310 câu trắc nghiệm Kế toán doanh nghiệp
Tracnghiem.net chọn lọc, tổng hợp và chia sẻ đến các bạn bộ sưu tập 310 câu trắc nghiệm Kế toán doanh nghiệp. Hi vọng sẽ trở thành nguồn tài liệu bổ ích giúp các bạn học tập và nghiên cứu tốt hơn. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi, xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn trước đó. Hãy nhanh tay tham khảo chi tiết bộ đề độc đáo này nhé.
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/45 phút)
-
Câu 1:
Đơn vị tính tiền thưởng phải trả cho người lao động, kế toán ghi:
A. Nợ TK 431(1)/Có TK 334
B. Nợ TK 341(1)/Có TK 338
C. Nợ TK 431(1); Nợ TK 622, 627, 642, 641 / Có TK 334
D. Nợ TK 431(1) / Có TK 334; Có TK 622, 627, 641, 642
-
Câu 2:
Đơn vị bán hàng trực tiếp (nộp thuế theo phương pháp trực tiếp), người mua đã trả bằng tiền mặt (tiền gửi ngân hàng) kế toán ghi:
A. Nợ TK 111, 112 / Có TK 511; Có TK331
B. Nợ TK 131 / Có TK 511; Có TK 3331
C. Nợ TK 111, 112/ Có TK 511
D. Nợ TK 131/ Có TK 511
-
Câu 3:
Đối với doanh nghiệp thương mại, giá vốn hàng xuất bán của hàng hoá bao gồm:
A. Giá mua của hàng hoá bán ra
B. Chi phí bán hàng phân bổ cho hàng hoá bán ra
C. Chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho hàng bán ra
D. Bao gồm tất cả 2 yếu tố : Giá mua của hàng hoá bán ra và Chi phí bán hàng phân bổ cho hàng hoá bán ra
-
Câu 4:
Cơ sở số liệu, phương pháp lập và tác dụng của các bảng cân đối tài khoản (bảng đối chiếu số phát sinh) và bảng chi tiết số phát sinh như thế nào?
A. Lấy số liệu trên các tài khoản tổng hợp lập bảng cân đối tài khoản để kiểm tra việc ghi chép trên các tài khoản tổng hợp, lấy số liệu trên các tài khoản chi tiết lập bảng cân đối số phát sinh để kiểm tra việc ghi chép trên các tài khoản chi tiết.
B. Lấy số liệu trên các TK tổng hợp lập bảng cân đối TK để kiểm tra việc ghi chép trên các TK tổng hợp. Lấy số liệu trên các TK chi tiết lập bảng chi tiết số phát sinh để kiểm tra việc ghi chép trên các tài khoản chi tiết.
C. Lấy số liệu trên các tài khoản tổng hợp lập bảng chi tiết số phát sinh để kiểm tra việc ghi chép trên TK tổng hợp, còn lấy số liệu trên các TK chi tiết lập bảng cân đối TK để kiểm tra việc ghi chép trên các tài khoản chi tiết.
D. Lấy số liệu trên các TK chi tiết lập bảng cân đối TK để kiểm tra việc ghi chép trên các tài khoản tổng hợp lấy số liệu trên các tài khoản tổng hợp lập bảng chi tiết số phát sinh để kiểm tra việc ghi chép trên các tài khoản chi tiết.
-
Câu 5:
Tại doanh nghiệp X có số liệu kế toán liên quan đến tình hình nguyên vật liệu chính tháng 4/N như sau: Tồn kho ngày 1/4/N số lượng: 1000kg, đơn giá: 1000đ. Ngày 5/4/N nhập kho 4000kg, đơn giá 1500đ. Ngày 10/4/N nhập kho 5000kg, đơn giá: 1200đ. Ngày 20/4/N xuất kho 5000kg. Hãy xác định giá thực tế xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền cả tháng.
A. 6 000 000đ
B. 7 000 000đ
C. 6 500 000đ
D. 5 000 000đ
-
Câu 6:
Đơn vị xác định số phân bổ vào chi phí sản xuất kinh doanh từng kỳ, kế toán ghi:
A. Nợ TK 154/ Có TK 142, 242
B. Nợ TK 241(3)/ Có TK 142, 242
C. Nợ TK 627, 641, 642/ Có TK 142, 242
D. Nợ TK 142, 242/ Có TK 627, 641, 642
-
Câu 7:
Đơn vị đánh giá vật tư, trường hợp phát sinh chênh lệch giảm, kế toán ghi:
A. Nợ TK 338(1) / Có TK 152, 153
B. Nợ TK 138(1)/ Có TK 152, 153
C. Nợ TK 412 / Có TK 152, 153
D. Nợ TK 152, 153 / Có TK 412
-
Câu 8:
Giá trị SPDD cuối kỳ của chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung khi tính theo sản lượng tương đương hoàn thành tuỳ thuộc vào yếu tố nào trong các yếu tố sau:
A. Chi phí NCTT, chi phí SXC của sản phẩm dở dang đầu kỳ và phát sinh trong của chúng
B. Số lượng sản phẩm dở dang đầu kỳ
C. Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ
D. Tất cả các yếu tố
-
Câu 9:
Khi phân loại nguyên liệu, vật liệu, kế toán không sử dụng tiêu thức phân loại nào:
A. Dựa vào nội dung, tính chất kinh tế và yêu cầu quản lý của Doanh nghiệp
B. Dựa vào nguồn hình thành của nguyên liệu, vật liệu
C. Dựa vào phương pháp phân bổ chi phí vào các đối tượng sử dụng
D. Dựa vào công dụng, mục đích sử dụng
-
Câu 10:
Đơn vị bán, thanh lý BĐSĐT theo phương thức trả chậm, trả góp, chênh lệch giữa giá bán trả chậm và giá bán trả ngay, thuế GTGT được kế toán ghi:
A. Nợ TK 111, 112, 131 / Có TK 511(7); Có TK 333(1)
B. Nợ TK 111, 112, 131 / Có TK 511(7); Có TK 338(7)
C. Nợ TK 111, 112, 131 / Có TK 511(7); Có TK 338(7); Có TK 333(1)
D. Nợ TK 111, 112, 131; Nợ TK 133/ Có TK 511(7)
-
Câu 11:
Đơn vị bán hàng trả chậm, trả góp, nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ (người mua trả 1 phần để nhận hàng, phải trả lãi cho số hàng trả chậm…), kế toán ghi:
A. Nợ TK 111, 112; Nợ TK 131 / Có TK 511; Có TK 333 (1)
B. Nợ TK 111, 112; Nợ TK 131 / Có TK 511; Có TK 338 (7)
C. Nợ TK 111, 112; Nợ TK 131 / Có TK 511; Có TK 338 (7); Có TK 333 (1)
D. Nợ TK 111, 112; Nợ TK 131 / Có TK 511; Có TK 333; Có TK 338
-
Câu 12:
Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích công dụng của chi phí thì chi phí sản xuất được phân thành các yếu tố chi phí nào:
A. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung.
B. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung, chi phí khác bằng tiền.
C. Chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền.
D. Chi phí thay đổi, chi phí cố định, chi phí hỗn hợp.
-
Câu 13:
Yếu tố chi phí nào KHÔNG thuộc các yếu tố chi phí khi phân loại chi phí sản xuất dựa vào nội dung và tính chất của chi phi
A. Chi phí nguyên liệu, vật liệu
B. Chi phí nhân công trực tiếp
C. Chi phí khấu hao TSCĐ
D. Chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền
-
Câu 14:
Khi phân loại nguyên liệu, vật liệu, kế toán sử dụng tiêu thức phân loại nào:
A. Dựa vào nội dung, tính chất kinh tế
B. Dựa vào công dụng, mục đích sử dụng của nguyên liệu, vật liệu
C. Dựa vào nguồn hình thành của nguyên liệu, vật liệu
D. Tất cả các tiêu thức nói trên
-
Câu 15:
Doanh thu cung cấp dịch vụ được ghi nhận phải thoả mãn điều kiện nào:
A. Đơn vị có hợp đồng cung cấp dịch vụ cho khách hàng
B. Dịch vụ đã được tiến hành theo yêu cầu của người được cung cấp
C. Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn và có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ việc cung cấp dịch vụ đó
D. Tất cả các điều kiện
-
Câu 16:
Theo công thức tính thì tổng giá thành sản phẩm (Công việc, dịch vụ) KHÔNG tuỳ thuộc vào yếu tố nào trong các yếu tố sau:
A. Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ
B. Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ
C. Số lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ
D. Cho phí sản xuất dở dang cuối kỳ
-
Câu 17:
Khi tính theo sản lượng tương đương hoành thành, giá trị SPDD cuối kỳ của nguyên liệu, vật liệu trực tiếp (hoặc nguyên liệu, vật liệu chính) không tuỳ thuộc vào yếu tố nào trong các yếu tố sau:
A. Chi phí của SPDD đầu kỳ và chi phí phát sinh trong kỳ
B. Số lượng sản phẩm hoàn thành
C. Số lượng sản phẩm hoành thành tương đương
D. Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ
-
Câu 18:
Đơn vị tiến hành đánh giá lại TSCĐ trong trường hợp nào:
A. Nhà nước có quyết định đánh giá lại
B. Đầu kỳ kế toán
C. Cuối kỳ kế toán
D. Tất cả các trường hợp
-
Câu 19:
Một công ty sản xuất my ăn liền có tình hình nhập xuất kho nguyên vật liệu chính như sau: Ngày 1/1/N tồn kho như sau: số lượng 2000 kg đơn giá 2500VND. Ngày 5/1/N nhập kho 2000 kg, đơn giá 2800 VND. 10/1/N nhập kho 3000 kg, đơn giá 3000VND. Ngày 15/1/N xuất kho 4000 kg. Hãy tính giá thực tế xuất kho theo phương pháp nhập trước xuất trước.
A. 12 tr VND.
B. 11.8 tr VND.
C. 10.6 tr VND.
D. 11 tr VND.
-
Câu 20:
Khi trích lập dự phòng giảm giá đầu tư tài chính ngắn hạn và dài hạn, kế toán ghi:
A. Nợ TK 635/ có TK 129, 229
B. Nợ TK 129, 229/ có K 635
C. Nợ TK 139,159/ có TK 635
D. Nợ TK 635/ có TK 129, 159
-
Câu 21:
Theo phương pháp tính giá thành giản đơn, Tổng giá thành sản phẩm không tuỳ thuộc vào yếu tố nào:
A. Giá trị SPDD đầu kỳ Giá trị SPDD cuối kỳ
B. Số lượng sản phẩm hoành thành trong kỳ
C. Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ
D. Tất cả các yếu tố
-
Câu 22:
Đơn vị mua BĐSĐT trả bằng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, kế toán ghi:
A. Nợ TK 211; Nợ TK 133 / Có TK 111, 112
B. Nợ TK 217/ Có TK 111, 112
C. Nợ TK 217; Nợ TK 133 / Có TK 111, 112
D. Nợ TK 217 / Có TK 111, 112; Có TK 333
-
Câu 23:
Đơn vị xuất nguyên liệu, vật liệu đi góp vốn liên doanh, nếu phát sinh chênh lệch giảm giữa trị giá vốn góp và trị giá ghi sổ, kế toán ghi:
A. Nợ TK 222 / Có TK 152; Có TK 412
B. Nợ TK 222/ Có TK 152
C. Nợ TK 222; Nợ TK 811 / Có TK 152
D. Nợ TK 152; Nợ TK 412 / Có TK 222
-
Câu 24:
Yếu tố nào trong các yếu tố dưới đây KHÔNG được tính vào nguyên giá TSCĐ hữu hình:
A. Giá mua
B. Chi phí liên quan đến mua và đưa TCSĐ vào sử dụng
C. Các khoản thuế không được hoàn lại
D. Chiết khấu thương mại
-
Câu 25:
Kế toán bên giao đại lý, khi đại lý gửi bản kê thông báo hàng đã bán được, kế toán phản ánh doanh thu:
A. Nợ tk 111, 112/ Có tk 511, Có tk 3331
B. Nợ tk 111, 111/ Có tk 511, Có tk 3331
C. Nợ tk 131/ Có tk 511, Có tk 3331
D. Nợ tk 136/ Có tk 511, Có tk 3331