ADMICRO

350+ câu hỏi trắc nghiệm thi thăng hạng giáo viên THCS và THPT

Tổng hợp 350+ câu trắc nghiệm "Ôn thi thăng hạng giáo viên THCS và THPT" có đáp án nhằm giúp bạn ôn tập và luyện thi viên chức 2020 đạt kết quả cao. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn mục "Tạo đề ngẫu nhiên" để hệ thống lại kiến thức đã ôn. Chúc các bạn thành công!

356 câu
58 lượt thi

Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)

Chọn phần

  • Câu 1:

    Nội dung của động trải nghiệm sáng tạo trong chương trình giáo dục phổ thông mới là:


    A. Được thiết kế thành các chủ điểm mang tính mở, có mối liên hệ chặt chẽ giữa các chủ điểm


    B. Kiến thức thực tiễn gắn bó với đời sống, địa phương, cộng đồng, đất nước, mang tính tổng hợp nhiều lĩnh vực giáo dục, nhiều môn học; dễ vận dụng vào thực tế


    C. Được thiết kế thành các phần chương, bài, có mối liên hệ lôgic chặt chẽ hoặc các mô đune tương đối hoàn chỉnh


    D. Kiến thức khoa học, nội dung gắn với các lĩnh vực chuyên môn


  • ADSENSE / 15
  • Câu 2:

    Hình thức của động trải nghiệm sáng tạo trong chương trình giáo dục phổ thông mới là:


    A. Người chỉ đạo, tổ chức hoạt động học tập chủ yếu là giáo viên


    B. Đa dạng, có quy trình chặt chẽ, hạn chế về không gian, thời gian, quy mô và đối tượng tham gia,...


    C. Đa dạng, phong phú, mềm dẻo, linh hoạt, mở về không gian, thời gian, quy mô, đối tượng và số lượng,..


    D. Học sinh ít cơ hội trải nghiệm cá nhân


  • Câu 3:

    Kiểm tra, đánh giá của động trải nghiệm sáng tạo trong chương trình giáo dục phổ thông mới là:


    A. Thường đánh giá kết quả đạt được bằng điểm số


    B. Nhấn mạnh đến năng lực tư duy


    C. Theo chuẩn chung


    D. Nhấn mạnh đến kinh nghiệm, năng lực thực hiện, tính trải nghiệm


  • Câu 4:

    Sự tương tác và phương pháp của động trải nghiệm sáng tạo trong chương trình giáo dục phổ thông mới là:


    A. Tương tác chủ yếu là giữa thầy - trò


    B. Thầy chỉ đạo, hướng dẫn, trò hoạt động là chính


    C. Học sinh tự hoạt động, trải nghiệm là chính


    D. Tương tác đa chiều và học sinh tự hoạt động, trải nghiệm là chính


  • ZUNIA12
  • Câu 5:

    Sự khác nhau giữa trải nghiệm trong hoạt động dạy học và hoạt động trải nghiệm sáng tạo (hoạt động giáo dục) thể hiện ở bao nhiêu yếu tố?


    A. 10


    B.  11


    C.  12


    D. 13


  • Câu 6:

    Yếu tố quản lí của trải nghiệm trọng hoạt động trải nghiệm là:


    A. Người lãnh đạo quá trình dạy học chủ yếu là giáo viên bộ môn


    B. Quản lí theo chương trình môn học, thi cử


    C. Là đại diện của tập thể học sinh, đoàn thể và gia đình


    D. Là đại diện của tập thể học sinh, đoàn thể và gia đình, của giáo viên chủ nhiệm/ giáo dục viên…


  • ADMICRO
  • Câu 7:

    Có bao nhiêu bước khi tổ chức một hoạt động trải nghiệm?


    A. 5


    B. 6


    C. 7


    D. 8


  • Câu 8:

    Trong bước xây dựng kế hoạch khi tổ chức một hoạt động trải nghiệm học sinh bộc lộ được những khả năng gì?


    A. Ngôn ngữ, giao tiếp, phân tích, phán đoán, lắng nghe, cách trình bày, tổng hợp


    B. Ngôn ngữ, giao tiếp, phân tích, phán đoán, lắng nghe, cách trình bày, tổng hợp, tính toán...


    C. Ngôn ngữ, giao tiếp, phân tích, phán đoán, lắng nghe, cách trình bày, tính toán...


    D. Ngôn ngữ, giao tiếp, phân tích, phán đoán, cách trình bày, tổng hợp, tính toán...


  • Câu 9:

    Trong bước 4 tổ chức thực hiện khi tổ chức một hoạt động trải nghiệm, người giáo viên cần quan tâm đến vấn đề gì để có thể đánh giá đúng những phẩm chất năng lực của các em:


    A. Quan tâm đến những tình huống nảy sinh và sự sáng tạo trong cách giải quyết của các em


    B. Quan tâm đến sự sáng tạo trong cách giải quyết của các em


    C. Quan tâm đến những tình huống nảy sinh và hiệu quả công việc của các em


    D. Quan tâm đến hiệu quả và sự sáng tạo trong cách giải quyết của các em


  • Câu 10:

    Chu trình học qua trải nghiệm gồm có bao nhiêu bước?


    A. 5


    B. 6


    C. 7


    D. 8


  • Câu 11:

    Có bao nhiêu nguyên tác trong bài học kiến tạo?


    A. 5


    B. 6


    C. 7


    D. 8


  • Câu 12:

    Nguyên tắc nào không phải của bài học kiến tạo?


    A. Huy động được nỗ lực của cả cá nhân lẫn của nhóm hay lớp


    B. Đảm bảo tập trung vào hoạt động của người học


    C. Đảm bảo định hướng việc học vào tìm tòi, phát hiện, suy ngẫm


    D. Đảm bảo phát huy tính chủ động của người học


  • Câu 13:

    Trong nguyên tắc "Đảm bảo tạo ra được môi trường học tập kiến tạo" đặc trưng của môi trường học tập kiến tạo là:


    A. Có tính mở và linh hoạt về không gian và quản lí; Có quan hệ tham gia và hợp tác mạnh mẽ; Giàu thông tin và đa tương tác; Có tính nhân văn và giàu cảm xúc; Có tính vấn đề và khuyến khích học tập chủ động


    B. Có tính mở và linh hoạt về không gian và quản lí; Có quan hệ tham gia và hợp tác mạnh mẽ; Giàu thông tin và đa tương tác; Có tính nhân văn và giàu cảm xúc; Có khuyến khích học tập chủ động


    C. Có tính mở và linh hoạt về không gian và quản lí; Có quan hệ tham gia và hợp tác mạnh mẽ; Có đa tương tác; Có tính nhân văn và giàu cảm xúc; Có tính vấn đề và khuyến khích học tập chủ động


    D. Có tính mở và linh hoạt về không gian và quản lí; Có tham gia và hợp tác mạnh mẽ; Giàu thông tin và đa tương tác; Có tính nhân văn và giàu cảm xúc; Có tính vấn đề và khuyến khích học tập chủ động


  • Câu 14:

    Những quy tắc của một bài học kiến tạo là:


    A. Giáo viên có thể làm thay học sinh; Huy động được nỗ lực của cả cá nhân lẫn của nhóm hay lớp; Tạo nhiều cơ hội hoạt động cho học sinh; Tiến trình dạy học linh hoạt; Đánh giá thông qua kết quả hoạt động


    B. Giáo viên không làm thay học sinh; Huy động được nỗ lực của cả cá nhân lẫn của nhóm hay lớp; Tạo nhiều cơ hội hoạt động cho học sinh; Tiến trình dạy học linh hoạt; Đánh giá tập trung vào quá trình


    C. Giáo viên có thể làm thay học sinh; Huy động được nỗ lực của cả cá nhân lẫn của nhóm hay lớp; Tạo nhiều cơ hội hoạt động cho học sinh; Tiến trình dạy học linh hoạt; Đánh giá thông qua kết quả hoạt động


    D. Giáo viên không làm thay học sinh; Huy động được nỗ lực của cả cá nhân lẫn của nhóm hay lớp; Tạo nhiều cơ hội hoạt động cho học sinh; Tiến trình dạy học linh hoạt; Đánh giá thông qua kết quả hoạt động


  • Câu 15:

    Khái niệm dạy học tích hợp liên môn là:


    A. Dạy học những nội dung kiến thức liên quan đến hai hay nhiều môn học. "Tích hợp" là nói đến mục tiêu của hoạt động dạy học còn "liên môn" là đề cập tới nội dung dạy học


    B. Dạy học những nội dung kiến thức liên quan đến hai hay nhiều môn học. "Tích hợp" là nói đến phương pháp và mục tiêu của hoạt động dạy học còn "liên môn" là đề cập tới số môn được tích hợp dạy học


    C. Dạy học những nội dung kiến thức liên quan đến hai hay nhiều môn học. "Tích hợp" là nói đến khả năng liên môn của hoạt động dạy học còn "liên môn" là đề cập tới nội dung dạy học


    D. Dạy học những nội dung kiến thức liên quan đến hai hay nhiều môn học. "Tích hợp" là nói đến phương pháp và mục tiêu của hoạt động dạy học còn "liên môn" là đề cập tới nội dung dạy học


  • Câu 16:

    Nội dung chủ yếu của Công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH ngày 08 tháng 10 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo là:


    A. Hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học; tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn của trường trung học/trung tâm giáo dục thường xuyên qua mạng


    B. Hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn, tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn của trường trung học/trung tâm giáo dục thường xuyên qua mạng


    C. Hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn của trường trung học/trung tâm giáo dục thường xuyên qua mạng


    D. Hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn của trường trung học/trung tâm giáo dục thường xuyên


  • Câu 17:

    Tiến trình dạy học chủ đề tích hợp liên môn khi thiết kế tiến trình dạy học gồm bao nhiêu bước?


    A. 3


    B. 4


    C. 5


    D. 6


  • Câu 18:

    Trong kỹ thuật dạy học, việc tổ chức hoạt động học của học sinh theo bao nhiêu bước?


    A. Học sinh được khuyến khích hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập; giáo viên cần phát hiện kịp thời những khó khăn của học sinh và có biện pháp hỗ trợ phù hợp, hiệu quả; không để xảy ra tình trạng học sinh bị "bỏ quên" trong quá trình dạy học


    B. Học sinh được khuyến khíchlàm việc cá nhân khi thực hiện nhiệm vụ học tập; giáo viên cần phát hiện kịp thời những khó khăn của học sinh và có biện pháp hỗ trợ phù hợp, hiệu quả; không để xảy ra tình trạng học sinh bị "bỏ quên" trong quá trình dạy học


    C. Học sinh không được khuyến khích hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập; giáo viên cần có biện pháp hỗ trợ phù hợp, hiệu quả; không để xảy ra tình trạng học sinh thực hiện sai nhiệm vụ trong quá trình dạy học


    D. Học sinh được không khuyến khích hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập; giáo viên cần phát hiện kịp thời những khó khăn của học sinh và có biện pháp hỗ trợ phù hợp, hiệu quả;


  • Câu 19:

    Trong dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn yêu cầu khi sử dụng thiết bị dạy học và học liệu là:


    A. Việc sử dụng các thiết bị dạy học và học liệu đó được thể hiện rõ trong phương thức hoạt động học và sản phẩm học tập tương ứng mà học sinh phải hoàn thành trong mỗi hoạt động học


    B. Được sử dụng trong dạy học mỗi chủ đề phải đảm bảo sự phù hợp với từng hoạt động học đã thiết kế. Việc sử dụng các thiết bị dạy học và học liệu đó được thể hiện rõ trong phương thức hoạt động học và sản phẩm học tập tương ứng mà học sinh phải hoàn thành trong mỗi hoạt động học


    C. Được sử dụng trong dạy học mỗi chủ đề phải đảm bảo sự phù hợp với từng hoạt động học đã thiết kế


    D. Được sử dụng trong dạy học mỗi chủ đề phải đảm bảo sự phù hợp với từng hoạt động học đã thiết kế. Việc sử dụng các thiết bị dạy học và học liệu đó được thể hiện rõ trong sản phẩm học tập tương ứng mà học sinh phải hoàn thành trong mỗi hoạt động học


  • Câu 20:

    Ưu điểm của việc dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn đối với học sinh là:


    A. Sinh động, hấp dẫn, có ưu thế trong việc tạo ra động cơ, hứng thú học tập cho học sinh, ít phải ghi nhớ kiến thức một cách máy móc. Không phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau


    B. Sinh động, hấp dẫn, có ưu thế trong việc tạo ra động cơ, hứng thú học tập cho học sinh, được tăng cường vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn. Không phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau


    C. Sinh động, hấp dẫn, có ưu thế trong việc tạo ra động cơ, hứng thú học tập cho học sinh, được tăng cường vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ kiến thức một cách máy móc


    D. Sinh động, hấp dẫn, có ưu thế trong việc tạo ra động cơ, hứng thú học tập cho học sinh, được tăng cường vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ kiến thức một cách máy móc. Không phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau


  • Câu 21:

    Ưu điểm của việc dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn đối với giáo viên là:


    A. Giảm tải cho giáo viên trong việc dạy các kiến thức liên môn trong môn học của mình, góp phần phát triển đội ngũ giáo viên có đủ năng lực dạy học kiến thức liên môn, tích hợp


    B. Bồi dưỡng, nâng cao kiến thức và kĩ năng sư phạm cho giáo viên, góp phần phát triển đội ngũ giáo viên có đủ năng lực dạy học kiến thức liên môn, tích hợp


    C. Giảm tải cho giáo viên trong việc dạy các kiến thức liên môn trong môn học của mình. Bồi dưỡng, nâng cao kiến thức và kĩ năng sư phạm cho giáo viên


    D. Giảm tải cho giáo viên trong việc dạy các kiến thức liên môn trong môn học của mình. Bồi dưỡng, nâng cao kiến thức và kĩ năng sư phạm cho giáo viên, góp phần phát triển đội ngũ giáo viên có đủ năng lực dạy học kiến thức liên môn, tích hợp


  • Câu 22:

    Ưu điểm nổi bật của phương pháp dạy học bằng công nghệ thông tin so với phương pháp giảng dạy truyền thống là:


    A. Những thí nghiệm, tài liệu được cung cấp bằng nhiều kênh: kênh hình, kênh chữ, âm thanh sống động làm cho học sinh khó có thể có những dự đoán về các tính chất, những quy luật mới


    B. Những thí nghiệm, tài liệu được cung cấp bằng nhiều kênh: kênh hình, kênh chữ, âm thanh sống động làm cho học sinh dễ thấy, dễ tiếp thu và bằng suy luận có lý, học  sinh có thể có những dự đoán về các tính chất, những quy luật mới


    C. Những thí nghiệm, tài liệu được cung cấp bằng nhiều kênh: kênh hình, kênh chữ, âm thanh sống động làm cho học sinh dễbị nhầm lẫn khi suy luận dự đoán về các tính chất, những quy luật mới


    D. Những thí nghiệm, tài liệu được cung cấp bằng nhiều kênh: kênh hình, kênh chữ, âm thanh sống động làm cho học sinh chủ quan không thể làm thí nghiệm thật


  • Câu 23:

    Nội dung nào không phải là thách thức của việc đưa công nghệ thông tin và truyền thông ứng dụng vào lĩnh vực giáo dục và đào tạo?


    A. Kiến thức, kỹ năng về công nghệ thông tin ở một số giáo viên vẫn còn hạn chế, chưa đủ vượt ngưỡng để đam mê và sáng tạo, thậm chí còn né tránh


    B. Việc sử dụng công nghệ thông tin để đổi mới phương pháp dạy học chưa được nghiên cứu kỹ, dẫn đến việc ứng dụng nó không đúng chỗ, không đúng lúc


    C. Việc đánh giá một tiết dạy có ứng dụng công nghệ thông tin còn lúng túng, chưa xác định hướng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học


    D. Những ngân hàng dữ liệu khổng lồ và đa dạng được kết nối với nhau và với người sử dụng qua những mạng máy tính kể cả Internet


  • Câu 24:

    Các nhà tâm lí học Việt Nam cho rằng: Lứa tuổi học sinh THCS bao gồm


    A. Các em từ 11-15 tuổi, đang theo học từ lớp 6 đến lớp 9 trường THCS


    B. Các em từ 11 tuổi trở lên, đang theo học từ lớp 6 đến lớp 9 trường THCS


    C. Các em từ 11-15 tuổi, đang theo học ở các trường THPT


    D. các em trên 15 tuổi, đang theo học từ lớp 6 đến lớp 9 trường THCS


  • Câu 25:

    Biểu hiện về ý thức bản ngã của tuổi thiếu niên là gì?


    A. Là sự phát triển mạnh mẽ của lòng tự tôn, thậm chí tự cao, tự đại


    B. Là sự thụ động


    C. Là tính ích kỷ


    D. Là sự đúng đắn và quyết đoán


ZUNIA9
AANETWORK