550 câu hỏi trắc nghiệm Thương mại quốc tế
tracnghiem.net chia sẻ 550 câu trắc nghiệm Thương mại quốc tế có đáp án đi kèm dành cho các bạn sinh viên khối ngành Thương mại, giúp các bạn có thêm tư liệu tham khảo, ôn tập và hệ thống kiến thức chuẩn bị cho kì thi kết thúc học phần sắp diễn ra. Bộ câu hỏi bao gồm các vấn đề liên quan về thương mại như: Quản trị tác nghiệp thương mại quốc tế, marketing quốc tế, quản trị tài chính quốc tế... Để việc ôn tập trở nên dễ dàng hơn, các bạn có thể ôn tập theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Ngoài ra còn có mục "Thi thử" giúp các bạn có thể hệ thống được tất cả các kiến thức đã được ôn tập trước đó. Nhanh tay cùng nhau tham khảo bộ trắc nghiệm "Siêu Hot" này nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Mức độ bảo hộ thực tế là?
A. Tỉ lệ giữa thuế quan với phần giá trị gia tăng nội địa
B. Tỉ lệ phần trăm giữa thuế quan danh nghĩa với phần giá trị gia tăng nội địa
C. Là phần trăm giữa thuế quan danh nghĩa với phần giá trị gia tăng nội địa
D. Tất cả đều sai
-
Câu 2:
Hệ thống tiền tệ quốc tế 2 được xây dựng trên cơ sở?
A. Chế độ bản vị vàng
B. Chế độ bản vị USD vàng
C. Chế độ bản vị vàng hối đoái
D. Tất cả đều sai
-
Câu 3:
Các thành viên tham gia thị trường ngoại hối?
A. Các ngân hàng, các nhà môi giới, các doanh nghiệp và các cá nhân
B. Các ngân hàng, các doanh nghiệp, các công ty xuyên quốc gia và các doanh nghiệp
C. Các các công ty xuyên quốc gia và các doanh nghiệp
D. Cả A và C
-
Câu 4:
Nhiều người tham gia vào thị trường ngoại hối và các nhà đầu cơ cho rằng đồng USD sẽ giảm giá trong thời gian tới trong điều kiện các nhân tố khác không đổi thì tỷ giá hối đoái sẽ?
A. Giảm xuống
B. Tăng lên
C. Không thay đổi
D. Tất cả đều sai
-
Câu 5:
Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN ra đời với những mục tiêu cơ bản là:
A. Tự do hoá thương mại và thu hút đầu tư nước ngoài
B. Tự do hoá thương mại và mở rộng quan hệ thương mại với các nước ngoài khu vực
C. Tự do hoá thương mại, thu hút vốn đầu tư nước ngoài và mở rộng quan hệ thương mại với các nuớc ngoài khu vực
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 6:
Nguyên tắc hoạt động của tổ chức thưong mại thế giới (WTO) là?
A. Không phân biệt đối xử
B. Thương mại phải ngày càng được tự do hơn thông qua đàm phán
C. Dễ dự đoán, tạo ra môi trường cạnh tranh ngày càng bình đẳng và dành cho các thành viên đang phát triển một số ưu đãi
D. Cả A và C
-
Câu 7:
Trong điều kiện chính Phủ tăng lãi suất thì?
A. Lượng tiền trong lưu thông tăng
B. Lượng tiền trong lưu thông giảm
C. Lượng tiền trong lưu thông không thay đổi
D. Không có ý kiến nào đúng
-
Câu 8:
Tăng lãi suất tiền gửi ở Mỹ so với Việt Nam thì tỉ giá hối đoái giữa USD và VND sẽ?
A. Tăng lên
B. Giảm xuống
C. Không thay đổi
D. Ý kiến khác
-
Câu 9:
Nếu tỉ lệ lạm phát của Mỹ tăng lên so với tỷ lệ lạm phát của Việt Nam thì tỷ giá hối đoái sẽ?
A. Giảm xuống
B. Tăng lên
C. Không thay đổi
D. Ý kiến khác
-
Câu 10:
Mục tiêu của bảo hộ mậu dịch là?
A. Bảo vệ thị trường nội địa trước sự thâm nhập ngày càng mạnh mẽ của các luồng hàng hoá từ bên ngoài
B. Bảo vệ lợi ích quốc gia
C. Cả A và B
D. Không có ý nào đúng
-
Câu 11:
Đầu cơ là hoạt động kinh doanh ngoại tệ dựa trên sự thay đổi của
A. Tỷ giá hối đoái
B. Lãi suất
C. Tỷ giá
D. Không có ý kiến nào đúng
-
Câu 12:
Toàn cầu hoá là gì?
A. Là sự gia tăng mức độ phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế của các quốc gia kết quả là hình thành nên một nền kinh tế toàn cầu
B. Là quá trình loại bỏ sự phân tách, cách biệt về biên giới lãnh thổ giữa các quốc gia
C. Là quá trình loại bỏ sự phân đoạn thị trường để đi đến một thị trường toàn cầu
D. Cả B và C
-
Câu 13:
Sự khác nhau cơ bản giữa tái xuất khẩu và chuyển khẩu là?
A. Tái xuất khẩu có xảy ra hiện tượng mua và bán ở nước trung gian, còn chuyển khẩu thì không có hiện tượng này
B. Trong quá trình tái xuất khẩu, hàng hoá không đươc phép gia công, chế biến tại nước trung gian. Đối với chuyển khẩu có xuất hiện thêm dịch vụ vận tải, lưu kho.
C. Tái xuất khẩu là hoạt động mà hàng hoá được chuyển từ một nước sang nước trung gian, qua gia công, chế biến, sau đó được chuyển sang nước thứ ba. Còn chuyển khẩu la hoạt động mà hàng hoá được chuyển từ một nước sang nước trung gian, không qua gia công chế biến nhưng xuất hiện thêm dịch vụ vận tải lưu kho.
D. Cả A và C
-
Câu 14:
Có số liệu sau: Chỉ tiêu Quốc gia 1 Quốc gia 2; Mặt hàng X(sp/h) 6 1; Mặt hàng Y(sp/h) 4 5; Tỷ lệ trao đổi của từng quốc gia theo lợi thế tuyệt đối là?
A. 1/5 <X/Y< 6/4
B. 4/5 <X/Y <6/1
C. 1/6 <X/Y <5/4
D. 4/6 <X/Y< 5/1
-
Câu 15:
Đặc điểm của tự do hoá thương mại là?
A. Các quốc gia tự do tham gia vào thị trường mà không có bất cứ một rào cản nào cả
B. Vai trò của Nhà nước hầu như bằng không
C. Nhà nước giảm thiểu những trở ngại trong hàng rào thuế quan và phi thuế quan
D. Là quá trình loại bỏ sự phân tách, cách biệt về biên giới lãnh thổ giữa các quốc gia
-
Câu 16:
Trong các nhân tố sau, nhân tố nào có ảnh hưởng mạnh nhất đến tỷ giá hối đoái?
A. Mức chênh lệch lạm phát giữa các quốc gia
B. Sự can thiệp của chính phủ
C. Mức độ tăng giảm thu nhập quốc dân giữa các quốc gia
D. Mức chênh lệch lãi suất giữa các quốc gia
-
Câu 17:
Tỷ giá hối đoái giữa 2 quốc gia là?
A. Hệ số chuyển đổi giữa 2 đồng tiền của 2 quốc gia đó
B. Là giá cả của một đơn vị tiền tệ này được biểu hiện qua đơn vị tiền tệ của nước khác
C. Sự tương quan giữa các đồng tiền được xây dựng dụa trên cơ sở sức mua đối ngoại của chúng và một loạt các yếu tố khác
D. Cả B và C
-
Câu 18:
Các công cụ chủ yếu trong thương mại quốc tế?
A. Thuế quan và hạn ngạch
B. Hạn chế xuất khẩu tự nguyên công nghệ và trợ cấp xuất khẩu
C. Những quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật
D. Cả A và C
-
Câu 19:
Vấn đề lớn nhất được đưa ra trong việc hoạch định những giải pháp phát triển kinh tế đối ngoại ở nước ta hiện nay là?
A. Cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực
B. Môi trường chính trị – xã hội
C. Luật pháp – chính sách
D. Môi trường kinh tế
-
Câu 20:
Khó khăn và thách thức lớn nhất trong tư do hoá thương mại ở Việt Nam hiện nay là?
A. Cơ sở hạ tầng
B. Sức cạnh tranh của hàng hoá trong nước với hàng hoá nước ngoài
C. Môi trường luật pháp, chính sách
D. Nguồn nhân lực
-
Câu 21:
ODA là tất cả các khoản hỗ trợ không hoàn lại, các khoản vay ưu đãi của chính phủ và các tổ chức nước ngoài dành cho các nước nhận viện trợ?
A. Là một bộ phận của hạng mục thường xuyên
B. Là một bộ phận của tài khoản vốn
C. Là một bộ phận của tải khoản dự trữ quốc gia
D. Không có ý nào trên đây
-
Câu 22:
Cung tiền trong lưu thông của một quốc gia tăng khi?
A. Lãi suất trong nước tăng
B. Lãi suất trong nước giảm
C. Lãi suất thế giới tăng
D. Lãi suất thế giới giảm
-
Câu 23:
Tỉ giá hối đoái của quốc gia A so với quốc gia B tăng nếu?
A. Tỉ lệ lạm phát của quốc gia A cao hơn tỉ lệ lạm phát của quốc gia B
B. Tỉ lệ lạm phát của quốc gia A thấp hơn tỉ lệ lạm phát của quốc gia B
C. Tỉ lệ lạm phát của quốc gia A bằng tỉ lệ lạm phát của quốc gia B
D. Không có ý nào trên đây
-
Câu 24:
Xu hướng chi phối tới hoạt động thương mại quốc tế của các quốc gia là?
A. Bảo hộ mậu dịch
B. Tự do hoá thương mại
C. Cả A và B
D. Cả ba phương án trên đều sai
-
Câu 25:
Các công cụ chủ yếu trong chính sách thương mại quốc tế là?
A. Thuế quan và hạn ngạch
B. Hạn chế xuất khẩu tự nguyện
C. Trợ cấp xuất khẩu
D. Cả ba phương án trên