450 câu trắc nghiệm Kinh tế phát triển
Tổng hợp 450 trắc nghiệm Kinh tế phát triển có đáp án sẽ giúp các bạn có thêm những kiến thức chuyên môn về kinh tế, kinh tế phát triển. Hi vọng sẽ là tài liệu hữu ích phục vụ cho nhu cầu học tập và đạt kết quả cao trong các kì thi sắp tới. Chúc các bạn thành công!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Theo mô hình của TORADO, phát triển nông nghiệp trải qua bao nhiêu giai đoạn?
A. 5
B. 4
C. 3
D. 2
-
Câu 2:
Theo mô hình của TORADO, những giai đoạn phát triển nông nghiệp bao gồm?
A. Nền nông nghiệp tự cung tự cấp
B. Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa
C. Nông nghiệp hiện đại
D. Các đáp án kia đều đúng
-
Câu 3:
Trên mô hình phát triển nông nghiệp của TORADO ở giai đoạn 1 có đặc trưng nào dưới đây?
A. Công cụ thô sơ, phương pháp sản xuất truyền thống giản đơn
B. Sản lượng nông nghiệp vẫn gia tăng nhưng chủ yếu là do mở rộng diện tích và phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên
C. Có hai đáp án đúng
D. Có hai đáp án sai
-
Câu 4:
Trên mô hình phát triển nông nghiệp của TORADO ở giai đoạn 2 có đặc trưng nào dưới đây?
A. Sản lượng nông nghiệp gia tăng chủ yếu từ nâng cao sản lượng trên một diện tích đất nông nghiệp và sản xuất hướng tới thị trường, thoát khỏi tự cung tự cấp
B. Sử dụng giống mới kết hợp với phân bón hóa học và nước tưới tiêu chủ động, làm tăng năng suất trong nông nghiệp
C. Có hai đáp án đúng
D. Có hai đáp án sai
-
Câu 5:
Trên mô hình phát triển nông nghiệp của TORADO ở giai đoạn 3 có đặc trưng nào dưới đây?
A. Trong các trang trại được chuyên môn hóa, sản xuất được cung ứng hoàn toàn cho thị trường và lợi nhuận thương mại là mục tiêu của nhà sản xuất.
B. Sản lượng lương thực tăng nhưng đồng thời tiết kiệm được diện tích đất sản xuất, phát triển nhiều loại sản phẩm hàng hóa khác.
C. Sản lượng nông nghiệp vẫn gia tăng nhưng chủ yếu là do mở rộng diện tích và phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên.
D. Cả ba đáp án kia đều đúng.
-
Câu 6:
Mô hình hàm sản xuất tăng trưởng nông nghiệp theo các giai đoạn phát triển của Sung Sang Park được đề xướng năm nào?
A. 1992
B. 1982
C. 1995
D. 1997
-
Câu 7:
Mô hình hàm sản xuất tăng trưởng nông nghiệp theo các giai đoạn phát triển của SS PARK gồm mấy giai đoạn?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 8:
Mô hình hàm sản xuất tăng trưởng nông nghiệp theo các giai đoạn phát triển của SS. PARK bao gồm?
A. Sơ khai, đang phát triển và phát triển
B. Đang phát triển, phát triển và tăng tốc
C. Sơ khai, phát triển và tăng tốc
D. Cả ba câu kia đều sai
-
Câu 9:
Có bao nhiêu đặc trưng của ngành nông nghiệp so với các ngành kinh tế khác?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 10:
Những đặc trưng của ngành nông nghiệp so với các ngành kinh tế khác là?
A. Đất là tư liệu sản xuất đặc biệt và đối tượng sản xuất nông nghiệp là các sinh vật
B. Tính thời vụ của sản xuất và tính khu vực của sản xuất nông nghiệp
C. Có hai đáp án đúng
D. Có hai đáp án sai
-
Câu 11:
Tăng trưởng nông nghiệp có ảnh hưởng đến thời kỳ phát triển kinh tế nào?
A. Thời kỳ đầu
B. Thời kỳ giữa
C. Thời kỳ đẩy nhanh tiến độ công nghiệp hóa
D. Cả ba đáp án kia đều đúng
-
Câu 12:
Luận điểm giải thích về phát triển kinh tế của TORADO trên cơ sở?
A. Độc canh, đa canh và chuyên môn hóa
B. Sự thay đổi các yếu tố đầu vào đối với sản xuất nông nghiệp
C. Có hai đáp án đúng
D. Có hai đáp án sai
-
Câu 13:
Luận điểm giải thích về phát triển kinh tế của SS. PARK trên cơ sở?
A. Độc canh, đa canh và chuyên môn hóa
B. Sự thay đổi các yếu tố đầu vào đối với sản xuất nông nghiệp
C. Có hai đáp án đúng
D. Có hai đáp án sai
-
Câu 14:
Đối với những nước đang phát triển, theo bạn để tăng năng suất đất, năng suất lao động nông nghiệp thì cần tăng đầu tư cho những ngành công nghiệp nào?
A. Công nghiệp cơ khí.
B. Công nghiệp hóa chất.
C. Công nghiệp cung cấp các yếu tố đầu vào cho nông nghiệp.
D. Cả ba đáp án đều đúng.
-
Câu 15:
Ngoại thương còn gọi là mậu dịch quốc tế đặt nền móng trên quan hệ nào?
A. Lợi thế so sánh của quốc gia với phần còn lại của thế giới
B. Lợi thế của quốc gia với phần còn lại của thế giới
C. Lợi thế tuyệt đối của quốc gia với phần còn lại của thế giới
D. Một quan hệ khác
-
Câu 16:
Lợi ích của ngoại thương đối với sự phát triển kinh tế quốc gia?
A. Phát huy lợi thế của mỗi quốc gia trên thị trường thế giới
B. Bù đắp những mặt còn yếu kém mà trong nước chưa tự khắc phục được
C. Có hai đáp án đúng
D. Có hai đáp án sai
-
Câu 17:
Ngoại thương có ảnh hưởng và tác động đến những nhân tố nào của nền kinh tế quốc gia?
A. Tốc độ tăng trưởng nền kinh tế và thu nhập quốc gia
B. Tích lũy vốn cho công nghiệp hóa
C. Tiêu dùng, sử dụng tài nguyên thiên nhiên (TNTN) và quan hệ kinh tế - chính trị với phần còn lại của thế giới
D. Các câu kia đều đúng
-
Câu 18:
Vai trò của ngoại thương ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế trên bao nhiêu mặt chủ yếu?
A. 5
B. 4
C. 3
D. 2
-
Câu 19:
Những nội dung nào mà vai trò của ngoại thương có ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế quốc gia?
A. Nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực
B. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
C. Mở ra những cơ hội mới cho phát triển
D. Các câu kia đều đúng
-
Câu 20:
Ngoại thương mở ra những cơ hội mới cho phát triển trên những lĩnh vực nào?
A. Là động lực tạo cạnh tranh, kích thích cải tiến phương pháp sản xuất và phong phú hóa hàng hóa tiêu dùng cho xã hội, hạn chế độc quyền.
B. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng tầm nhìn ra thế giới, giao lưu học hỏi kinh nghiệm buôn bán, tiếp cận với thị trường thế giới, thông tin công nghệ, tư tưởng mới.
C. Tạo nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn mở ra cho người lao động khi lĩnh vực ngoại thương phát triển.
D. Cả ba đáp án kia đều đúng.
-
Câu 21:
Ngoại thương mở ra những cơ hội mới cho phát triển trên mấy lĩnh vực?
A. 5
B. 4
C. 3
D. 2
-
Câu 22:
Mậu dịch quốc tế tạo những khó khăn thử thách nào đối với những nước đang phát triển như Việt Nam?
A. Gia tăng sự cạnh tranh gay gắt.
B. Sự bất ổn của giá cả thế giới.
C. Sự thay đổi cơ cấu kinh tế cho phù hợp với phân công lao động quốc tế.
D. Cả ba đáp án kia đều đúng.
-
Câu 23:
Mậu dịch quốc tế tạo ra bao nhiêu khó khăn thử thách cơ bản đối với những nước đang phát triển như Việt Nam?
A. 5
B. 4
C. 3
D. 2
-
Câu 24:
Ngoại thương còn gọi là mậu dịch quốc tế đặt nền móng trên mấy quan hệ?
A. 5
B. 4
C. 3
D. 2
-
Câu 25:
Các chiến lược ngoại thương của các nước đang phát triển bao gồm?
A. Xuất khẩu sản phẩm thô, thay thế nhập khẩu và hướng ra xuất khẩu.
B. Xuất hàng tiêu dùng, nguyên liệu thô và nhập tư liệu sản xuất.
C. Có hai đáp án đúng.
D. Có hai đáp án sai.