340 câu trắc nghiệm Chi tiết máy
tracnghiem.net chia sẻ 340 câu trắc nghiệm Chi tiết máy có đáp án đi kèm dành cho các bạn sinh viên khối ngành Kỹ thuật nhằm giúp các bạn có thêm tư liệu tham khảo, ôn tập và hệ thống kiến thức chuẩn bị cho kì thi kết thúc học phần sắp diễn ra. Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn tập theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
-
Câu 1:
Bánh răng nghiêng có góc thanh răng sinh α = 25°; góc nghiêng β = 14°. Xác định góc áp lực tại vòng chia trong mặt phẳng mút?
A. 25,668
B. 26,668
C. 24,668
D. 27,668
-
Câu 2:
Ưu điểm của bộ truyền động đai là:
A. Tỷ số truyền ổn định.
B. Kích thước bộ truyền nhỏ.
C. Làm việc êm và không ồn.
D. Tất cả điều sai
-
Câu 3:
Cho mối hàn chồng hỗn hợp (chỉ hàn theo 3 đường trong mặt phẳng: 2 đường hàn dọc và 1 đường hàn ngang), chiều dài 1 đường hàn dọc là: 100mm; chiều dài đường hàn ngang là 300mm. Mối hàn chịu lực kéo dọc đúng tâm là 100000N và mô men trong mặt phẳng tấm là 8000000Nmm. Ứng suất cắt cho phép của mối hàn là 100Mpa. Xác định cạnh hàn k để mối hàn vừa đủ bền:
A. 5,4mm
B. 4,4mm
C. 6,4mm
D. 7,4mm
-
Câu 4:
Trên biểu đồ mô men xác định được các giá trị mô men uốn và xoắn (Nmm) tại một tiết diện là Mx = 85000; My = 65000; T = 180000. Trục quay 1 chiều, tải không đổi, đường kính tiết diện 30mm. Biên độ và giá trị trung bình ứng suất pháp là:
A. 40,37 và 0,0
B. 40,37 và 20,18
C. 20,18 và 0,0
D. 19,8 và 19,8
-
Câu 5:
Phương pháp thông thường để tạo rãnh then trên mayơ:
A. phay bằng dao phay dĩa hay ngón
B. xọc
C. truốt
D. b và c đều đúng
-
Câu 6:
Mục đích việc sử dụng ren hình côn nhằm:
A. ghép các chi tiết máy bất kỳ
B. ghép các chi tiết có yêu cầu độ bền cao
C. ghép các chi tiết có yêu cầu độ chắc kín
D. ghép các chi tiết có yêu cầu tính tự hãm cao
-
Câu 7:
Yêu cầu đối với vật liệu chế tạo đinh tán:
A. Tính giòn
B. Tính dẻo
C. Hệ số giản nở nhiệt đinh tán phù hợp với vật liệu chi tiết ghép
D. B & C đúng
-
Câu 8:
Ren hệ mét có:
Tiết diện ren là:
A. hình tròn
B. hình tam giác đều
C. hình tam giác cân
D. hình thang
-
Câu 9:
Ưu điểm mối ghép then hoa:
A. dễ đạt được độ đồng tâm mối ghép và sự dịch chuyển dọc trục
B. tải trọng tốt hơn mối ghép then cùng kích thước, độ bền mỏi cao
C. a & b đều đúng
D. a & b đều sai
-
Câu 10:
Bộ truyền bánh răng côn răng thẳng có u = 3. Xác định góc côn chia của bánh chủ động?
A. 18.43
B. 16.43
C. 17.43
D. 19.43
-
Câu 11:
Bộ truyền đai thang có d1 = 200 & d2 = 500mm. Khoảng cách trục mong muốn là 800mm. Xác định khoảng cách trục có thể sao cho sai lệch ít nhất có thể? Chiều dài tiêu chuẩn của dây đai: 400; 450; 500; 560; 630; 710; 800; 900; 1000; 1120; 1250; 1400; 1600; 1800; 2000; 2240; 2500; 2800; 3150 mm.
A. 836,8 mm
B. 863,8 mm
C. 683,8 mm
D. 638,8 mm
-
Câu 12:
Cho mối hàn góc (giữa trụ rỗng có đường kính ngoài 100mm và tấm phẳng đứng). Trụ chịu mô men xoắn 5000000Nmm, ứng suất cắt cho phép của mối hàn là 100Mpa. Xác định cạnh hàn k:
A. 4.55mm
B. 5.55mm
C. 6.55mm
D. 7.55mm
-
Câu 13:
Khi gặp quá tải đột ngột, bộ truyền nào còn có thể làm việc được?
A. đai
B. xích
C. răng
D. b và c đều đúng
-
Câu 14:
Truyền động đai làm việc theo nguyên lý:
A. Ma sát trực tiếp.
B. Ma sát gián tiếp.
C. Ăn khớp trực tiếp.
D. Ăn khớp gián tiếp.
-
Câu 15:
Bộ truyền trục vít – bánh vít có m = 6.5, q = 10, z2 = 30, T2 = 800000Nmm, x = 0, hệ số tải trọng KH = 1.2. Tính ứng suất tiếp xúc lớn nhất trong bộ truyền?
A. 299.1 MPa
B. 289.1 MPa
C. 279.1 MPa
D. 269.1 MPa
-
Câu 16:
Ren tròn được dùng chủ yếu cho các mối ghép:
A. chịu tải va đập cao
B. hay tháo lắp
C. có vỏ mỏng và ít tập trung ứng suất tại chân ren
D. tất cả đều đúng
-
Câu 17:
Bộ truyền bánh răng trụ ăn khớp ngoài, quay 1 chiều, có sơ đồ tải trọng trên trục ra như hình 2. Mỗi ca làm việc của bộ truyền có thông số như sau: tck = 8h; t1 = 5h; t2 = 2h; t3 = 1h; T2 = 0,75T1; T3 = 0,5T1. Tuổi thọ yêu cầu của bộ truyền là Lh = 5000h. Vận tốc trục vào n1 = 210 (vg/ph). Tích các hệ số ZRZVKxH = 1,1; SH = 1,1. Biết bánh răng có vật liệu giống nhau và đường cong mỏi của vật liệu có các thông số \({\sigma _{Hlim,0}}\) = 800MPa; NH0 = 108 chu kỳ. Xác định ứng suất tiếp xúc (MPa) cho phép của bánh răng 1?
A. 907,265
B. 877,265
C. 937,265
D. 967,265
-
Câu 18:
Sự phân loại vật liệu chế tạo bánh răng dựa trên chỉ tiêu:
A. độ chạy mòn
B. độ rắn
C. độ phán huỷ giòn
D. tất cả đều đúng
-
Câu 19:
Ren phải là ren:
A. đường xoắn ốc đi lên về phía trái
B. đường xoắn ốc đi xuống về phía phải
C. đường xoắn ốc đi lên về phía phải
D. đường xoắn ốc đi xuống về phía trái
-
Câu 20:
Vành răng của bánh vít thường làm bằng kim loại màu vì:
A. Bộ truyền trục vít – bánh vít quay nhanh hơn.
B. Giảm ma sát, giảm mài mòn.
C. Giúp bánh vít chế tạo dễ dàng hơn.
D. Tất cả điều sai.
-
Câu 21:
Bộ truyền đai thang, có d1 = 140mm; d2 = 400 mm; a = 450 mm. Xác định góc ôm trên bánh chủ động?
A. 147°
B. 150°
C. 144°
D. 152°
-
Câu 22:
Ổ đũa côn có α = 13°, chịu lực hướng tâm Fr = 4000N, lực dọc trục Fa = 3000N, Kđ.Kt = 1, vòng trong quay – vòng ngoài đứng yên, khả năng tải động của ổ lăn C = 52KN, số vòng quay n = 720(vg/ph). Xác định tuổi thọ tính theo giờ của ổ lăn ?
A. 20416
B. 10416
C. 30416
D. 40416
-
Câu 23:
Góc ôm bộ truyền đai α1 = 1200; hệ số ma sát tương đương giữa dây đai và bánh đai f = 0,65. Lực kéo Ft = 2500 N. Xác định lực tác dụng lên trục?
A. 3277 N
B. 3456 N
C. 3657 N
D. 3756 N
-
Câu 24:
M10 thể hiện gì?
A. Ren tam giác hệ inch.
B. Ren hình thang hệ mét
C. Ren tam giác hệ mét.
D. Ren hình thang hệ inch
-
Câu 25:
Khi nào thì tính chọn kích thước ổ lăn theo khả năng tải tĩnh?
A. n < 1 vg/ph
B. 1 vg/ph ≤ n < 10 vg/ph
C. n ≥ 10 vg/ph
D. n ≥ 1 vg/ph