850 câu trắc nghiệm môn Hóa học đại cương
Nhằm giúp các bạn ôn tập và hệ thống lại kiến thức nhanh chóng để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, tracnghiem.net tổng hợp và chia sẻ đến các bạn 850 câu trắc nghiệm môn Hóa học đại cương, bao gồm các kiến thức tổng quan về các định luật và khái niệm cơ bản về hóa học, cấu tạo nguyên tử, bảng hệ thống tuần hoàn, liên kết hóa học, hiệu ứng nhiệt của các quá trình hóa học,cân bằng hóa học và mức độ diễn ra các quá trình hóa học,... Hi vọng sẽ trở thành nguồn tài liệu bổ ích giúp các bạn học tập và nghiên cứu một cách tốt nhất. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn mục "Thi thử" để hệ thống lại kiến thức đã ôn. Chúc các bạn thành công với bộ đề "Cực Hot" này nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (45 câu/50 phút)
-
Câu 1:
Dựa trên đặc điểm nào của cấu tạo nguyên tử mà người ta xếp các nguyên tố sau đây vào cùng một nhóm trong bảng HTTH: 16S và 24Cr ; 15P và 33V.
A. Cùng số e ngoài cùng.
B. Cùng số AO hóa trị.
C. Cùng số e hóa trị.
D. Cùng số phân lớp ngoài cùng.
-
Câu 2:
Chọn phương án đúng: Nhiệt độ sôi của dung dịch BaCl2 có nồng độ molan Cm = 0,159m là 100,208°C. Độ điện ly biểu kiến của BaCl2 trong dung dịch nước là: (cho hằng số nghiệm sôi của nước là 0,52)
A. 2,5
B. 1
C. 0,76
D. kết quả khác
-
Câu 3:
Chọn ý đúng: (1) Một hệ đang ở trạng thái cân bằng, nếu ta thay đổi một yếu tố (áp suất, nhiệt độ, nồng độ) thì cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều chống lại sự thay đổi đó. (2) Khi tăng nhiệt độ, cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều phản ứng tỏa nhiệt; khi giảm nhiệt độ, cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều phản ứng thu nhiệt. (3) Hằng số cân bằng của một phản ứng là một đại lượng không đổi ở nhiệt độ xác định. (4) Khi thêm một chất (tác chất hay sản phẩm) vào hệ cân bằng, cân bằng sẽ dịch chuyển theo chiều làm giảm lượng chất đó.
A. 1 và 3
B. 1 và 4
C. 1 và 2
D. 1, 3 và 4
-
Câu 4:
Cho: 1H, 2He, 4Be, 9F, 14Si, 20Ca. Chọn các phân tử hoặc ion không thể tồn tại trong số sau: BeF4−6,SiF2−6,He+2,H−2,Ca2
A. SiF2−6,H−2,Ca2
B. BeF4−6,He+2,Ca2
C. BeF4−6,Ca2
D. He+2,H−2
-
Câu 5:
Chọn phương án đúng: Dãy nguyên tử 4Be, 7N, 11Na, 12Mg có bán kính R tăng dần theo dãy:
A. RN < RBe < RMg < RNa
B. RMg < RNa < RN < RBe
C. RBe < RN < RNa < RMg
D. RNa < RMg < RBe < RN
-
Câu 6:
Chọn phương án đúng: (1) Các acid và base không thể cùng tồn tại trong một dung dịch. (2) Phản ứng trao đổi ion xảy ra khi tạo thành chất ít điện ly, chất ít tan hoặc chất bay hơi. (3) Hiệu ứng nhiệt của phản ứng trung hòa giữa acid mạnh và base yếu chỉ phụ thuộc bản chất của base. (4) Phản ứng trao đổi ion thường xảy ra với tốc độ lớn.
A. 1, 3
B. 1, 2, 4
C. 2, 3, 4
D. 2, 4
-
Câu 7:
Chọn phương án đúng: Biết tích số tan ở 25oC của Al(OH)3 là 1×10-32. Dung dịch AlCl3 0,1M sẽ xuất hiện kết tủa khi có độ pH của dung dịch:
A. < 3,7
B. 3,7
C. > 3,7
D. > 10,3
-
Câu 8:
Cho các chất: BF3,CO32-, SO2, SO3, SO32-, SO42-, NO2, NO2-. Số chất có liên kết π không định chỗ là:
A. 4
B. 6
C. 5
D. 3
-
Câu 9:
Chọn phương án đúng và đầy đủ: (1) Một hệ đang ở trạng thái cân bằng, nếu ta thay đổi một trong các yếu tố (áp suất, nhiệt độ, nồng độ) thì cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều chống lại sự thay đổi đó. (2) Khi tăng nhiệt độ, cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều phản ứng tỏa nhiệt; khi giảm nhiệt độ, cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều phản ứng thu nhiệt. (3) Hằng số cân bằng của một phản ứng là một đại lượng không đổi ở nhiệt độ xác định. (4) Khi thêm một chất (tác chất hay sản phẩm) vào hệ cân bằng, cân bằng sẽ dịch chuyển theo chiều làm giảm lượng chất đó.
A. 1 và 3
B. 1 và 4
C. 1, 3 và 4
D. 1 và 2
-
Câu 10:
Phản ứng N2(k) + O2(k) ⇌ 2NO(k) , DH > 0 đang nằm ở trạng thái cân bằng. Hiệu suất phản ứng sẽ tăng lên khi áp dụng các biện pháp sau: (1) Dùng xúc tác. (2) Nén hệ. (3) Tăng nhiệt độ. (4) Giảm áp suất hệ phản ứng.
A. 3
B. 1 và 2
C. 1 và 3
D. 1, 3 và 4
-
Câu 11:
Cho hai nguyên tử với các phân lớp e ngoài cùng là: X(3s23p1) và Y(2s22p4). Công thức phân tử của hợp chất giữa X và Y có dạng:
A. XY2
B. X2Y3
C. XY3
D. X3Y
-
Câu 12:
Lượng nhiệt tỏa ra khi đốt cháy 3g kim loại Mg bằng O2(k) tạo ra MgO(r) là 76kJ ở điều kiện tiêu chuẩn. Nhiệt tạo thành tiêu chuẩn (kJ/mol) của MgO(r) là: (MMg = 24g).
A. +608kJ
B. –608kJ
C. +304kJ
D. –304kJ
-
Câu 13:
Chọn trường hợp đúng. Căn cứ trên dấu ΔG0298 của 2 phản ứng sau:
PbO2 (r) + Pb (r) = 2PbO (r) ΔG0298 < 0
SnO2 (r) + Sn (r) = 2SnO (r) ΔG0298 > 0
Trạng thái oxy hóa dương bền hơn đối với các kim loại chì và thiếc là:
A. Chì (+4), thiếc (+2)
B. Chì (+2), thiếc (+4)
C. Chì (+4), thiếc (+4)
D. Chì (+2), thiếc (+2)
-
Câu 14:
Cho thế khử tiêu chuẩn của các bán phản ứng sau: Fe3+(dd) + e = Fe2+(dd), jo = 0,77 V; I2(r) + 2e = 2I-(dd), jo = 0,54 V. Phản ứng: 2 Fe2+(dd) + I2(r) = 2 Fe3+(dd) + 2 I-(dd) có đặc điểm:
A. Eo = -1,00 V; phản ứng không thể xảy ra tự phát ở điều kiện tiêu chuẩn.
B. Eo = 1,00 V; phản ứng có thể xảy ra tự phát ở điều kiện tiêu chuẩn.
C. Eo = 0,23 V; phản ứng có thể xảy ra tự phát ở điều kiện tiêu chuẩn.
D. Eo = -0,23 V; phản ứng không thể xảy ra tự phát ở điều kiện tiêu chuẩn.
-
Câu 15:
Chọn các phân tử hoặc ion có chứa đôi e không liên kết ở nguyên tử trung tâm: CO2, SO2, NH3, CCl4, CS2, SO3, CH4, H2O, CO32-, SO42-, SO32-, NH2-.
A. CO2, CCl4, CH4, SO3, SO42-.
B. SO2, NH3, H2O, SO32-, NH2-.
C. CS2, SO3, CH4, H2O, CO32-.
D. SO2, NH3, SO3, CS2 , SO32-.
-
Câu 16:
Từ hai phản ứng: (1) A + B = C + D, DH1 ; (2) E + F = C + D, DH2. Thiết lập được công thức tính DH3 của phản ứng (3): A + B = E + F.
A. DH3 = DH1 - DH2
B. DH3 = DH1 + DH2
C. DH3 = DH2 - DH1
D. DH3 = -DH1 -DH2
-
Câu 17:
Chọn phương án không chính xác: Các nguyên tố có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng ns1: 1) chỉ là kim loại. 2) chỉ có số oxy hóa +1. 3) là nguyên tố họ s. 4) chỉ có 1 e hóa trị.
A. 1, 2
B. 1, 3, 4
C. 2, 3, 4
D. 1, 2, 3, 4
-
Câu 18:
Chọn câu sai trong các phát biểu sau về các hợp chất ion:
A. Khả năng phân ly tạo ion không phụ thuộc vào bản chất dung môi mà chỉ phụ thuộc bản chất hợp chất ion.
B. Dễ phân ly thành ion trong nước.
C. Không dẫn điện ở trạng thái tinh thể.
D. Dẫn điện ở trạng thái nóng chảy.
-
Câu 19:
Chọn câu đúng. Quá trình hoà tan khí HCl trong nước xảy ra kèm theo sự thay đổi entropi chuyển pha (DScp) và entropi solvat hóa (DSs) như sau:
A. DScp < 0 , DSs > 0
B. DScp > 0 , DSs < 0
C. DScp > 0 , DSs > 0
D. DScp < 0 , DSs < 0
-
Câu 20:
Chọn đáp án đúng: Hòa tan 1 mol KNO3 vào 1 lít nước, nhiệt độ đông đặc của dung dịch thấp hơn nhiệt độ đông đặc của nước là 3,01°C ở cùng áp suất. Hằng số nghiệm đông của nước là 1,86 độ/mol. Vậy độ điện li biểu kiến của KNO3 trong dung dịch trên là:
A. 61,8%
B. 52,0%
C. 5,2%
D. 6,2%
-
Câu 21:
Một khí A có khối lượng riêng d1 = 1,12g/ℓ (ở 136,5°C và 2 atm). Tính khối lượng riêng d2 của A ở 0°C và 4 atm.
A. d2 = 2,24g/ℓ
B. d2 = 1,12g/ℓ
C. d2 = 3,36g/ℓ
D. d2 = 4,48g/ℓ
-
Câu 22:
Chọn phương án đúng: Dựa trên cấu hình electron hóa trị dưới đây, cho biết vị trí (chu kỳ, phân nhóm) của nguyên tố trong bảng hệ thống tuần hoàn: (1) 4d105s1 ; (2) 4f66s2 ; (3) 4s1.
A. 1: CK 5, PN: IB; 2: CK 6, PN: IIA; 3: CK 4, PN: IA
B. 1: CK 5, PN: IB; 2: CK 6, PN: IIIB; 3: CK 4, PN: IA
C. 1: CK 5, PN: IA; 2: CK 6, PN: IIIB; 3: CK 4, PN: IB
D. 1: CK 5, PN: IA; 2: CK 6, PN: VIIIB; 3: CK 4, PN: IA
-
Câu 23:
Chọn so sánh đúng về góc liên kết:
A. NF3 > NCl3 > NBr3 > NI3.
B. CO2 > SO2 > NO2.
C. CH4 > NH3 > NF3.
D. C2H6>C2H4>C2H2(góc CĈH).
-
Câu 24:
Chọn ra phát biểu sai:
A. Mọi loại liên kết hóa học đều có bản chất điện.
B. Liên kết cộng hóa trị kiểu s là kiểu liên kết cộng hóa trị bền nhất.
C. Liên kết cộng hóa trị được hình thành trên 2 cơ chế: Cho nhận và ghép đôi.
D. Liên kết p có thể được hình thành do sự che phủ của ocbitan s và ocbitan p.
-
Câu 25:
Chọn phát biểu đúng: (1) Nồng độ dung dịch đồng nhất trong toàn bộ dung dịch được giải thích bằng sự khuyếch tán các tiểu phân chất tan vào trong dung môi. (2) Bản chất của lực tương tác giữa các tiểu phân chất tan và dung môi là các tương tác vật lý. (3) Trong quá trình tạo thành dung dịch, các quá trình vật lý bao gồm sự phá vỡ mạng tinh thể, sự khuyếch tan chất tan vào dung môi được gọi chung là sự chuyển pha. (4) Sự tương tác giữa dung môi và các tiểu phân chất tan là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định sự tạo thành dung dịch.
A. 1, 4 đúng
B. 2, 3 đúng
C. 1, 3, 4 đúng
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 26:
Tính giá trị biến đổi DS khi 1 mol hơi nước ngưng tụ thành nước lỏng ở 100°C, 1 atm. Biết nhiệt bay hơi của nước ở nhiệt độ trên là 549 cal/g.
A. DS = 26,4 cal/mol.K
B. DS = -26,4 cal/mol.K
C. DS = 1,44 cal/mol.K
D. DS = -1,44 cal/mol.K
-
Câu 27:
Chọn phương án đúng: Trong phản ứng: FeS + HNO3 = NO2 + Fe(NO3)3 + Fe2(SO4)3 + H2O. HNO3 đóng vai trò:
A. Chất tự oxi hóa, tự khử
B. Chất khử
C. Chất oxi hóa
D. Chất oxi hóa và tạo môi trường
-
Câu 28:
Chọn trường hợp đúng: So sánh năng lượng ion hóa thứ nhất I1 của 11Na(1); 12Mg(2); 13Al(3); 15P(4) và 16S(5):
A. (1) < (3) < (4) < (5) < (2)
B. (5) < (4) < (3) < (2) < (1)
C. (1) < (3) < (2) < (5) < (4)
D. (1) < (2) < (3) < (4) < (5)
-
Câu 29:
Chọn phương án đúng: Dung dịch chất điện ly AB2 có hệ số đẳng trương i = 1,84, vậy độ điện ly a của chất này trong dung dịch là:
A. 0,44
B. 0,84
C. 0,28
D. 0,42
-
Câu 30:
Chọn phương án đúng: Ái lực electron của nguyên tố:
A. là năng lượng phát ra (–) hay thu vào (+) khi kết hợp một electron vào nguyên tử ở thể khí không bị kích thích.
B. tăng đều đặn trong một chu kì từ trái qua phải.
C. có trị số bằng năng lượng ion hóa thứ nhất ( I1) của nguyên tố đó.
D. là năng lượng cần tiêu tốn để kết hợp thêm một electron vào nguyên tử trung hòa.
-
Câu 31:
Xác định pH của dung dịch sau khi trộn 20 ml dung dịch KOH 1M và 80 ml dung dịch CH3COOH 1M, biết pKaCH3COOH=4.75
A. 4,75
B. 5,25
C. 4,27
D. 3,5
-
Câu 32:
Khi hòa tan trong hexan, acid stearic xảy ra phản ứng chuyển hóa như sau: 2C17H35COOH (dd) ⇌ (C17H35COOH)2 (dd). Tại 28oC phản ứng có Kc = 2900 và tại 48oC có Kc = 40. Tính ∆Ho và ∆So của phản ứng.
A. ∆Ho = -2,39 kJ và ∆So = -537,32 J
B. ∆Ho = -172,05 kJ và ∆So = -505,32 J
C. ∆Ho = -86,32 kJ và ∆So = -249,14 J
D. ∆Ho = -55,07 kJ và ∆So = -80,31 J
-
Câu 33:
Chọn phát biểu đúng: (1) pH của dung dịch đệm gần như không đổi khi pha thêm một lượng nhỏ acid hay base mạnh. (2) Để tạo thành dung dịch đệm, ta chỉ cần chọn 1 acid và muối của nó và pha trộn với tỷ lệ 1:1. (3) Dung dịch NaH2PO4 và Na2HPO4 không phải là dung dịch đệm. (4) Cơ chế tác dụng của dung dịch đệm tuân theo nguyên lý chuyển dịch cân bằng Le Châtelier.
A. 1, 3 4 đúng
B. 2, 3 đúng
C. 2, 4 đúng
D. 1, 4 đúng
-
Câu 34:
Chọn phương án đúng: Khả năng điện li thành ion trong dung dịch nước xảy ra ở các hợp chất có liên kết cộng hóa trị không cực (1), cộng hóa trị phân cực mạnh (2), ion (3), cộng hóa trị phân cực yếu (4) thay đổi theo chiều:
A. (1) < (4) < (2) < (3)
B. (1) < (2) < (3) < (4)
C. (1) > (2) > (3) > (4)
D. (1) < (2) < (4) < (3)
-
Câu 35:
Chọn phát biểu sai: (1) Độ dài liên kết là khoảng cách giữa hai hạt nhân nguyên tử liên kết (đơn vị angstrom). (2) Góc hóa trị là một đại lượng đặc trưng cho tất cả các loại phân tử. (3) Chỉ có liên kết ion mới có bản chất điện.
A. 1
B. 1, 3
C. 2
D. 2, 3
-
Câu 36:
Chọn so sánh đúng: Cho biết tích số tan của Ag2CrO4 và CuI bằng nhau (T = 1 ×10-11,96). So sánh nồng độ các ion:
A. [Ag+] > [CrO2−4] > [Cu+] = [I-]
B. [Ag+] = [CrO2−4] > [Cu+] = [I-]
C. [Ag+] > [CrO2−4] = [Cu+] = [I-]
D. [Ag+] > [CrO2−4] < [Cu+]= [I-]
-
Câu 37:
Chọn phát biểu đúng trong những phát biểu sau đây: (1) Việc thay đổi áp suất ngoài không làm thay đổi trạng thái cân bằng của phản ứng có tổng số mol chất khí của các sản phẩm bằng tổng số mol chất khí của các chất đầu. (2) Khi tăng nhiệt độ, cân bằng của một phản ứng bất kỳ sẽ dịch chuyển theo chiều thu nhiệt. (3) Khi giảm áp suất, cân bằng của một phản ứng bất kỳ sẽ dịch chuyển theo chiều tăng số phân tử khí. (4) Hệ đã đạt trạng thái cân bằng thì lượng các chất thêm vào không làm ảnh hưởng đến trạng thái cân bằng.
A. 1
B. 2 và 3
C. 1, 2 và 3
D. 1, 3 và 4
-
Câu 38:
Tính số oxy hóa và hóa trị (cộng hóa trị hoặc điện hóa trị) của các nguyên tố trong hợp chất sau: KMnO4 (theo thứ tự từ trái sang phải):
A. K: +1,1; Mn: +7,7; O: -2,2.
B. K: +1,+1;Mn: +7,+7; O:-2,-2.
C. K: +1,+1; Mn: +6,6; O: -2,2.
D. K: +1,+1; Mn: +7,7; O: -2,2.
-
Câu 39:
Chọn câu đúng: Dựa trên nguyên tắc xây dựng bảng HTTH, hãy dự đoán số nguyên tố hóa học tối đa có ở chu kỳ 8 (nếu có)
A. 32
B. 18
C. 50
D. 64
-
Câu 40:
Chọn phương án đúng: Cho 7N, 8O. Cấu hình electron hóa trị của phân tử NO+ là (x là trục liên kết ):
A. (σ2s)2(σ+2s)2(π2pxπ2py)4(σ2px)2
B. (σ2s)2(σ+2s)2(π2py)2(σ2px)2(π2py)2
C. (σ2s)2(σ+2s)2(π2pxπ2py)4(σ2px)1(π+2py)1
D. (σ2s)2(σ+2s)2(σ2px)2(π2pxπ2py)4
-
Câu 41:
Chọn phương án đúng: Trong các liên kết sau, liên kết có thể tồn tại bền vững trong thực tế là (coi trục liên nhân là trục x): (1) σ1s−2px ; (2) σ1s−1s ; (3) σ2px−2px ; (4) π2py−2px ; (5) π3dxy−3dx2 ; (6) π3py−3dxy.
A. 1, 2, 6
B. 4, 5, 6
C. 1, 2, 3, 4, 5, 6
D. 1, 2, 3, 5
-
Câu 42:
Trong một thí nghiệm, người ta thu được 120 ml khí N2 trong một ống nghiệm úp trên chậu nước ở 20°C và áp suất 100 kPa. Hỏi nếu đưa về đktc thể tích của khí N2 chiếm là bao nhiêu, biết áp suất hơi nước bão hòa ở 20°C là 2,3 kPa.
A. 96 ml
B. 108 ml
C. 112 ml
D. 132 ml
-
Câu 43:
Chọn phương án đúng: Trong phân tử CO: (1) Hóa trị của O là 3 ; (2) Số oxi hóa của O là -2 ; (3) Số oxi hóa của O là -3 ; (4) Phân tử CO có cực.
A. 3, 4
B. 2, 4
C. 1, 2, 4
D. 2
-
Câu 44:
Chọn phát biểu đúng trong các câu dưới đây:
A. Ở cùng điều kiện khí SO2 dễ ngưng tụ hơn H2O vì phân tử lượng lớn hơn.
B. Iod dễ thăng hoa vì có liên kết cộng hóa trị.
C. Ở cùng điều kiền khí CO2 dễ ngưng tụ hơn H2 vì phân tử lượng lớn hơn.
D. Thủy ngân ở thể lỏng vì có liên kết kim loại.
-
Câu 45:
Chọn phương án đúng: Độ dài liên kết trong các tiểu phân NO, NO+ và NO– tăng dần theo thứ tự:
A. NO < NO+ < NO–
B. NO– < NO < NO+
C. NO < NO– < NO+
D. NO+ < NO < NO–