550+ Câu trắc nghiệm Dịch tễ học
Sưu tầm hơn 550+ Câu trắc nghiệm Dịch tễ học (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức về quá trình dịch, công tác phòng chống dịch, bệnh thương hàn, bệnh viêm gan, nguyên lý phòng chống dịch, Vacxin-huyết thanh,... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (40 câu/60 phút)
-
Câu 1:
Biện pháp tác động vào nguồn lây để phòng bệnh lây qua da, niêm mạc do súc vật truyền sang người là:
A. Diệt súc vật mắc bệnh hoặc cách ly, điều trị
B. Hạn chế tiếp xúc với súc vật ốm
C. Xử lý nguồn nước ô nhiễm chất thải súc vật
D. Vệ sinh chuồng trại
-
Câu 2:
Bệnh nhiểm trùng truyền từ động vật sang người, trong một số trường hợp có thể biến thành dịch lớn là do:
A. Đến lượt người bệnh trở nên nguồn truyền nhiểm hoạt động
B. Mức độ miễn dịch tập thể của cộng đồng thấp, và có nhiều người bị lây bệnh từ động vật
C. Cơ chế truyền nhiễm dễ dàng hơn khi bệnh xảy ra ở người
D. Do biến động của yếu tố tự nhiên tạo thuận lợi cho tác nhân phát triển mạnh
-
Câu 3:
Một hiện tượng sức khỏe xảy ra bị giới hạn bởi thời gian, và bị giới hạn bởi không gian là:
A. Dịch;
B. Đại dịch
C. Dịch địa phương;
D. Dịch nhiễm trùng;
-
Câu 4:
Trong việc kiểm soát bệnh nhiễm trùng, điều trị người bệnh và nguời mang trùng là dự phòng cấp 3.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 5:
Vẽ bản đồ sự tiến triển của vụ dịch thường có thể chỉ ra được ổ chứa vi trùng hoặc nguồn truyền nhiễm.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 6:
Đối tượng nào sau đây được chỉ định tiêm vaccin phòng dại sau khi bị súc vật dại cắn:
A. Phụ nữ có thai hoặc cho con bú
B. Mọi người bị súc vật dại cắn
C. Thanh thiếu niên
D. Người già
-
Câu 7:
Một nghiên cứu thuần tập trong 12 năm nhằm đánh giá nguy cơ của hút thuốc lá với bệnh tim mạch người ta thấy tỷ lệ xảy ra cơn đau thắt ngực ở những người hút thuốc lá cao gấp 1,6 lần những người không hút thuốc lá. Chỉ số dùng để đo lường tỷ lệ mắc bệnh xảy ra là:
A. Tỷ suất hiện mắc
B. Tỷ suất mắc bệnh được chuẩn hóa
C. Tỷ lệ chết xác định theo tuổi
D. Tỷ suất mới mắc
-
Câu 8:
Hiệu lực vaccine thường được đánh giá với:
A. Vaccin lao.
B. Vaccin bại liệt.
C. Vaccin bạch hầu, ho gà, uốn ván.
D. Vaccin sởi.
-
Câu 9:
Đối với bệnh nhiễm trùng ở người, trong số những tác nhân liệt kê sau đây, tác nhân có khả năng lây lan thấp hơn cả là:
A. Trực khuẩn lao
B. Trực khuẩn thương hàn
C. Nảo mô cầu
D. Virus dại
-
Câu 10:
Một nghiên cứu liên quan tới một vụ dịch ỉa chảy nêu rằng: 85% số người bị bệnh đã ăn tại nhà hàng A; 15% ăn tại nhà hàng B; 55% ăn tại nhà hàng C; 95% số bệnh nhân đó đã uống nước tại nhà hàng D. Kết luận nào sau đây sẽ hợp lý hơn cả:
A. Nguồn nhiễm trùng là từ nhà hàng A vì đa số bệnh nhân đã ăn tại đây;
B. Nguồn nhiễm trùng không phải từ nhà hàng B vì chỉ có một tỷ lệ nhỏ bệnh nhân ăn tại đây;
C. Nguồn nhiễm trùng là từ nhà hàng D vì gần như tất cả bệnh nhân đều uống nước tại đây;
D. Không rút ra được kết luận nào cả vì không có sự so sánh giữa các đối tượng phơi nhiễm và không phơi nhiễm.
-
Câu 11:
Ở Việt Nam, loài phụ truyền bệnh sốt xuất huyết dengue là muỗi:
A. Aedes aegypti
B. Aedes albopictus
C. Anopheles
D. Aedes nevius
-
Câu 12:
Nguồn truyền nhiễm của HIV là:
A. Người nghiện chích ma túy
B. Gái mại dâm
C. Máu có HIV (+)
D. Người nhiễm HIV và bệnh nhân AIDS
-
Câu 13:
Độc tính của tác nhân quyết định mức độ lan tràn của vụ dịch:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 14:
Để đo độ mạnh của sự kết hợp nhân quả, phải dựa vào:
A. Thời kỳ ủ bệnh;
B. Tỷ lệ mới mắc bệnh trong quần thể
C. Tỷ lệ hiện đang phơi nhiễm với yếu tố nghiên cứu;
D. Nguy cơ tương đối;
-
Câu 15:
OMS đã sử dụng mẫu PPS để đánh giá tỷ lệ tiêm chủng trong chương trình tiêm chủng mở rộng ở Việt Nam vì:
A. Loại mẫu này tốn ít thời gian nhất;
B. Loại mẫu này là đại diện tốt nhất cho quần thể
C. Loại mẫu này dễ áp dụng nhất;
D. Loại mẫu này là hiệu quả nhất, khi xét về độ chính xác / giá thành.
-
Câu 16:
Tỷ lệ hiện mắc quan sát tăng lên khi:
A. Kéo dài thời gian bị bệnh;
B. Tỷ lệ tử vong cao;
C. Giảm số mới mắc;
D. Sự tới của người khỏe;
-
Câu 17:
Ưu điểm của hệ thống giám sát chủ động là:
A. Số liệu thu được chính xác
B. Giá thành rẻ
C. Áp dụng cho tất cả mọi loại bệnh
D. Chỉ áp dụng cho một số bệnh nhất định
-
Câu 18:
Một số bệnh, tỷ lệ mắc có khác nhau giữa nam và nữ, nói chung là có liên quan đến:
A. Tuổi;
B. Tính chất sinh học của giới tính;
C. Mức kinh tế xã hội;
D. Chủng tộc;
-
Câu 19:
Xem xét tình trạng tiêm chủng của trẻ dựa vào:
A. Sẹo tiêm chủng lao.
B. Phiếu tiêm chủng của trẻ.
C. Hỏi bà mẹ hoặc gia đình.
D. Sẹo, sổ sách, phiếu tiêm chủng, nếu cần hỏi bà mẹ hoặc gia đình.
-
Câu 20:
Biện pháp tác động vào nguồn lây để phòng chống bệnh dại là:
A. Tiêm huyết thanh kháng dại cho súc vật
B. Dùng kháng sinh cho người bị chó cắn
C. Diệt súc vật bị dại
D. Nhốt súc vật bị dại vào chuồng riêng
-
Câu 21:
Ứng dụng chính của giám sát dịch tễ học là:
A. Xác định vụ dịch và đảm bảo những hành động có hiệu quả để kiểm soát bệnh được tiến hành
B. Theo dõi việc tiến hành 1 chương trình
C. Hỗ trợ cho việc can thiệp
D. Xác định nhóm bị bệnh.
-
Câu 22:
Chức năng của hệ thống giám sát là:
A. Thu thập các dữ kiện dịch tễ học
B. Điều trị bệnh
C. Thu thập và diễn giải dữ kiện dịch tễ học
D. Cách ly bệnh nhân
-
Câu 23:
Ca nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện ở Việt Nam vào năm:
A. 1982
B. 1985
C. 1987
D. 1990
-
Câu 24:
Một phụ nữ được tiêm 1 mũi uốn ván, như vậy sẽ được miễn dịch với bệnh uốn ván:
A. Không có miễn dịch
B. 3 năm
C. 5 năm
D. 10 năm
-
Câu 25:
Nhiễm HIV ở phụ nữ:
A. Đa số phụ nữ nhiễm HIV là những người mắc bệnh lây qua đường tình dục
B. Trong tương lai có thể dự đoán tỷ lệ nhiễm HIV ở nữ sẽ giảm nhiều
C. Số nữ bị lây nhiễm HIV từ nam vẫn ít hơn số nam bị lây nhiễm từ nữ
D. Số phụ nữ nhiễm HIV hiện nay vẫn thấp hơn nam giới
-
Câu 26:
Những người có thể mắc các bệnh lây qua đường máu là:
A. Nhân viên y tế
B. Phụ nữ
C. Trẻ em
D. Tất cả mọi người
-
Câu 27:
Việc điều trị trong Dịch tễ học là:
A. Điều trị cho một người bệnh bằng phác đồ
B. Một chương trình y tế can thiệp, giám sát, thanh toán bệnh hàng loạt/cộng đồng;
C. Một chương trình nâng cao sức khỏe;
D. Chương trình nước sạch;
-
Câu 28:
Khi có dịch tả xảy ra có thể dùng kháng sinh để phòng bệnh cho mọi người trong vùng có dịch.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 29:
Thử nghiệm ngẫu nhiên đồng nghĩa với nghiên cứu:
A. Nghiên cứu tương quan;
B. Nghiên cứu tỷ lệ hiện mắc;
C. Nghiên cứu hồi cứu;
D. Thử nghiệm lâm sàng;
-
Câu 30:
Biện pháp phòng bệnh tả, lỵ, thương hàn có hiệu quả nhất là sử dụng vaccin.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 31:
Biện pháp chủ yếu để phòng bệnh sốt xuất huyết dengue khi chưa có dịch là:
A. Theo dõi các trường hợp sốt
B. Tuyên truyền, giáo dục cho cộng đồng cách phòng bệnh.
C. Diệt muỗi và loại trừ ổ bọ gậy muỗi
D. Ngủ phải nằm màn
-
Câu 32:
Định nghĩa DTH của R.R. Neutra(1978): “ DTH là một khoa học khảo sát hoặc một ..........”
A. Kỹ thuật đặc biệt;
B. Loại thống kê ứng dụng;
C. Phương pháp luận
D. Công cụ thu thập thông tin;
-
Câu 33:
hụ nữ nhiễm HIV/AIDS:
A. Không nên có con vì đây là bệnh di truyền, con có thể mắc từ mẹ HIV(+).
B. Vẫn có thể sinh con nhưng con sau khi sinh ra phải cách ly khỏi mẹ để tránh lây cho con
C. Không nên có thai vì HIV từ mẹ có thể xâm nhập vào con qua nhau thai
D. Không nên có thai vì HIV từ mẹ có thể xâm nhập vào con qua nhau thai, trong khi đẻ và qua bú mẹ.
-
Câu 34:
Nguy cơ mắc bệnh có thể được đo lường bằng:
A. Tỷ suất mới mắc
B. Tỷ suất mới mắc nhân với thời gian trung bình của bệnh
C. Tỷ suất hiện mắc
D. Tỷ xuất hiện mắc nhân với thời gian trung bình của bệnh
-
Câu 35:
Khung mẫu cần thiết của mẫu ngẫu nhiên đơn là:
A. Danh sách toàn bộ các cá thể của quần thể đích;
B. Danh sách các đối tượng nghiên cứu;
C. Danh sách toàn bộ các cụm của quần thể đích;
D. Tổng số các cụm của quần thể đích;
-
Câu 36:
Nghiên cứu về tai nạn giao thông ở một nước đã nêu ra các số liệu sau: 61% số vụ tai nạn liên quan tới những lái xe đã có bằng lái trên 10 năm, 22% số vụ tai nạn liên quan tới những lái xe đã có bằng lái từ 6 -10 năm, và 17% còn lại liên quan tới những lái xe có bằng lái dưới 6 năm, và nhà chức trách đã nói rằng: Càng nhiều năm kinh nghiệm càng làm cho người lái xe chủ quan, bắt cẩn. Điều nào dưới đây nêu rõ nhất lời nói trên là không đúng:
A. Các tỷ lệ chưa được chuẩn hóa theo tuổi;
B. Số liệu trên chưa đầy đủ vì có những vụ tai nạn chưa được ghi nhận;
C. Phải làm một so sánh với những người lái xe không liên quan tới tai nạn;
D. Chưa có test thống kê;
-
Câu 37:
Tiêm chủng vaccine được thực hiện đầu tiên bởi:
A. Pasteur.
B. Jenner.
C. Koch
D. Yersin.
-
Câu 38:
Sau khi mắc bệnh sốt xuất huyết dengue, người khỏi bệnh còn mang virus dengue trong một thời gian.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 39:
Một trong những nguyên nhân của ung thư khí phế quản là:
A. Phơi nhiễm với các chất gây ung thư;
B. Nghiện rượu;
C. Viêm phổi trước đây;
D. Phơi nhiễm nghề nghiệp;
-
Câu 40:
Đối với các bệnh lây qua đường tiêu hóa thì nguồn truyền nhiễm nguy hiểm là:
A. Người bệnh ở thời kỳ phát bệnh.
B. Người khỏi bệnh mang trùng.
C. Người lanh mang trùng.
D. Người mang trùng mạn tính.