thuế, phí, lệ phí phải tương đương tổng số chi thường xuyên;
D. Cả 3 ý trên đều sai.
-
Câu 7:
Nguyên tắc nào cân đối ngân sách nhà nước?
A. Trường hợp còn bội chi thì số bội chi phải tương đương số chi đầu tư phát triển;
B. Trường hợp còn bội chi thì số bội chi phải nhỏ hơn số chi đầu tư phát triển;
C. Trường hợp còn bội chi thì số bội chi phải lớn hơn số chi đầu tư phát triển;
D. Cả 3 ý trên đều đúng.
-
Câu 8:
Bội chi ngân sách trung ương được bù đắp từ các nguồn nào sau:
A. Vay trong nước từ phát hành trái phiếu chính phủ, công trái xây dựng Tổ quốc và các khoản vay trong nước khác theo quy định của pháp luật;
B. Vay ngoài nước từ các khoản vay của Chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế và phát hành trái phiếu chính phủ ra thị trường quốc tế, không bao gồm các khoản vay về cho vay lại;
C. Cả 2 ý trên đều đúng;
D. Cả 2 ý trên đều sai.
-
Câu 9:
Bội chi ngân sách địa phương được bù đắp bằng các nguồn nào sau:
A. Vay trong nước từ phát hành trái phiếu chính quyền địa phương;
B. Vay lại từ nguồn Chính phủ vay về cho vay lại và các khoản vay trong nước khác theo quy định của pháp luật;
C. Vay từ các tổ chức quốc tế và phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế;
D. Ý a và b đúng.
-
Câu 10:
Cấp nào quyết định việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách ở địa phương?
A. Sở Tài chính;
B. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh;
C. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh;
D. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
-
Câu 11:
Trong thời kỳ ổn định ngân sách:
A. Không thay đổi tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa các cấp ngân sách;
B. Thay đổi tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa các cấp ngân sách cho phù hợp;
C. Có thể thay đổi tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa các cấp ngân sách cho phù hợp;
D. Cả 3 ý trên đều sai.
-
Câu 12:
Cấp nào sau đây có quyền điều chỉnh việc phân chia nguồn thu giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương?
A. Bộ Tài chính;
B. Chính phủ;
C. Thủ tướng Chính phủ;
D. Quốc hội.
-
Câu 13:
Mức dư nợ vay đối với các địa phương có số thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp lớn hơn chi thường xuyên của ngân sách địa phương không vượt quá bao nhiêu % số thu ngân sách được hưởng theo phân cấp?
A. 10%;
B. 20%;
C. 30%;
D. 40%.
-
Câu 14:
Đối với các địa phương có số thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp nhỏ hơn hoặc bằng chi thường xuyên của ngân sách địa phương không vượt quá bao nhiêu % số thu ngân sách được hưởng theo phân cấp?
A. 10%;
B. 20%;
C. 30%;
D. 40%.
-
Câu 15:
Theo luật ngân sách nhà nước 2015, Dự phòng ngân sách nhà nước được bố trí theo mức nào sau:
A. Mức bố trí dự phòng từ 1% đến 3% tổng chi ngân sách mỗi cấp;
B. Mức bố trí dự phòng từ 1% đến 4% tổng chi ngân sách mỗi cấp;
C. Mức bố trí dự phòng từ 2% đến 5% tổng chi ngân sách mỗi cấp;
D. Mức bố trí dự phòng từ 2% đến 4% tổng chi ngân sách mỗi cấp.
-
Câu 16:
Theo luật ngân sách nhà nước 2015, Dự phòng ngân sách nhà nước sử dụng để:
A. Chi phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, cứu đói;
B. Chi nhiệm vụ quan trọng về quốc phòng, an ninh và các nhiệm vụ cần thiết khác thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách cấp mình mà chưa được dự toán;
C. Chi hỗ trợ cho ngân sách cấp dưới để thực hiện nhiệm vụ phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, cứu đói;
D. Cả 3 ý trên đều đúng.
-
Câu 17:
Theo luật ngân sách nhà nước 2015, cấp nào quy định thẩm quyền quyết định sử dụng dự phòng ngân sách trung ương?
A. Chính phủ;
B. Thủ tướng Chính phủ;
C. Uỷ ban Thường vụ quốc hội;
D. Quốc hội.
-
Câu 18:
Theo quy định luật ngân sách nhà nước 2015, cấp nào có thẩm quyền lập quỹ dự trữ tài chính từ các nguồn tăng thu, kết dư ngân sách, bố trí trong dự toán chi ngân sách hằng năm?
A. Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
B. Bộ Tài chính;
C. Sở Tài chính;
D. Cả 3 ý trên đều đúng.
-
Câu 19:
Theo quy định luật ngân sách nhà nước 2015, số dư của quỹ dự trữ tài chính ở mỗi cấp không vượt quá bao nhiêu % dự toán chi ngân sách hằng năm của cấp đó?
A. 20%;
B. 25%;
C. 30%;
D. 35%.
-
Câu 20:
Theo quy định luật ngân sách nhà nước 2015, đối với chi thường xuyên phải bảo đảm:
A. Đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định;
B. Đúng mức dự toán do cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao;
C. Cả 2 ý trên đều đúng;
D. Cả 2 ý trên đều sai.
-
Câu 21:
Theo quy định luật ngân sách nhà nước 2015, các cơ quan, đơn vị thực hiện theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí thì thực hiện theo quy định nào sau đây?
A. Quy chế chi tiêu nội bộ và phù hợp với dự toán được giao tự chủ;
B. Cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm và phù hợp với dự toán được giao tự chủ;
C. Quy định của pháp luật về sử dụng ngân sách nhà nước;
D. Cả 3 ý trên đều đúng.
-
Câu 22:
Theo quy định luật ngân sách nhà nước 2015, đối với chi dự trữ quốc gia phải bảo đảm các điều kiện theo quy định nào sau đây?
A. Quy định của pháp luật về dự trữ quốc gia;
B. Quy định của pháp luật về quỹ dự trữ tài chính;
C. Quy định của pháp luật về đầu tư công;
D. Cả 3 ý trên đều sai.
-
Câu 23:
Thu ngân sách nhà nước phải được thực hiện theo quy định nào sau đây?
A. Luật ngân sách nhà nước 2015;
B. Các luật về thuế;
C. Các quy định khác của pháp luật về thu ngân sách nhà nước;
D. Cả 3 ý trên đều đúng.
-
Câu 24:
Theo quy định luật ngân sách nhà nước 2015, thu, chi ngân sách nhà nước được hạch toán bằng đồng tiền nào:
A. Đồng Việt Nam;
B. Đồng ngoại tệ;
C. Bằng vàng;
D. Cả 3 ý trên đều đúng.
-
Câu 25:
Theo quy định luật ngân sách nhà nước 2015, Trường hợp các khoản thu, chi ngân sách nhà nước bằng ngoại tệ thì được quy đổi ra:
A. Đồng Việt Nam theo tỷ giá hạch toán tại thời điểm phát sinh;
B. Đồng Đô la Mỹ theo tỷ giá hạch toán tại thời điểm phát sinh;
C. Vàng 99% theo tỷ giá hạch toán tại thời điểm phát sinh;
D. Ý a và b đúng.
-
Câu 26:
Theo quy định luật ngân sách nhà nước 2015, việc công khai ngân sách nhà nước được thực hiện bằng hình thức nào sau đây?
A. Công bố tại kỳ họp, niêm yết tại trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
B. Phát hành ấn phẩm; thông báo bằng văn bản đến các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan;
C. Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng;
D. Cả 3 ý trên đều đúng.
-
Câu 27:
Theo quy định luật ngân sách nhà nước 2015, báo cáo dự toán ngân sách nhà nước phải được công khai chậm nhất là mấy ngày kể từ ngày Chính phủ gửi đại biểu Quốc hội, Ủy ban nhân dân gửi đại biểu Hội đồng nhân dân?
A. 03 ngày làm việc;
B. 05 ngày làm việc;
C. 07 ngày làm việc;
D. 10 ngày làm việc.
-
Câu 28:
Theo quy định luật ngân sách nhà nước 2015, kết quả kiểm toán ngân sách nhà nước, kết quả thực hiện các kiến nghị của Kiểm toán nhà nước phải được công khai chậm nhất là bao nhiêu ngày kể từ ngày văn bản được ban hành?
A. 15 ngày;
B. 30 ngày;
C. 45 ngày;
D. 60 ngày.
-
Câu 29:
Báo cáo tình hình thực hiện ngân sách nhà nước hằng quý, 06 tháng phải được công khai chậm nhất là bao nhiêu ngày kể từ ngày kết thúc quý và 06 tháng?
A. 15 ngày;
B. 20 ngày;
C. 25 ngày;
D. 30 ngày
-
Câu 30:
Theo quy định luật ngân sách nhà nước 2015, báo cáo tình hình thực hiện ngân sách nhà nước hằng năm được công khai khi nào?
A. Khi Chính phủ trình Quốc hội vào kỳ họp cuối năm báo cáo;
B. Khi Chính phủ trình Quốc hội vào kỳ họp đầu năm sau;
C. Khi Chính phủ trình Quốc hội vào kỳ họp giữa năm sau;
D. Khi Chính phủ trình Quốc hội vào kỳ họp cuối năm sau.