264 câu trắc nghiệm Bảo hiểm đại cương
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Bảo hiểm đại cương được tracnghiem.net sưu tầm và chia sẻ cho các bạn sinh viên chuyên ngành Xây dựng tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Chí phí tố tụng, khiếu nại trong bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu có được bảo hiểm không?
A. Được bảo hiểm nếu liên quan trực tiếp đến bảo hiểm hàng hóa
B. Được bảo hiểm kể từ khi hàng đã qua lan can
C. Có
D. Không được, vì những chi phí này không có trong giá trị bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu
-
Câu 2:
Thế nào là tổn thất chung trong bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu:
A. Là sự hi sinh quyền lợi của chủ tàu hay một số ít chủ hàng do hành động tổn thất chung gây ra nhằm cứu vãn quyền lợi của tất cả các chủ hàng, chủ tàu trên hành trình khi gặp nạn
B. Là sự đóng góp của tất cả chủ hàng trên tàu để bảo vệ an toàn quyền lợi chung
C. Là tổn thất liên quan đến mọi chủ hàng trên tàu
D. Là tổn thất của tàu trên hành trình được phân bổ cho mọi chủ hàng
-
Câu 3:
Hiện nay có các loại hợp đồng bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu nào?
A. Hợp đồng toàn diện hàng xuất nhập khẩu
B. Hợp đồng chuyến và hợp đồng bao
C. Hợp đồng khoán gọn
D. Hợp đồng riêng và hợp đồng chung
-
Câu 4:
STBH của hàng hóa xuất nhập khẩu là gì?
A. Là giá trị CIF của hàng hóa và các chi phí hợp lý khác
B. Là số tiền đăng ký bảo hiểm dựa trên cơ sở giá trị của bảo hiểm, tối đa nó bằng giá trị bảo hiểm của hàng hóa
C. Là giá trị FOB hoặc giá trị CIF của hàng hóa
D. Là giá trị hàng hóa cộng chi phí vận tải cộng lãi ước tính
-
Câu 5:
Xe cơ giới muốn được tham gia bảo hiểm phải có điều kiện gì?
A. Phải có động cơ, di chuyển trên đất liền theo các hướng tiến, lùi, quay, dừng và có phanh an toàn
B. Phải được gắn với động cơ và có giấy kiểm định an toàn kỹ thuật
C. Phải có động cơ và tự di chuyển được trên đất liền
D. Phải được gắn với động cơ, phải có chỗ ngồi cho người điều khiển, phải di chuyển trên đất liền không cần đường dẫn
-
Câu 6:
Trong các tổng thành sau, thì tổng thành nào được doanh nghiệp bảo hiểm nhận bảo hiểm: tổng thành động cơ, tổng thành hộp số, tổng thành trục trước, tổng thành trục sau, tổng thành hệ thống lái, tổng thành lốp, tổng thành thân vỏ:
A. tổng thành thân vỏ
B. tổng thành động cơ
C. tổng thành hệ thống lái
D. tất cả các tổng thành
-
Câu 7:
Một chiếc xe oto đăng ký bảo hiểm tại Hà Nội, đã bị tai nạn tại tỉnh Hòa Bình, chủ xe yêu cầu được đưa về HN để sửa chữa. Vậy tiền thuê kéo xe về HN có được nhà bảo hiểm trả không:
A. Không, nếu tại Hòa Bình cũng có xưởng sửa chữa xe oto loại đó
B. Chỉ thanh toán những xe đặc chủng
C. Không thanh toán
D. Có, sau khi thỏa thuận về nơi sửa xe với nhà bảo hiểm
-
Câu 8:
Những thiệt hại nào dưới đây không được doanh nghiệp BH bồi thường trong BHTNDSCXCG với người thứ 3? Chọn câu trả lời đúng nhất?
A. Giấy tờ có giá trị như tiền
B. Giảm giá trị thương mại và thiệt hại do sử dụng và khai thác tài sản bị thiệt hại
C. Giảm giá trị thương mại, thiệt hại do việc sử dụng và khai thác tài sản bị thiệt hại, tài sản bị mất cắp hoặc bị cướp trong tai nạn. Vàng bạc, đá quý, tiền, các loại giấy tờ có giá trị như tiền, đồ cổ tranh ảnh quý, thi hài, hài cốt
D. Tiền bị mất cắp, trộm, cướp trong tai nạn...
-
Câu 9:
Nếu người gây thiệt hại không có lỗi thì có phát sinh TNDS không?
A. Phải căn cứ vào biên bản xác nhận và phân định lỗi của cảnh sát giao thông mới kết luận được có phát sinh TNDS hay không
B. Không phát sinh TNDS thì có thể bồi thường nhân đạo cho nạn nhân
C. Có
D. Không
-
Câu 10:
Trong hợp đồng BH TNDS hình thức bảo hiểm có giới hạn, nhà bảo hiểm có thể giới hạn số người được bồi thường trong mỗi vụ tai nạn được không?
A. Không
B. Có
C. Chỉ có thể giới hạn số lượng nạn nhân đã đăng ký là người ngồi trên xe và hành khách trên xe
D. Chỉ có thể giới hạn số tiền bồi thường tối đa cho mỗi nạn nhân/ vụ tai nạn
-
Câu 11:
Khi chủ xe gây ra tai nạn cho NT3 nhưng không thừa nhận lỗi thì nhà bảo hiểm có bồi thường cho NT3 bị thiệt hại không?
A. Việc xác định lỗi phải do cơ quan cảnh sát giao thông xác nhận và phân định
B. Trường hợp chủ xe không có lỗi , nhà bảo hiểm có thể phải bồi thường nhân đạo và do tòa án phán quyết sau khi thương lượng không thành
C. Có
D. Không
-
Câu 12:
Một đối tượng con người có thể đồng thời tham gia nhiều hợp đồng bảo hiểm con người với nhiều công ty bảo hiểm khác nhau không?
A. Có
B. Không
C. Có thể được nhưng phải tham gia cùng loại hình bảo hiểm và cùng rủi ro
D. Có thể tham gia nhưng khi bồi thường có thể quyền lợi sẽ không giống nhau do sự khác biệt của các điều kiện bảo hiểm và rủi ro
-
Câu 13:
Mục đích của việc giám định trong công tác bồi thường của bảo hiểm là gì?
A. Xác định chính xác tổn thất thực tế
B. Xác định nguyên nhân, mức độ tổn thất của đối tượng bảo hiểm
C. Loại trừ gian lận trong bảo hiểm
D. Làm căn cứ pháp lý để trả tiền bảo hiểm
-
Câu 14:
Theo quy định của pháp luật hiện hành ở VN, các chủ xe cơ giới bắt buộc phải tham gia bảo hiểm nào?
A. Cả bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới và bảo hiểm vật chất xe cơ giới
B. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3
C. Bảo hiểm tự nguyện vật chất xe cơ giới và trách nhiệm dân sự cho người ngồi trên xe
D. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự cho hành khách trên xe
-
Câu 15:
Khi xe tham gia giao thông, thì trách nhiệm của chủ xe đối với NT3 bị nạn khác với trách nhiệm của nhà bảo hiểm như thế nào?
A. Chủ xe bồi thường theo mức trách nhiệm được bảo hiểm, còn lại do doanh nghiệp có trách nhiệm bồi thường
B. Như nhau vì cùng phải chịu trách nhiệm đối với thiệt hại của người thứ ba bị nạn
C. Trách nhiệm của chủ xe đối với người thứ ba là trách nhiệm ngoài hợp đồng của chủ sở hữu, còn trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm đối với chủ xe tham gia bảo hiểm là trách nhiệm trong hợp đồng bảo hiểm mà đối tượng của hợp đồng chính là trách nhiệm đền bù của chủ xe đối với thiệt hại của người thứ ba
D. Doanh nghiệp bảo hiểm thương lượng bồi thường theo mức trách nhiệm cho người bị nạn, còn lại do chủ xe thương lượng tiếp
-
Câu 16:
BHXH VN đảm bảo trợ cấp nào cho người lao động tham gia BHXH?
A. Trợ cấp chăm sóc sức khỏe, ốm đau, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hưu trí, tử tuất
B. Ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất, thất nghiệp
C. Ốm đau, thai sản, bệnh nghề nghiệp, tử tuất và trợ cấp tuổi già
D. Trợ cấp ốm đau, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tuổi già,tử tuất, thai sản
-
Câu 17:
Nguyên tắc trả tiền trong BH nhân thọ là gì?
A. Tuổi thọ
B. Không vi phạm những rủi ro bị loại trừ
C. Nguyên tắc khoán
D. Cam kết của cả 2 bên bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm đối với những quy tắc cụ thể của hợp đồng BH
-
Câu 18:
Trong bảo hiểm trách nhiệm dân sự, doanh nghiệp BH không bồi thường cho người thứ 3 những thiệt hại do bị mất tiền mặt, các vật dụng cá nhân, nhưng chủ xe cơ giới có phải bồi thường những thiệt hại đó cho người thứ ba không?
A. Có, sau khi có giám định thiệt hại được chủ xe chấp thuận
B. Có
C. Không
D. Có sau khi thương lượng với người thứ ba
-
Câu 19:
BHYT không thanh toán chi phí đối với các bệnh tật bẩm sinh, vì sao?
A. Vì những bệnh đó sẽ làm ảnh hưởng tới sức khỏe của người tham gia BHYT, không phân định được ranh giới giữa các bệnh có sẵn và mới phát sinh
B. Vì việc phân định ảnh hưởng của bệnh bẩm sinh với các bệnh khác mắc phải sau này còn khó khăn
C. Vì là những rủi ro có sẵn
D. Vì bệnh tật bẩm sinh có trước khi mua BHYT
-
Câu 20:
Quỹ BHYT chi trả chi phí khám chữa bệnh ngoại trú và nội trú trong trường hợp nào?
A. Khám bệnh, chuẩn đoán và điều trị, xét nghiệm, chiếu chụp X quang, thăm dò chức năng, thuốc trong danh mục theo quy định của Bộ y tế,máu, dịch truyền, sử dụng vật tư thiết bị y tế và giường bệnh
B. Khám bệnh, chuẩn đoán và điều trị, xét nghiệm, chiếu chụp X quang, sử dụng vật tư thiết bị y tế, giường bệnh, loại trừ những thủ thuật mới không có trong danh mục quy định của BHYT
C. Xét nghiệm, chiếu chụp X quang và thăm dò chức năng
D. Khám chữa bệnh, thăm dò chức năng, thuốc trong danh mục quy định của Bộ y tế,loại trừ phẫu thuật thay van tim
-
Câu 21:
Tiền lương để tính chi BHXH bao gồm những khoản phụ cấp nào?
A. Lương phụ cấp, phụ cấp thâm niên, chức vụ dân cư, chênh lệch hệ số bảo lưu, phụ cấp xe máy, ăn trưa, tiền lương năng suất
B. Lương cấp bậc, các phụ cấp theo chế độ dài hạn, thâm niên, phụ cấp chức vụ, phụ cấp đắt đỏ, phụ cấp độc hại, phụ cấp hầm lò
C. Lương cấp bậc, phụ cấp, hợp đồng, thâm niên, chức vụ dân cư, chênh lệch hệ số bảo lưu, phụ cấp chức vụ, phụ cấp khu vực, phụ cấp đắt đỏ
D. Lương cấp bậc, các phụ cấp được tính, ăn trưa nếu là công nhân sản xuất trực tiếp, phụ cấp gia đình nếu là người công tác tại hải đảo
-
Câu 22:
STBH trong hợp đồng BH con người được xác định trên căn cứ nào?
A. Khả năng tài chính của người tham gia bảo hiểm
B. Trị giá bảo hiểm của người được bảo hiểm đăng ký
C. Mức trả tiền bảo hiểm do người tham gia bảo hiểm ấn định trước
D. Khả năng tài chính và phạm vi rủi ro loại trừ do người mua bảo hiểm lựa chọn
-
Câu 23:
Người lao động làm việc trong cơ sở sử dụng dưới 10 lao động có thuộc diện phải đóng BHYT bắt buộc không?
A. Không
B. Có
C. Nếu chưa có điều kiện mua loại hình bắt buộc, cần mua loại tự nguyện để đảm bảo quyền lợi người lao động
D. Có thể mua loại hình bắt buộ
-
Câu 24:
Người có thẻ BHYT khi đi khám chữa bệnh có thể tự chọn thầy thuốc, chọn buồng bệnh viện, chọn cơ sở khám chữa bệnh theo ý muốn của mình được không?
A. Được lựa chọn, nhưng phần chi phí chênh lệch tăng thêm ( nếu có) phải tự chịu
B. Được lựa chọn cơ sở khám chữa bệnh trước khi đăng ký nơi khám chữa bệnh
C. Không
D. Được lựa chọn theo điều kiện của loại hình BHYT tự nguyện
-
Câu 25:
BHYT và BHXH cùng đảm bảo cho rủi ro nào?
A. Rủi ro về sinh mạng sức khỏe và tài chính cho người lao động
B. Rủi ro về tuổi thọ con người
C. Rủi ro về con người
D. Rủi ro về tài chính khi không may bị tai nạn lao động hoặc ốm đau gây nên
-
Câu 26:
Hợp đồng bảo hiểm hàng hải mang tính chất trung tín (contract of good faith), nếu một bên không trung thực tối đa thì bên kia có quyền hủy hợp đồng đó. Nó thể hiện, ví dụ, khi ký hợp đồng mà:
A. đối tượng không bị tổn thất.
B. đối tượng còn nguyên vẹn.
C. đối tượng không tồn tại.
D. đối tượng đang tồn tại.
-
Câu 27:
Trong bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu, để một lô hàng hóa được bảo hiểm và bồi thường khi có tổn thất thì:
A. phải có Hợp đồng bảo hiểm bao, dù hợp đồng đó được ký sau tổn thất.
B. phải có Hợp đồng bảo hiểm, Giấy chứng nhận bảo hiểm không thay thế.
C. phải có Hợp đồng bảo hiểm hoặc Giấy chứng nhận bảo hiểm hợp lệ.
D. phải có Hợp đồng bảo hiểm có đủ chữ ký bên mua, bên bán và vận tải.
-
Câu 28:
Trong khái niệm Giá trị bảo hiểm và Số tiền bảo hiểm cần lưu ý:
A. Giá trị bảo hiểm bao giờ cũng phải nhỏ hơn Số tiền bảo hiểm.
B. Giá trị bảo hiểm bao giờ cũng phải bằng Số tiền bảo hiểm.
C. Giá trị bảo hiểm bao giờ cũng phải lớn hơn Số tiền bảo hiểm.
D. Giá trị bảo hiểm và Số tiền bảo hiểm có khi là một có khi không.
-
Câu 29:
Trong bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu tồn tại loại hợp đồng chuyến (Voyage Policy) và hợp đồng bao (Open Policy/Open Cover). Hợp đồng chuyến được hiểu là hợp đồng bảo hiểm hàng hóa có sự thỏa thuận rằng:
A. nó có giá trị cho vài chuyến liên tục
B. chỉ có giá trị cho 2 chuyến khứ hồi
C. nó là HĐ cho nhiều lô trong 1 chuyến
D. nó có giá trị trong 1 chuyến hàng
-
Câu 30:
Hãy điền vào chỗ trống câu/những câu sau đây bằng ý đúng: "Công ty Tiên phong nhập khẩu hàng với giá FOB là 23393 US$, Công ty Hùng Vương nhập khẩu hàng cùng loại với giá FCA là 22223.35 và Công ty Việt Tiến nhập theo điều kiện CFR là 23574 US$. Giá cước thuê tàu trên thị trường khoảng 181 US$. Tỷ lệ phí bảo hiểm áp dụng cho loại hàng này là 0.5 % áp dụng như nhau cho cả 3 công ty, mua trên giá vốn chưa tính lãi. Vậy, ba công ty này mua bảo hiểm của Bảo Việt với số tiền:
A. là 132.68 US$
B. là 114.91 US$
C. là 118.46 US$
D. là 130.31 US$