306 câu trắc nghiệm Kỹ thuật cảm biến
tracnghiem.net chia sẻ hơn 300+ câu trắc nghiệm môn Kỹ thuật cảm biến có đáp án dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành có thêm tư liệu học tập, ôn tập chuẩn bị cho kì thi kết thúc học phần sắp diễn ra. Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/25 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Sơ đồ khối của một dụng cụ đo tương tự gồm các bộ phận:
A. Chuyển đổi sơ cấp và cơ cấu chỉ thị
B. Chuyển đổi sơ cấp, mạch đo và cơ cấu chỉ thị
C. Chuyển đổi sơ cấp và mạch đo
D. Mạch đo và cơ cấu chỉ thị
-
Câu 2:
Đại lượng điện thụ động là những đại lượng điện ở trạng thái bình thường:
A. Có mang năng lượng điện
B. Không mang năng lượng điện
C. Có dòng điện
D. Có điện áp
-
Câu 3:
Đại lượng điện tác động là những đại lượng điện ở trạng thái bình thường:
A. Có mang năng lượng điện
B. Không mang năng lượng điện
C. Có dòng điện
D. Có điện áp
-
Câu 4:
Trong đo lường, sai số hệ thống thường được gây ra bởi:
A. Người thực hiện phép đo
B. Dụng cụ đo
C. Đại lượng cần đo
D. Môi trường
-
Câu 5:
Trong đo lường, sai số ngẫu nhiên thường được gây ra bởi:
A. Người thực hiện phép đo, môi trường
B. Môi trường, đại lượng cần đo
C. Đại lượng cần đo, người thực hiện phép đo
D. Người thực hiện phép đo, môi trường và đại lượng cần đo
-
Câu 6:
Nếu các thiết bị đo có cùng cấp chính xác, thì phép đo trực tiếp có sai số:
A. Lớn hơn phép đo gián tiếp
B. Nhỏ hơn phép đo gián tiếp
C. Bằng với phép đo gián tiếp
D. Bằng 1
-
Câu 7:
Cấp chính xác của thiết bị đo là:
A. Sai số giới hạn tính theo giá trị đo được
B. Sai số giới hạn tính theo giá trị định mức của thiết bị đo
C. Sai số giới hạn tính theo giá trị trung bình cộng số đo
D. Sai số giới hạn tính theo giá trị thực của đại lượng cần đo
-
Câu 8:
Một vôn kế có giới hạn đo 250V, dùng vôn kế này đo điện áp 200V thì vôn kế chỉ 210V. Sai số tương đối của phép đo là:
A. 5%
B. 4,7%
C. 4%
D. 10V
-
Câu 9:
Một thiết bị đo có độ nhạy càng lớn thì sai số do thiết bị đo gây ra:
A. Càng bé
B. Càng lớn
C. Tùy thuộc phương pháp đo
D. Không thay đổi
-
Câu 10:
Một ampere kế có giới hạn đo 30A, cấp chính xác 1%, khi đo đồng hồ chỉ 10A thì giá trị thực của dòng điện cần đo là:
A. 9,7÷10,3 (A)
B. 9÷11 (A)
C. 9,3÷10,3 (A)
D. 9,7÷10,7 (A)
-
Câu 11:
Nhược điểm của cơ cấu chỉ thị từ điện là:
A. Độ nhạy kém
B. Góc quay tuyến tính theo thời gian
C. Chỉ sử dụng dòng điện một chiều
D. Công suất tiêu thụ lớn
-
Câu 12:
Nam châm vĩnh cửu trong cơ cấu từ điện có tác dụng:
A. Tạo moment phản kháng
B. Tạo từ trường xoáy
C. Tạo moment quay
D. Tạo lực đẩy
-
Câu 13:
Một cơ cấu đo có ký hiệu như sau là cơ cấu đo gì:
A. Cơ cấu đo kiểu từ điện có chỉnh lưu
B. Cơ cấu đo kiểu điện động có chỉnh lưu
C. Cơ cấu đo cảm ứng có chỉnh lưu
D. Cơ cấu đo kiểu điện từ có chỉnh lưu
-
Câu 14:
Cơ cấu từ điện có chỉnh lưu bằng diode dùng để đo:
A. Dòng điện DC
B. Điện áp DC
C. Dòng điện và điện áp DC
D. Dòng điện và điện áp AC
-
Câu 15:
Cơ cấu chỉ thị từ điện có đặc điểm là:
A. Chỉ đo được dòng điện DC, khả năng chịu quá tải kém
B. Chỉ đo được dòng điện AC, độ nhạy kém
C. Đo được cả dòng điện AC và DC , độ nhạy kém
D. Đo được cả dòng điện AC và DC, khả năng chịu quá tải cao
-
Câu 16:
Nguyên lý hoạt động của cơ cấu đo từ điện là dựa trên sự tương tác giữa:
A. Từ trường của nam châm vĩnh cửu và cuộn dây có dòng điện
B. Từ trường của hai nam châm vĩnh cửu
C. Hai dòng điện tạo nên lực quay của kim chỉ thị
D. Dòng điện xoáy & từ thông tạo nên moment ngẫu lực quay
-
Câu 17:
Trên thang đo của một cơ cấu có các vạch chia đều thì ưu điểm là:
A. Có thể đo được những giá trị lớn
B. Có độ nhạy cao
C. Có thể đo được những giá trị nhỏ
D. Dễ đọc kết quả đo
-
Câu 18:
Cơ cấu đo điện từ được sử dụng để đo dòng điện nào:
A. Chỉ đo được dòng điện AC
B. Đo cả dòng điện DC & AC
C. Chỉ đo được dòng điện DC
D. Chỉ đo được dòng điện AC & độ nhạy thấp
-
Câu 19:
Cơ cấu đo điện động được sử dụng để đo ở dòng điện nào:
A. Chỉ đo được dòng điện AC
B. Đo cả dòng điện DC & AC
C. Chỉ đo được dòng điện DC
D. Chỉ đo được dòng điện AC & kém chính xác
-
Câu 20:
Cơ cấu đo cảm ứng được sử dụng để đo ở dòng điện nào:
A. Chỉ đo được dòng điện AC
B. Đo cả dòng điện DC & AC
C. Chỉ đo được dòng điện DC
D. Chỉ đo được dòng điện DC & chịu quá tải kém
-
Câu 21:
Cấu tạo của cơ cấu điện động gồm có:
A. 2 cuộn dây tĩnh & 2 cuộn dây động
B. 1 cuộn dây tĩnh & 2 cuộn dây động
C. 1 cuộn dây tĩnh & 1 cuộn dây động
D. 2 cuộn dây tĩnh & 1 cuộn dây động
-
Câu 22:
Nguyên lý hoạt động của cơ cấu đo cảm ứng là dựa trên sự tương tác giữa:
A. Từ trường của nam châm vĩnh cửu & cuộn dây có dòng điện
B. Từ trường của hai nam châm vĩnh cửu
C. Hai dòng điện tạo nên lực quay của kim chỉ thị
D. Dòng điện xoáy & từ thông tạo nên moment ngẫu lực quay
-
Câu 23:
Trong cơ cấu từ điện, moment quay được tính theo biểu thức:
A. Mq = k . I1. I2
B. Mq = k . I
C. Mq = k . I2
D. Mq = k . P. t
-
Câu 24:
Đồng hồ đo công suất (Watt kế) thư ng có cơ cấu đo là:
A. Cơ cấu từ điện
B. Cơ cấu điện từ
C. Cơ cấu điện động
D. Cơ cấu cảm ứng
-
Câu 25:
Đồng hồ đo điện năng (công tơ) có cơ cấu đo là:
A. Cơ cấu từ điện
B. Cơ cấu điện từ
C. Cơ cấu điện động
D. Cơ cấu cảm ứng