340 câu trắc nghiệm Chi tiết máy
tracnghiem.net chia sẻ 340 câu trắc nghiệm Chi tiết máy có đáp án đi kèm dành cho các bạn sinh viên khối ngành Kỹ thuật nhằm giúp các bạn có thêm tư liệu tham khảo, ôn tập và hệ thống kiến thức chuẩn bị cho kì thi kết thúc học phần sắp diễn ra. Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn tập theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Trên biểu đồ mô men xác định được các giá trị mô men uốn và xoắn (Nmm) tại một tiết diện là Mx = 85000 Nmm; My = 65000 Nmm; T = 180000 Nmm. Trục quay 1 chiều, tải không đổi, đường kính tiết diện 30mm với rãnh then rộng b = 10 mm, sâu t1 = 5 mm. Biên độ và giá trị trung bình ứng suất tiếp là:
A. 18,8 và 18,8
B. 37,6 và 37,6
C. 18,8 và 37,6
D. 37,6 và 18,8
-
Câu 2:
Trên biểu đồ mô men xác định được các giá trị mô men uốn và xoắn (Nmm) tại một tiết diện là Mx = 85000; My = 65000; T = 180000. Trục quay 1 chiều, tải không đổi, đường kính tiết diện 30mm với rãnh then rộng b = 10 mm, sâu t1 = 5 mm. Biên độ và giá trị trung bình ứng suất pháp là:
A. 50,2 và 0,0
B. 50,2 và 25,1
C. 25,1 và 0,0
D. 25,1 và 25,1
-
Câu 3:
Trên biểu đồ mô men xác định được các giá trị mô men uốn và xoắn (Nmm) tại một tiết diện là Mx = 85000; My = 65000; T = 180000. Với ứng suất cho phép là 55MPa, đường kính tính toán (mm) của trục tại tiết diện này là:
A. 32,5
B. 33,6
C. 25,8
D. 26,7
-
Câu 4:
Trục I trong hộp giảm tốc lắp trên 2 ổ lăn giống nhau A và B (xem hình vẽ 1) chịu mô men xoắn TI = 140000Nmm. Vật liệu trục có [τ] = 18MPa. Đường kính các đoạn trục lần lượt tại các vị trí lắp Khớp, Ổ lăn A; Vai trục V, ổ lăn B và Bánh răng 1 nên chọn là:
A. 34; 35; 42; 35; 34
B. 30; 35; 42; 35; 30
C. 35; 40; 45; 50; 55
D. 35; 36; 40; 36; 35
-
Câu 5:
Chi tiết then bằng trên trục có d = 25mm, T = 250000Nmm, b = 8 mm, h = 7 mm, t1 = 4 mm, chiều dài then l = 40 mm. Xác định ứng suất dập và ứng suất cắt lớn nhất trên then (MPa)?
A. 166,7 và 62,5
B. 83,3 và 37,7
C. 133,4 và 55,5
D. 66,7 và 27,7
-
Câu 6:
Ổ bi đỡ có C = 18 KN lắp với moay-ơ của bánh xe và trục cố định. Bánh xe quay 950 v/ph và chịu tải hướng tâm không đổi. Các hệ số Kt, Kđ lấy bằng 1.Tải trọng lớn nhất (N) tác dụng lên gối đỡ trục để ổ có tuổi thọ 10000 giờ là:
A. 1809
B. 2231
C. 2171
D. 2677
-
Câu 7:
Trục I của HGT lắp 2 ổ đũa côn như nhau (xem hình 1 - tại A và B) có α = 13°; Fat = 2500N ngược chiều trục X; FrA = 4000N; FrB = 6000N. Lực dọc trục (N) tác động lên các ổ A và B lần lượt là:
A. 4225 và 1725
B. 1150 và 3650
C. 1150 và 4225
D. 4578 và 2078
-
Câu 8:
Trục I của HGT lắp 2 ổ đũa côn như nhau (xem hình 1 - tại A và B) có α = 13°; khả năng tải C = 13,3 kN; tải trọng không đổi Fat = 2500N ngược chiều trục X; FrA = 4000N; FrB = 6000N; Kt = Kđ = 1. Tuổi thọ (triệu vòng quay) của các ổ lăn A, B tương ứng là:
A. 3,79 và 14,20
B. 54,87 và 3,54
C. 54,87 và 2,56
D. 10,89 và 3,04
-
Câu 9:
Trục III của HGT lắp 2 ổ bi đỡ chặn như nhau (xem hình vẽ 1 - tại E và F) có e = 0,48; Fat = 2500N hướng theo chiều trục Z; FrE = 4000N; FrF = 6000N. Lực dọc trục (N) tác động lên các ổ E và F lần lượt là:
A. 1920 và 4420
B. 5380 và 2880
C. 4420 và 2880
D. 380 và 4420
-
Câu 10:
Trục III của HGT lắp 2 ổ đỡ chặn như nhau (xem hình vẽ 1 - tại E và F) có e = 0,48; khả năng tải C = 13,3KN; tải trọng không đổi Fat = 2500N hướng theo chiều trục Z; FrE = 4000N; FrF = 6000N; Kt = Kđ = 1. Khi Fa/(VFr) > e lấy X = 0,45; Y = 1,13 thì tuổi thọ (triệu vòng quay) của các ổ lăn E, F tương ứng là:
A. 36,76 và 5,16
B. 4,81 và 10,89
C. 7,50 và 10,89
D. 5,16 và 212,32
-
Câu 11:
Cho sơ đồ bố trí ổ lăn trục (III) ở hình 1, sử dụng cặp ổ đũa côn đỡ chặn có α = 13,5°; Fat = 2100N là lực dọc trục hướng theo trục Z; FrE = 5600N và FrF = 3560N là các lực hướng tâm không đổi tác dụng vào các ổ. Lấy V = kđ = kt = 1, khả năng tải động của ổ C = 45KN. Xác định tuổi thọ của ổ lăn E (tính theo giờ) khi ổ làm việc với tốc độ n = 975vg/ph?
A. 17766
B. 6114
C. 8776
D. 12345
-
Câu 12:
Ổ bi đỡ có số con lăn z = 10, chịu lực hướng tâm Fr = 3000 N. Xác định lực hướng tâm (N) lớn nhất tác dụng lên các con lăn ?
A. 1500
B. 1000
C. 500
D. 300
-
Câu 13:
Ổ bi đỡ chặn 1 dãy có e = 0.3, chịu lực hướng tâm Fr = 4000 N, lực dọc trục Fa = 2000 N. Kđ = Kt = 1, vòng trong quay-vòng ngoài đứng yên. Xác định tải trọng tương đương (N) tác dụng lên ổ lăn, biết khi Fa/(VFr) > e thì X = 0.45, Y = 1.22
A. 4240
B. 4230
C. 4220
D. 4210
-
Câu 14:
Ổ đũa côn có α = 13°, chịu lực hướng tâm Fr = 4000N, lực dọc trục Fa = 3000N, Kđ.Kt = 1, vòng trong quay – vòng ngoài đứng yên, khả năng tải động của ổ lăn C = 52KN, số vòng quay n = 720(vg/ph). Xác định tuổi thọ tính theo giờ của ổ lăn ?
A. 20416
B. 10416
C. 30416
D. 40416
-
Câu 15:
Trên một trục lắp 2 ổ đũa côn theo sơ đồ , có α = 13°; Fat = 2500N; Fr0 = 4000N; Fr1 = 6000N. Lực dọc trục (N) tác động lên các ổ 0 và 1 lần lượt là:
A. 4225 và 1725
B. 1150 và 3650
C. 1150 và 4225
D. 4578 và 2078
-
Câu 16:
Trên một trục lắp 2 ổ bi đỡ chặn theo sơ đồ , có e = 0,48; Fat = 2500N; Fr0 = 4000N; Fr1 = 6000N. Lực dọc trục (N) tác động lên các ổ 0 và 1 lần lượt là:
A. 1920 và 4420
B. 5380 và 2880
C. 4420 và 2880
D. 380 và 4420
-
Câu 17:
Cho trước áp suất cho phép trong ổ trượt đỡ [p] = 10MPa và tỷ số chiều dài/đường kính ngõng trục (l/d) bằng 1,1. Đường kính tính toán của ngõng trục (d, mm) theo áp suất cho phép khi chịu tải hướng tâm R = 13500N là:
A. 35,0
B. 30,0
C. 40,0
D. 45,0
-
Câu 18:
Cho trước tích số [pv] trong ổ trượt đỡ là 15 Mpa.m/s và tỷ số chiều dài/đường kính ngõng trục (l/d) bằng 1,1. Trục quay với tốc độ 950 vg/ph. Đường kính tính toán của ngõng trục (d, mm) theo tích số pv cho phép khi chịu tải hướng tâm R = 13500N là:
A. 40,7
B. 38,7
C. 36,7
D. 42,7
-
Câu 19:
Cho ổ trượt bôi trơn thủy động có độ hở hướng kính δ = 0,5 mm, khi làm việc có độ lệch tâm e = 0,2 mm. Khe hở nhỏ nhất giữa ngõng trục và lót ổ là:
A. 0,05
B. 0,10
C. 0,15
D. 0,20
-
Câu 20:
Cho ổ trượt bôi trơn thủy động có độ hở hướng kính δ = 0.2 mm, khi làm việc có độ lệch tâm e = 0.05 mm. Biết hệ số an toàn là 2. Xác định tổng độ nhám (μm) lớn nhất của ngõng trục và lót ổ?
A. 20
B. 25
C. 30
D. 35
-
Câu 21:
Nối trục đĩa dùng bu lông ghép không có khe hở với 6 bu lông, đường tròn qua tâm các bu lông D0 = 80 mm. Bu lông có ứng suất cắt cho phép là [τc] = 80 MPa. Nối trục chịu mô men xoắn T = 106 Nmm. Biết hệ số tải trọng k = 1,2. Xác định đường kính thân bu lông?
A. 6,9
B. 7,9
C. 8,9
D. 9,9
-
Câu 22:
Nối trục vòng đàn hồi có 6 chốt, chiều dài chốt l0 = 34 mm, đường kính chốt dc = 14 mm, đường tròn qua tâm các chốt D0 = 70 mm. Chiều dài của vòng đàn hồi trên mỗi chốt là lv = 28 mm. Nối trục chịu mô men xoắn T = 106 Nmm. Biết hệ số tải trọng k = 1,2. Xác định ứng suất dập của vòng đàn hồi và ứng suất uốn của chốt (MPa)?
A. 16,6 và 404
B. 14,6 và 354
C. 12,6 và 304
D. 10,6 và 254
-
Câu 23:
Lò xo xoắn ốc có chỉ số lò xo c = 4, chịu lực kéo lớn nhất là Fmax = 100 N. Ứng suất xoắn cho phép của dây lò xo là [τ] = 180 MPa. Xác định đường kính tối thiểu của dây lò xo (mm)?
A. 2,8
B. 2,7
C. 2,6
D. 2,5
-
Câu 24:
Lò xo xoắn ốc có chỉ số lò xo c = 5, đường kính dây lò xo là d = 3 mm, chịu lực kéo lớn nhất và nhỏ nhất là Fmax = 100 N, Fmin = 50 N ứng với chuyển vị làm việc x = 5 mm. Biết mô đun đàn hồi trượt G = 8.104 MPa. Xác định số vòng làm việc của lò xo?
A. 24
B. 22
C. 23
D. 25
-
Câu 25:
Bộ truyền vít đai ốc chịu Fa = 80000 N; áp suất cho phép của trên bề mặt của ren vít [p] = 6 MPa; sử dụng ren hình thang (ψh = 0,5); hệ số chiều cao của đai ốc ψH = 1,8. Xác định đường kính trung bình của vít?
A. 68,671
B. 65,671
C. 70,671
D. 72,671