340 câu trắc nghiệm Chi tiết máy
tracnghiem.net chia sẻ 340 câu trắc nghiệm Chi tiết máy có đáp án đi kèm dành cho các bạn sinh viên khối ngành Kỹ thuật nhằm giúp các bạn có thêm tư liệu tham khảo, ôn tập và hệ thống kiến thức chuẩn bị cho kì thi kết thúc học phần sắp diễn ra. Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn tập theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
-
Câu 1:
Bộ truyền trục vít – bánh vít có m = 6.5, q = 10, z2 = 30, T2 = 800000Nmm, x = 0, hệ số tải trọng KH = 1.2. Tính ứng suất tiếp xúc lớn nhất trong bộ truyền?
A. 299.1 MPa
B. 289.1 MPa
C. 279.1 MPa
D. 269.1 MPa
-
Câu 2:
Thông số hình học Re trong bộ truyền bánh răng nón là:
A. Chiều dài nón.
B. Bề dày nón.
C. Bán kính cong của răng.
D. Chiều rộng nón.
-
Câu 3:
Để truyền chuyển động giữa các trục song song cùng chiều, ta chọn bộ truyền đai nào?
A. đai dẹt
B. đai thang/thang hẹp/lược
C. đai tròn
D. tất cả đều đúng
-
Câu 4:
Bộ truyền bánh răng côn có: mte = 3 mm; z1 = 24; u = 3,75. Chiều dài côn ngoài Re (mm) là:
A. 139,72
B. 172,75
C. 128,24
D. 168,23
-
Câu 5:
Kí hiệu M trong mối ghép ren thể hiện loại ren gì?
A. Ren tam giác hệ inch.
B. Ren hình thang hệ mét.
C. Ren tam giác hệ mét
D. Ren hình thang hệ inch.
-
Câu 6:
Trong mối ghép then hoa, để truyền mômen xoắn lớn nhưng không đòi độ đồng tâm cao, ta dùng kiểu lắp định tâm theo:
A. đường kính trong
B. đường kính ngoài
C. cạnh bên
D. đường kính
-
Câu 7:
Ren tròn có góc ở đỉnh là:
A. 30
B. 55
C. 60
D. 25
-
Câu 8:
Chi tiết máy làm bằng thép (m = 6) chịu ứng suất thay đổi theo chu kỳ đối xứng. Chi tiết máy chịu ứng suất σ1 = 250MPa trong t1 = 104 chu trình; σ2 = 200 MPa trong t2 = 2.104 chu trình và σ3 = 220MPa trong t3 = 3.104 chu trình. Giới hạn mỏi dài hạn σ-1 = 170MPa; Số chu trình cơ sở No = 8.106 chu trình. Xác định ứng suất giới hạn (MPa)?
A. 438.5
B. 429.2
C. 433.3
D. 415.1
-
Câu 9:
Ổ đũa côn có α = 13°, chịu lực hướng tâm Fr = 4000N, lực dọc trục Fa = 3000N, Kđ.Kt = 1, vòng trong quay – vòng ngoài đứng yên, khả năng tải động của ổ lăn C = 52KN, số vòng quay n = 720(vg/ph). Xác định tuổi thọ tính theo giờ của ổ lăn ?
A. 20416
B. 10416
C. 30416
D. 40416
-
Câu 10:
Ổ bi đỡ chặn 1 dãy có e = 0.3, chịu lực hướng tâm Fr = 4000 N, lực dọc trục Fa = 2000 N. Kđ = Kt = 1, vòng trong quay-vòng ngoài đứng yên. Xác định tải trọng tương đương (N) tác dụng lên ổ lăn, biết khi Fa/(VFr) > e thì X = 0.45, Y = 1.22
A. 4240
B. 4230
C. 4220
D. 4210
-
Câu 11:
Bánh răng nghiêng có góc thanh răng sinh α = 25°; góc nghiêng β = 14°. Xác định góc áp lực tại vòng chia trong mặt phẳng mút?
A. 25,668
B. 26,668
C. 24,668
D. 27,668
-
Câu 12:
Trục III của HGT lắp 2 ổ bi đỡ chặn như nhau (xem hình vẽ 1 - tại E và F) có e = 0,48; Fat = 2500N hướng theo chiều trục Z; FrE = 4000N; FrF = 6000N. Lực dọc trục (N) tác động lên các ổ E và F lần lượt là:
A. 1920 và 4420
B. 5380 và 2880
C. 4420 và 2880
D. 380 và 4420
-
Câu 13:
Ren phải là ren:
A. đường xoắn ốc đi lên về phía trái
B. đường xoắn ốc đi xuống về phía phải
C. đường xoắn ốc đi lên về phía phải
D. đường xoắn ốc đi xuống về phía trái
-
Câu 14:
Mối ghép ren là mối ghép:
A. Mối ghép cố định không tháo rời được.
B. Mối ghép di động không tháo rời được.
C. Mối ghép di động tháo rời được.
D. Mối ghép cố định tháo rời được.
-
Câu 15:
Dịch chỉnh đều là:
A. điều chỉnh góc ăn khớp cặp bánh răng
B. điều chỉnh chiều cao răng
C. a & b đều đúng
D. điều chỉnh bán kính vòng lăn
-
Câu 16:
Đường kính ký hiệu d2, D2, trong mối ghép ren gọi đường kính:
A. Trong
B. Danh nghĩa.
C. Trung bình.
D. Tất cả đều sai.
-
Câu 17:
Mối ghép hàn giáp mối là:
A. Các chi tiết riêng rẽ được ghép vuông góc với nhau.
B. Các chi tiết riêng rẽ được ghép chồng với nhau.
C. Các chi tiết riêng rẽ được nối với nhau thành 1 chi tiết nguyên vẹn.
D. Tất cả đều đúng.
-
Câu 18:
Cho bộ truyền bánh răng côn răng thẳng ăn khớp ngoài có T1 = 220000 Nmm; u = 3,4; [σH] = 482 MPa; Kbe = 0,3; KHβ = 1,05. Xác định chiều dài côn ngoài sơ bộ theo sức bền tiếp xúc?
A. 197.9
B. 187.9
C. 177.9
D. 167.9
-
Câu 19:
Các phương pháp định tâm mối ghép then hoa:
A. theo cạnh bên
B. theo đường kính ngoài
C. theo đường kính trong
D. tất cả đều đúng
-
Câu 20:
Trong bộ truyền xích, tải trọng tác dụng lên trục so với bộ truyền đai là:
A. nhỏ hơn
B. lớn hơn
C. bằng nhau
D. không xác định
-
Câu 21:
Hiện tượng trượt trượt trơn xảy ra trong bộ truyền đai do:
A. Gốc ôm bánh dẫn nhỏ.
B. Bộ truyền thường xuyên làm việc quá công suất tính toán, lực cản đột ngột.
C. Sức căng ban đầu không đủ lớn.
D. Tất cả đều đúng.
-
Câu 22:
Cho trước tích số [pv] trong ổ trượt đỡ là 15 Mpa.m/s và tỷ số chiều dài/đường kính ngõng trục (l/d) bằng 1,1. Trục quay với tốc độ 950 vg/ph. Đường kính tính toán của ngõng trục (d, mm) theo tích số pv cho phép khi chịu tải hướng tâm R = 13500N là:
A. 40,7
B. 38,7
C. 36,7
D. 42,7
-
Câu 23:
Trong bộ truyền đai giảm tốc, khi thay đổi chỉ 1 trong các thông số a, d1 và u, giải pháp nào có thể tăng góc ôm trên bánh chủ động:
A. Tăng đường kính bánh đai d1
B. Tăng khoảng cách trục a
C. Tăng tỉ số truyền u
D. Tất cả các phương án trên
-
Câu 24:
Đánh giá khả năng làm việc của đai, ta sử dụng các khái niệm:
A. đường cong trượt & hiệu suất
B. đường cong trượt & hệ số trượt tương đối
C. hiệu suất & hệ số kéo
D. hệ số trượt tương đối & hệ số kéo
-
Câu 25:
Bánh răng nghiêng có bw = 45mm, β = 12°, αn = 20°. Xác định chiều dài khi hai đôi răng ăn khớp đầy đủ với nhau (mm).
A. 91.76
B. 81.74
C. 71.75
D. 86.81