850 câu trắc nghiệm môn Hóa học đại cương
Nhằm giúp các bạn ôn tập và hệ thống lại kiến thức nhanh chóng để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, tracnghiem.net tổng hợp và chia sẻ đến các bạn 850 câu trắc nghiệm môn Hóa học đại cương, bao gồm các kiến thức tổng quan về các định luật và khái niệm cơ bản về hóa học, cấu tạo nguyên tử, bảng hệ thống tuần hoàn, liên kết hóa học, hiệu ứng nhiệt của các quá trình hóa học,cân bằng hóa học và mức độ diễn ra các quá trình hóa học,... Hi vọng sẽ trở thành nguồn tài liệu bổ ích giúp các bạn học tập và nghiên cứu một cách tốt nhất. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn mục "Thi thử" để hệ thống lại kiến thức đã ôn. Chúc các bạn thành công với bộ đề "Cực Hot" này nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (45 câu/50 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Chọn phương án đúng: Biết \(\varphi _{{I_2}/2{I^ - }}^0\) = + 0,54 V và \(\varphi _{F{e^{3 + }}/F{e^{2 + }}}^0\) = +0,77 V. Trong các phản ứng sau, phản ứng nào xảy ra ở điều kiện tiêu chuẩn?
A. 2Fe2+(dd) + I2(r) ® 2Fe3+(dd) + 2I-(dd)
B. 2Fe3+(dd) + I2(r) ® 2Fe2+(dd) + 2I-(dd)
C. 2Fe3+(dd) + 2I-(dd) ® 2Fe2+(dd) + I2(r)
D. Fe2+(dd) + I-(dd) ® Fe3+(dd) + ½I2(r)
-
Câu 2:
Chọn phương án đúng: Phản ứng của khí NO2 với nước tạo thành acid nitric góp phần tạo mưa acid: 3NO2(k) + H2O(l) ® 2HNO3(dd) + NO(k)
\(\Delta H_{298,tt}^0\) 33,2 -285,83 -207,4 90,25 (kJ/mol) \(S_{298}^0\) 240,0 69,91 146 210,65 (J/mol.K) Tính \(\Delta G_{298}^0\) của phản ứng. Nhận xét về khả năng tự phát của phản ứng ở điều kiện tiêu chuẩn, 250C.
A. 62,05 kJ. Phản ứng không có khả năng diễn ra tự phát.
B. -41,82 kJ. Phản ứng có khả năng xảy ra tự phát.
C. 26,34 kJ. Phản ứng không có khả năng diễn ra tự phát.
D. -52,72 kJ. Phản ứng có khả năng xảy ra tự phát.
-
Câu 3:
Chọn phương án đúng: Tính hằng số cân bằng Kp ở 250C của phản ứng sau: ½ N2(k) + 3/2H2(k) ⇌ NH3(k) ; (\(\Delta G_{298}^0\))pư = –16kJ, Cho biết R = 8,314J/mol.K.
A. 106,5
B. 103,5
C. 101,7
D. 102,8
-
Câu 4:
Chọn phương án đúng: Xác định nhiệt tạo thành tiêu chuẩn ở 250C của CuO(r), cho biết:
2Cu(r) + O2(k) → 2CuO(r); \(\Delta H_{298}^0\) = –310,4 kJ
Cu(k) + ½ O2(k) → CuO(r); \(\Delta H_{298}^0\) = –496,3 kJ
Cu2O(r) + ½ O2(k) →2 CuO(r); \(\Delta H_{298}^0\) = –143,7 kJ
A. –310,4 kJ/mol
B. –155,2 kJ/mol
C. –143,7 kJ/mol
D. –496,3 kJ/mol
-
Câu 5:
Chọn phương án đúng: Cho pin nồng độ ở 250C: (1) Ag ∣ Ag+(dd) 0,001M ‖ Ag+(dd) 0,100M ∣ Ag (2).
1) Điện cực (1) là anod
2) Điện cực (2) là catod
3) Ở mạch ngoài electron di chuyển từ điện cực (2) qua (1)
4) Tại điện cực (1) xuất hiện kết tủa Ag
5) Tại điện cực (2) Ag bị tan ra
6) Sức điện động của pin ở 250C là 0,059V
7) Khi pin ngừng hoạt động khi nồng độ Ag+ trong dung dịch ở hai điện cực là 0,0505M.
A. 3, 4, 5
B. 1, 2, 6
C. 4, 6, 7
D. 1, 2, 7
-
Câu 6:
Chọn phương án đúng: Tính nhiệt độ đóng băng của dung dịch chứa 1573 gam muối ăn tan trong 10 lít nước. Cho biết hằng số nghiệm đông của nước kđ = 1,86 độ/mol, xem NaCl trong dung dịch điện ly hoàn toàn. (MNaCl = 58,5g/mol)
A. +10°C
B. –10°C
C. –5°C
D. +5°C
-
Câu 7:
Chọn phương án đúng: Tính \(\Delta H_{298}^0\) của phản ứng sau: C2H5OH(l ) + 3O2 (k) = CH3COOH(l) + H2O (l). Cho biết nhiệt đốt cháy tiêu chuẩn ở 298K của C2H5OH(l)và CH3COOH(l) có giá trị lần lượt là: -1370kJ/mol và -874,5kJ/mol.
A. +495,5kJ/mol
B. -495,5 kJ/mol
C. -365,5 kJ/mol
D. +365,5kJ/mol
-
Câu 8:
Chọn phương án đúng: Các phản ứng dưới đây đang ở trạng thái cân bằng ở 25OC.
N2(k) + O2(k) ⇄ 2NO(k), DH0 > 0 (1)
N2(k) + 3H2(k) ⇄ 2NH3(k), DH0 < 0 (2)
MgCO3(r) ⇄ CO2(k) + MgO(r), DH0 > 0 (3)
I2(k) + H2(k) ⇄ 2HI(k), DH0 < 0 (4)
Cân bằng của phản ứng nào dịch chuyển mạnh nhất theo chiều thuận khi đồng thời tăng nhiệt độ và hạ áp suất chung của:
A. Phản ứng 4
B. Phản ứng 1
C. Phản ứng 2
D. Phản ứng 3
-
Câu 9:
Hãy chọn ra phương án đúng:
A. Hệ đã đạt trạng thái cân bằng thì khi bổ sung lượng các chất phản ứng vào sẽ không làm ảnh hưởng đến trạng thái cân bằng.
B. Nếu ta cho vào hệ phản ứng một chất xúc tác thì cân bằng của hệ sẽ bị thay đổi.
C. Khi tăng nhiệt độ, cân bằng sẽ dịch chuyển theo chiều thu nhiệt.
D. Khi giảm áp suất, cân bằng sẽ dịch chuyển theo chiều giảm số phân tử khí.
-
Câu 10:
Chọn phát biểu đúng: Phản ứng A (k) ⇄ B (k) + C (k) ở 300oC có Kp = 11,5, ở 100oC có Kp = 33. Vậy phản ứng trên là một quá trình:
A. thu nhiệt
B. đẳng nhiệt
C. đoạn nhiệt
D. tỏa nhiệt
-
Câu 11:
Chọn phương án đúng: Thế điện cực của điện cực kim loại có thể thay đổi khi một trong các yếu tố sau thay đổi: (1) Nồng độ muối của kim loại làm điện cực. (2) Nhiệt độ. (3) Bề mặt tiếp xúc giữa kim loại với dung dịch. (4) Nồng độ muối lạ. (5) Bản chất dung môi.
A. Tất cả cùng đúng
B. Chỉ 3, 4, 5 đúng
C. Chỉ 1, 2, 4, 5 đúng
D. Chỉ 1, 2 đúng
-
Câu 12:
Chọn phương án đúng: Xét phản ứng ở 25°C: N2(k) + 3H2(k) ⇌ 2NH3(k). Cho biết ở 25°C năng lượng liên kết N≡N, H=H và N–H lần lượt là: 946; 436 và 388kJ/mol. Tính hiệu ứng nhiệt phản ứng tạo thành 1 mol NH3(k).
A. –74kJ
B. –48kJ
C. –37kJ
D. –24kJ
-
Câu 13:
Chọn phương án đúng: Trong phản ứng: 3K2MnO4 + 2H2SO4 = 2KMnO4 + MnO2 + 2K2SO4 + 2H2O. H2SO4 đóng vai trò:
A. Chất tạo môi trường
B. Chất oxi hóa
C. Chất tự oxi hóa, tự khử
D. Chất khử
-
Câu 14:
Chọn giá trị đúng. Tính nhiệt độ của ngọn lửa CO cháy trong không khí (20% O2 và 80% N2 theo thể tích). Lượng oxy vừa đủ cho phản ứng: CO(k) + ½ O2(k) = CO2(k) ; \(\Delta H_{298}^0 = -283kJ\). Nhiệt độ ban đầu là 25°C. Nhiệt dung mol của các chất (J/molK) Cp(CO2,k) = 30 và Cp(N2,k) = 27,2.
A. 3547 K
B. 4100 K
C. 2555 K
D. 3651 K
-
Câu 15:
Chọn nhận xét đúng. Cho nguyên tố Ganvanic gồm điện cực clo tiêu chuẩn (\({P_{C{l_2}}}\) = 1atm, NaCl 1M) (1) và điện cực H2 (áp suất của Cl2 = 1 atm) nhúng vào trong dung dịch NaCl 0,1M (2). Ở nhiệt độ nhất định nguyên tố này có:
A. Suất điện động giảm khi pha loãng dung dịch ở điện cực (1)
B. Điện cực (1) làm điện cực catod
C. Ở mạch ngoài electron chuyển từ điện cực (2) sang điện cực (1)
D. Suất điện động của pin ở 25°C là 0,1V
-
Câu 16:
Chọn phương án đúng: Cho các phản ứng sau thực hiện ở điều kiện đẳng áp, đẳng nhiệt:
N2 (k) + O2 (k) = 2NO (k) (1)
KClO4 (r) = KCl (r) + 2O2 (k) (2)
C2H2 (k) + 2H2 (k) = C2H6 (k) (3)
Chọn phản ứng có khả năng sinh công dãn nở (xem các khí là lý tưởng).
A. 1, 2, 3 đúng
B. Chỉ 3, 1 đúng
C. Chỉ 2 đúng
D. Chỉ 3 đúng
-
Câu 17:
Chọn phương án đúng: Biết \({T_{A{g_2}Cr{O_4}}} = {T_{CuI}} = 1 \times {10^{ - 11.96}}\). So sánh độ tan trong nước S của Ag2CrO4 với CuI ở cùng nhiệt độ:
A. \({S_{A{g_2}Cr{O_4}}} < {S_{CuI}}\)
B. \({S_{A{g_2}Cr{O_4}}} > {S_{CuI}}\)
C. \({S_{A{g_2}Cr{O_4}}} = {S_{CuI}}\)
D. \({S_{A{g_2}Cr{O_4}}} \ll {S_{CuI}}\)
-
Câu 18:
Chọn phương án đúng: Sơ đồ các pin hoạt động trên cơ sở các phản ứng oxy hóa khử:
H2(k) + Cl2 (k) = 2HCl(dd)
2Fe3+(dd) + Zn(r) = Zn2+(dd) + 2Fe2+(dd) là:
A. \(\begin{array}{l} \left( - \right)Pt\left| {{H_2}(k)} \right|\left. {{H^ + }(dd)} \right|\left| {C{l^ - }(dd)} \right|\left. {C{l_2}(k)} \right|Pt\left( + \right)\\ \left( - \right)Pt\left| {F{e^{3 + }}(dd),F{e^{2 + }}(dd)} \right|\left| {Z{n^{2 + }}\left( {dd} \right)} \right|Zn\left( + \right) \end{array}\)
B. \(\begin{array}{l} \left( - \right)Pt\left| {C{l_2}(k)} \right|\left. {C{l^ - }(dd)} \right|\left| {{H^ + }(dd)} \right|\left. {{H_2}(k)} \right|Pt\left( + \right)\\ \left( - \right)Pt\left| {F{e^{3 + }}(dd),F{e^{2 + }}(dd)} \right|\left| {Z{n^{2 + }}\left( {dd} \right)} \right|Zn\left( + \right) \end{array}\)
C. \(\begin{array}{l} \left( - \right)Pt\left| {{H_2}(k)} \right|\left. {{H^ + }(dd)} \right|\left| {C{l^ - }(dd)} \right|\left. {C{l_2}(k)} \right|Pt\left( + \right)\\ \left( - \right)Zn\left| {Z{n^{2 + }}\left( {dd} \right)} \right|\left| {F{e^{3 + }}(dd),F{e^{2 + }}(dd)} \right|Pt\left( + \right) \end{array}\)
D. \(\begin{array}{l} \left( - \right)Pt\left| {C{l_2}(k)} \right|\left. {C{l^ - }(dd)} \right|\left| {{H^ + }(dd)} \right|\left. {{H_2}(k)} \right|Pt\left( + \right)\\ \left( - \right)Zn\left| {Z{n^{2 + }}\left( {dd} \right)} \right|\left| {F{e^{3 + }}(dd),F{e^{2 + }}(dd)} \right|Pt\left( + \right) \end{array}\)
-
Câu 19:
Chọn trường hợp đúng: Cho quá trình điện cực: \(NO_3^ - \left( {dd} \right) + 2{H^ + }\left( {dd} \right) + 2e \to NO_2^ - \left( {dd} \right) + {H_2}O\left( \ell \right)\). Phương trình Nernst đối với quá trình đã cho ở 25°C có dạng:
A. \(\varphi = {\varphi ^0} + 0.059\lg \frac{{\left[ {NO_3^ - } \right] \times {{\left[ {{H^ + }} \right]}^2}}}{{\left[ {NO_2^ - } \right] \times \left[ {{H_2}O} \right]}}\)
B. \(\varphi = {\varphi ^0} + \frac{{0.059}}{2}\ln \left[ {\frac{{NO_3^ - }}{{NO_2^ - }}} \right]\)
C. \(\varphi = {\varphi ^0} + \frac{{0.059}}{2}\lg \frac{{\left[ {NO_3^ - } \right] \times {{\left[ {{H^ + }} \right]}^2}}}{{\left[ {NO_2^ - } \right]}}\)
D. \(\varphi = {\varphi ^0} + \frac{{0.059}}{2}\lg \frac{{\left[ {NO_2^ - } \right]}}{{\left[ {NO_3^ - } \right] \times {{\left[ {{H^ + }} \right]}^2}}}\)
-
Câu 20:
Chọn phương án đúng: Biết rằng ở 37°C (thân nhiệt) máu có áp suất thẩm thấu p = 7,5atm. Tính nồng độ C của các chất tan trong máu (R= 0,082 atm.l/mol.K)
A. 2,47 mol/l
B. 1,34 mol/l
C. 0,295 mol/l
D. 0,456 mol/l
-
Câu 21:
Chọn phương án đúng: 2NO2(k) ⇌ N2O4(k) ; Kp = 9,2 ở 25°C.
1) Khi \({p_{{N_2}{O_4}}}\) = 0,90atm; \({p_{N{O_2}}}\) = 0,10atm, phản ứng diễn theo chiều nghịch.
2) Khi \({p_{{N_2}{O_4}}}\) = 0,72atm; \({p_{N{O_2}}}\) = 0,28atm, phản ứng ở cân bằng.
3) Khi \({p_{{N_2}{O_4}}}\) = 0,10atm; \({p_{N{O_2}}}\) = 0,90atm, phản ứng diễn theo chiều thuận.
4) Khi \({p_{{N_2}{O_4}}}\) = 0,90atm; \({p_{N{O_2}}}\) = 0,10atm, phản ứng diễn theo chiều thuận.
5) Khi \({p_{{N_2}{O_4}}}\) = 0,72atm; \({p_{N{O_2}}}\) = 0,28atm, phản ứng diễn theo chiều nghịch.
A. 2, 3, 4
B. 1, 3, 5
C. 1, 2, 3
D. 3, 4, 5
-
Câu 22:
Chọn phương án đúng: Các phản ứng dưới đây đang ở trạng thái cân bằng ở 25°C.
N2(k) + O2(k) ⇄ 2NO(k), DH0 > 0 (1)
N2(k) + 3H2(k) ⇄ 2NH3(k), DH0 < 0 (2)
MgCO3(r) ⇄ CO2(k) + MgO(r), DH0 > 0 (3)
I2(k) + H2(k) ⇄ 2HI(k), DH0 < 0 (4)
Cân bằng của phản ứng nào dịch chuyển mạnh nhất theo chiều thuận khi đồng thời hạ nhiệt độ và tăng áp suất chung của:
A. Phản ứng 3
B. Phản ứng 1
C. Phản ứng 4
D. Phản ứng 2
-
Câu 23:
Chọn tất cả các phát biểu sai: (1) Dung dịch loãng là dung dịch chưa bão hòa vì nồng độ chất tan nhỏ. (2) Khi nhiệt độ tăng thì độ tan của khí NO2 trong nước càng tăng. (3) Thành phần của một hợp chất là xác định còn thành phần của dung dịch có thể thay đổi. (4) Quá trình hòa tan chất rắn không phụ thuộc vào bản chất của dung môi.
A. 2, 3
B. 1, 3
C. 4
D. 1, 2, 4
-
Câu 24:
Tính thế khử chuẩn \(\varphi _{S{n^{4 + }}/S{n^{2 + }}}^0\) ở 25oC. Cho biết ở 25oC, thế khử chuẩn của các cặp oxi hóa sau: \(\varphi _{S{n^{4 + }}/Sn}^0 = 0,005V\) ; \(\varphi _{S{n^{2 + }}/Sn}^0 = - 0,14V\).
A. 0,15 V
B. -0,15 V
C. -0,135 V
D. 0,135 V
-
Câu 25:
Chọn phương án đúng: Sơ đồ các pin hoạt động trên cơ sở các phản ứng oxy hóa khử:
3Ag+(dd) + Cr (r) = Cr3+(dd) + 3Ag(r)
2Fe2+(dd) + Cl2(k) = 2Fe3+(dd) + 2Cl-(dd) là:
A. (-) Cr½Cr3+(dd)∥Ag+(dd)½Ag(+) (-) Pt|Cl2(k)½Cl-(dd)∥ Fe2+(dd),Fe3+(dd)½Pt (+)
B. (-) Ag½Ag+(dd)∥Cr3+(dd)½Cr(+) (-) Pt½Fe2+(dd),Fe3+(dd)∥ Cl-(dd)½Cl2 | Pt (+)
C. (-) Cr½Cr3+(dd)∥Ag+(dd)½Ag(+) (-) Pt½Fe2+(dd), Fe3+(dd)∥ Cl-(dd)½Cl2| Pt (+)
D. (-) Ag½Ag+(dd)∥Cr3+(dd)½Cr(+) (-) Pt |Cl2(k)½Cl-(dd)∥ Fe2+(dd),Fe3+(dd)½Pt (+)
-
Câu 26:
Tính ∆Go298 của phản ứng sau: CO (k) + H2O (k) = CO2 (k) + H2 (k)
Cho biết: 2CO(k) + O2(k) = 2CO2 (k) ; ∆Go298 = -514,6 kJ
2H2(k) + O2 (k) = 2H2O (k); ∆Go298 = -457,2 kJ
A. – 37,8 kJ
B. – 28,7 kJ
C. – 57,4 kJ
D. – 43,6 kJ
-
Câu 27:
Chọn phương án đúng: Cho 1 mol chất điện ly AB2 vào nước thì có 0,3 mol bị điện ly ra ion, vậy hệ số đẳng trương i bằng:
A. Không thể tính được
B. 1,9
C. 1,6
D. 2,1
-
Câu 28:
Tính ∆Ho298 của phản ứng sau đây: 4HCl(k) + O2(k) = 2H2O(ℓ) + 2Cl2(k). Cho biết nhiệt tạo thành tiêu chuẩn của HCl(k), H2O(ℓ) ở 25oC lần lượt là: –92,30 và –285,8 kJ/mol.
A. – 202,4 kJ/mol
B. – 193,5 kJ/mol
C. + 202,4 kJ/mol
D. + 193,5 kJ/mol
-
Câu 29:
Chọn phương án đúng: Dung dịch nước của một chất tan bay hơi không điện ly sôi ở 105,2°C. Nồng độ molan của dung dịch này là: (hằng số nghiệm sôi của nước Ks = 0,52)
A. 10
B. 5
C. 1
D. Không đủ dữ liệu để tính
-
Câu 30:
Tính ∆Go298 của phản ứng: CH4 (k) + 2O2 (k) = 2H2O (ℓ) + CO2 (k). Cho biết thế đẳng áp tạo thành tiêu chuẩn của CH4(k), H2O(ℓ) và CO2(k) có giá trị lần lượt là: -50,7; -237,0; -394,4 kJ/mol.
A. - 817,7 kJ/mol
B. + 580,7 kJ/mol
C. + 817,7 kJ/mol
D. - 580,7 kJ/mol
-
Câu 31:
Cho phản ứng: 2Fe2O3(r) + 3C(gr) = 4Fe(r) + 3CO2(k). Có ∆Ho = + 467,9 kJ và ∆So = + 560,3 J/K. Hãy cho biết phải thực hiện ở nhiệt độ nào để phản ứng có thể xảy ra tự phát (giả thiết ∆Ho và ∆So không thay đổi theo nhiệt độ).
A. t > 835oC
B. t > 742oC
C. t > 618oC
D. t > 562oC
-
Câu 32:
Cho HgO (tinh thể) vào bình chân không để phân ly ở nhiệt độ 500oC, xảy ra cân bằng sau: 2 HgO (tinh thể) ⇄ 2 Hg (k) + O2 (k). Khi cân bằng áp suất trong bình là 4,0 atm. Tính ∆Go của phản ứng ở 500oC. Cho R = 8,314 J/mol.K.
A. – 14,5 kJ
B. – 8,4 kJ
C. – 31,8 kJ
D. – 23,7 kJ
-
Câu 33:
Xác định khối lượng mol của dinitrobenzen, biết rằng nếu hòa tan 1,00g chất này trong 50,0 g benzen thì nhiệt độ sôi tăng lên 0,30oC. Cho biết ks (C6H6) = 2,53 độ/mol.
A. 157 g/mol
B. 174 g/mol
C. 183 g/mol
D. 168 g/mol
-
Câu 34:
Tính ∆Ho298 của phản ứng sau: C2H2(k) + 2H2(k) = C2H6(k). Cho biết năng lượng liên kết ở điều kiện chuẩn, 25oC. E (C-C) = 347,3 kJ/mol ; E (C-H) = 412,9 kJ/mol ; E (H-H) = 435,5 kJ/mol ; E (C≡C) = 810,9 kJ/mol.
A. – 912 kJ
B. – 752,5 kJ
C. – 317 kJ
D. – 524,8 kJ
-
Câu 35:
Chọn phương án đúng: Cho nguyên tố Ganvanic gồm điện cực hidro tiêu chuẩn (1) và điện cực H2(\({p_{{H_2}}}\) = 1atm, Pt) nhúng vào trong dung dịch HCl 0,1M (2). Ở nhiệt độ nhất định nguyên tố này có:
A. Thế điện cực của điện cực (2) tăng khi nồng độ của dung dịch HCl giảm
B. Quá trình oxy hóa xảy ra trên điện cực (1)
C. Sức điện động tăng khi pha loãng dung dịch ở điện cực (2)
D. Điện cực (2) là catod
-
Câu 36:
Xác định độ điện ly biểu kiến của HIO3 trong dung dịch chứa 0,506g HIO3 và 22,48g C2H5OH. Dung dịch này bắt đầu sôi ở 351,624K. Cho biết C2H5OH sôi ở 351,460K; hằng số nghiệm sôi ks(C2H5OH) = 1,19 độ/mol và MHIO3 = 176,0 g/mol.
A. 17%
B. 12,2%
C. 7,8%
D. 24%
-
Câu 37:
Chọn phát biểu đúng. So sánh entropy của các chất sau ở điều kiện chuẩn.
1) O(k) > O2(k) > O3(k)
2) NO(k) > NO2(k) > N2O3(k)
3) 3Li (r) > 4Be (r) > 4B (r)
4) C (graphit) > C (kim cương)
5) I2 (r) > I2 (k)
6) N2 (25oC, khí) > N2 (100oC, khí)
7) O2 (1atm, 25oC, khí) > O2 (5atm, 25oC, khí)
A. 3, 4, 7
B. 2, 4, 6
C. 1, 2, 6
D. 5, 7
-
Câu 38:
Tính khối lượng mol của hemoglobin (là chất tan không điện ly, không bay hơi), biết rằng áp suất thẩm thấu của dung dịch chứa 35,0g hemoglobin trong 1 ℓ dung dịch (dung môi là nước) là 10,0 mmHg ở 25oC. Cho R = 62,4 ℓ.mmHg/mol.K.
A. 6,5 . 104 g/mol
B. 7,3 . 104 g/mol
C. 8,1 . 104 g/mol
D. 5,8 . 104 g/mol
-
Câu 39:
Chọn phương án đúng: Cho biết tích số tan của AgIO3 và PbF2 bằng nhau (T = 1 × 10-7,52 ). So sánh nồng độ các ion:
A. [F-] > [Pb2+] > [IO3-] = [Ag+]
B. [F-] > [Pb2+] < [IO3-] = [Ag+]
C. [Ag+] = [IO3-] > [F-] > [Pb2+]
D. [Ag+] = [IO3-] = [F-] = [Pb2+]
-
Câu 40:
Tính hằng số cân bằng K của phản ứng sau ở 25oC: 3 Au+ (dd) ⇄ Au3+ (dd) + 2 Au (r). Cho biết ở 25oC: \(\varphi _{\left( {A{u^{3 + }}/A{u^ + }} \right)}^0 = 1,4V\) ; \(\varphi _{\left( {A{u^ + }/Au} \right)}^0 = 1,7V\) ; F = 96500; R = 8,314 J/mol.K.
A. 4,5 ×109
B. 2,5 ×109
C. 1,41 ×1010
D. 3,1 ×1012
-
Câu 41:
Cho thế khử tiêu chuẩn của các bán phản ứng sau: Fe3+(dd) + e = Fe2+(dd), jo = 0,77 V; I2(r) + 2e = 2I-(dd), jo = 0,54 V. Phản ứng: 2 Fe2+(dd) + I2(r) = 2 Fe3+(dd) + 2 I-(dd) có đặc điểm:
A. Eo = -1,00 V; phản ứng không thể xảy ra tự phát ở điều kiện tiêu chuẩn.
B. Eo = 1,00 V; phản ứng có thể xảy ra tự phát ở điều kiện tiêu chuẩn.
C. Eo = 0,23 V; phản ứng có thể xảy ra tự phát ở điều kiện tiêu chuẩn.
D. Eo = -0,23 V; phản ứng không thể xảy ra tự phát ở điều kiện tiêu chuẩn.
-
Câu 42:
Chọn phương án đúng: Phản ứng: Mg(r) + 2HCl(dd) ® MgCl2(dd) + H2(k) là phản ứng tỏa nhiệt mạnh. Xét dấu DHo, DSo, DGo của phản ứng này ở 25oC:
A. DHo > 0; DSo > 0 ; DGo < 0
B. DHo < 0; DSo > 0 ; DGo > 0
C. DHo < 0; DSo < 0 ; DGo < 0
D. DHo < 0; DSo > 0 ; DGo < 0
-
Câu 43:
Chọn phương án đúng: Phản ứng FeO(r) + CO(k) ⇄ Fe(r) + CO2(k) có hằng số cân bằng \({K_p} = \frac{{{P_{C{O_2}}}}}{{{P_{CO}}}}\). Áp suất hơi của Fe và FeO không có mặt trong biểu thức Kp vì:
A. Có thể xem áp suất hơi của Fe và FeO bằng 1 atm.
B. Áp suất hơi của Fe và FeO là hằng số ở nhiệt độ xác định.
C. Áp suất hơi chất rắn không phụ thuộc vào nhiệt độ.
D. Áp suất hơi của chất rắn không đáng kể.
-
Câu 44:
Chọn phương án đúng: Trong dung dịch HCN 0,1M ở 25°C có 8,5% HCN bị ion hóa. Hỏi hằng số điện li của HCN ở nhiệt độ này bằng bao nhiêu?
A. 7,2 ×10-2
B. 7,9 ×10-2
C. 7,2 ×10-4
D. 7,9 ×10-4
-
Câu 45:
Tính nhiệt tạo thành tiêu chuẩn của anion Br – (k), với phản ứng cụ thể là: ½ Br2 (l) + 1e = Br – (k). Cho biết:
Nhiệt tạo thành tiêu chuẩn của Br2(k) là 31,0 kJ/mol.
Nhiệt lượng phân ly liên kết của Br2(k) là 190,0 kJ/mol.
Phản ứng: Br(k) + 1e = Br –(k) có ∆Ho298, pư = –325,0 kJ/mol.
A. – 460,0 kJ/mol
B. – 429,0 kJ/mol
C. – 135,0 kJ/mol
D. – 214,5 kJ/mol