Đề thi HK2 môn Địa lí 11 năm 2021
Trường THPT Như Xuân
-
Câu 1:
Các nước khu vực Đông Nam Á có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong thời gian qua chủ yếu do đâu?
A. phát triển nông nghiệp hàng hóa.
B. có nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất.
C. đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài.
D. đẩy mạnh xuất khẩu.
-
Câu 2:
Dạng địa hình nào dưới đây là đặc điểm nổi bật nhất về địa hình ở bộ phận Đông Nam Á?
A. Đây là khu vực tập trung nhiều đáo nhất thế giới.
B. Có nhiều thung lũng rộng.
C. Các dãy núi chạy dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam.
D. Đồng bằng châu thổ rộng lớn.
-
Câu 3:
Thành tựu lớn nhất mà ASEAN đạt được cho đến nay là gì?
A. Đảm bảo ổn định, hoà bình, cùng phát triển.
B. Xây dựng khu vực thương mại tự do ASEAN.
C. Hợp tác toàn diện về kinh tế, xã hội, quốc phòng-an ninh.
D. 10/11 quốc gia trong khu vực là thành viên ASEAN.
-
Câu 4:
Cơ sở vững chắc cho sự phát triển kinh tế – xã hội ở mỗi quốc gia cũng như toàn khu vực Đông Nam Á là gì?
A. tạo dựng môi trường hòa bình, ổn định trong khu vực.
B. tăng cường mối quan hệ ngoại giao giữa các nước với nhau.
C. khai thác triệt để nguồn tài nguyên thiên nhiên.
D. thu hút mạnh các nguồn đầu tư nước ngoài.
-
Câu 5:
Sản xuất và lắp ráp ô tô trở thành thế mạnh của các nước?
A. Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a, Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Cam –pu-chia.
B. Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a, Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Lào.
C. Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a, Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Bru-nây.
D. Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a, Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam.
-
Câu 6:
Nguyên nhân cơ bản giúp cho sản phẩm các ngành công nghiệp sản xuất và lắp ráp ô tô, xe máy, thiết bị điện tử,… ở Đông Nam Á có sức cạnh tranhh và trở thành thế mạnh của nhiều nước những năm gần đây là:
A. liên doanh với các hãng nổi tiếng ở nước ngoài.
B. trình độ khoa học kĩ thuật cao.
C. thị trường tiêu thụ rộng lớn.
D. nguồn lao động dồi dào, giá nhân công rẻ.
-
Câu 7:
Đông Nam Á có vị trí địa – chính trị rất quan trọng vì sao?
A. nền kinh tế phát triển mạnh và đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
B. là nơi đông dân nhất thế giới, tập trung nhiều thành phần dân tộc.
C. vị trí cầu nối lục địa Á – Âu với lục địa Ô-xtrây-li-a, nơi các cường quốc cạnh tranh ảnh hưởng.
D. khu vực này tập trung rất nhiều loại khoáng sản.
-
Câu 8:
Mục tiêu nào sau đây là mục tiêu khái quát mà các nước ASEAN cần đạt được?
A. Đoàn kết, hợp tác vì một ASEAN hoà bình, ổn định và cùng phát triển.
B. Xây dựng ASEAN thành một khu vực hoà bình, ổn định, có nền kinh tế, văn hoá phát triển.
C. Thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hoá, giáo dục và tiến bộ xã hội của các nước thành viên.
D. Giải quyết những khác biệt trong nội bộ liên quan đến mối quan hệ giữa ASEAN với các tổ chức quốc tế khác.
-
Câu 9:
Điều kiện tự nhiên nào sau đây thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới ở Đông Nam Á?
A. khí hậu nóng, khô, hệ đất trồng phong phú, mạng lưới sông ngòi dày đặc.
B. khí hậu nóng ẩm, nhiều đồng bằng rộng lớn, nguồn nước ngầm dồi dào.
C. khí hậu nóng khô, nhiều đồng bằng rộng lớn, nguồn nước ngầm dồi dào.
D. khí hậu nóng ẩm, hệ đất trồng phong phú, mạng lưới sông ngòi dày đặc.
-
Câu 10:
Kinh tế Đông Nam Á đang chuyển dịch theo hướng tích cực biểu hiện ở đâu?
A. kinh tế nông nghiệp ngày càng đóng vai trò quan trọng.
B. từ kinh tế nông nghiệp chuyển sang kinh tế công nghiệp, lâm nghiệp.
C. từ kinh tế nông nghiệp chuyển sang kinh tế công nghiệp và dịch vụ.
D. đóng góp lớn cho GDP chủ yếu là dịch vụ.
-
Câu 11:
Nhận xét không đúng về đặc điểm miền Đông Trung Quốc là gì?
A. Nghèo khoáng sản, chỉ có than đá là đáng kể.
B. Từ bắc xuống nam khí hậu chuyển từ ôn đới gió mùa sang cận nhiệt đới gió mùa.
C. Dân cư tập trung đông đúc, nông nghiệp trù phú.
D. Có các đồng bằng châu thổ rộng lớn, đất phù sa màu mỡ.
-
Câu 12:
Sản lượng nông nghiệp của Trung Quốc tăng chủ yếu là do đâu?
A. diện tích đất canh tác đứng đầu thế giới.
B. nhu cầu lớn của đất nước có dân số đông nhất thế giới.
C. có nhiều chính sách, cải cách trong nông nghiệp.
D. thu hút nguồn vốn đầu tư của nước ngoài vào nông nghiệp.
-
Câu 13:
Để thu hút đầu tư và công nghệ của nước ngoài, Trung Quốc đã làm gì?
A. tiến hành tư nhân hóa, thực hiện cơ chế thị trường.
B. thành lập các đặc khu kinh tế, khu chế xuất.
C. xây dựng nhiều thành phố, làng mạc.
D. tiến hành cải cách ruộng đất.
-
Câu 14:
Các ngành công nghiệp ở nông thôn Trung Quốc phát triển dựa trên thế mạnh về đặc điểm nào?
A. lực lượng lao động có trình độ kĩ thuật và nguyên vật liệu sẵn có.
B. lực lượng lao động dồi dào và nguyên vật liệu sẵn có.
C. lực lượng lao động dồi dào và công nghệ sản xuất cao.
D. thị trường tiêu thụ rộng lớn và lao động có chuyên môn trình độ cao.
-
Câu 15:
Chính sách dân số một con của Trung Quốc nhằm mục đích nào?
A. Chăm sóc trẻ em tốt hơn.
B. Giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên.
C. Cân bằng cơ cấu giới tính.
D. Ổn định nền kinh tế.
-
Câu 16:
Mục tiêu chủ yếu của việc thành lập các đặc khu kinh tế, các khu chế xuất của Trung Quốc là gì?
A. thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
B. nâng cao trình độ lao động công nghiệp.
C. nâng cao sức cạnh tranh hàng hóa.
D. giải quyết tình trạng thừa lao động.
-
Câu 17:
Các tài nguyên thiên nhiên nổi bật ở miền Tây Trung Quốc là gì?
A. rừng, đồng cỏ và đất.
B. rừng, đồng cỏ và khoáng sản.
C. đồng cỏ, khoáng sản và nguồn nước.
D. đồng cỏ, khoáng sản và đất.
-
Câu 18:
Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng của Trung Quốc phát triển dựa vào những điều kiện thuận lợi chủ yếu nào sau đây?
A. Cơ sở vật chất kĩ thuật tốt và lao động có kinh nghiệm.
B. Nguồn vốn đầu tư nhiều và cơ sở vật chất kĩ thuật tốt.
C. Thị trường tiêu thụ rộng lớn và nguồn vốn đầu tư nhiều.
D. Nguồn lao động dồi dào và thị trường tiêu thụ rộng lớn.
-
Câu 19:
Các đồng bằng màu mỡ ở phía Nam Trung Quốc là nơi thích hợp để trồng các loại cây là gì?
A. Lúa mì, ngô, củ cải đường.
B. Lúa mì, lúa gạo, chè.
C. Lúa gạo, mía, chè, bông.
D. Lúa gạo, ngô, củ cải đường.
-
Câu 20:
Con sông không đổ về phía Đông Trung Quốc?
A. Trường Giang.
B. Hắc Long Giang (Amur).
C. Hoàng Hà.
D. Mê kông.
-
Câu 21:
Nhật Bản là nước có tốc độ gia tăng dân số hằng năm như thế nào?
A. thấp và đang tăng dần.
B. cao và đang giẩm dần.
C. thấp và đang giảm dần.
D. cao và đang tăng dần.
-
Câu 22:
Nhật Bản nằm ở khu vực nào của châu Á?
A. Đông Nam Á.
B. Nam Á.
C. Đông Á.
D. Bắc Á.
-
Câu 23:
Lúa gạo được trồng nhiều ở phía Nam Nhật Bản do khu vực này có khí hậu ra sao?
A. ôn đới mưa nhiều.
B. cận nhiệt gió mùa.
C. ôn đới gió mùa.
D. chuyển từ cận nhiệt đến ôn đới.
-
Câu 24:
Đảo nào sau đây của Nhật Bản phát triển mạnh công nghiệp nặng, đặc biệt là khai thác than và luyện thép?
A. Kiu-xiu.
B. Hô-cai-đô.
C. Hôn-su.
D. Xi-cô-cư.
-
Câu 25:
Vùng sản xuất nông sản cây ăn quả và củ cải đường chủ yếu của Nhật Bản ở đâu?
A. đảo Xi-cô-cư.
B. đảo Kiu-Xiu.
C. đảo Hô-cai-đô.
D. đảo Hôn-su.
-
Câu 26:
Các hải cảng lớn của Nhật như Cô-bê, I-ô-cô-ha-ma, Tô-ki-ô, Ô-xa-ca đều nằm ở đảo nào?
A. Hô-cai-đô.
B. Hôn-su.
C. Xi-cô-cư.
D. Kiu-xiu.
-
Câu 27:
Trong hoạt động thương mại bạn hàng lớn nhất của Nhật Bản ở đâu?
A. Các nước ASEAN.
B. Các nước châu Phi.
C. Hoa Kì, Trung Quốc, EU.
D. Các nước Mỹ Latinh.
-
Câu 28:
Quần đảo Nhật Bản nằm ở khu vực nào sau đây?
A. Đông Á.
B. Nam Á.
C. Bắc Á.
D. Tây Á.
-
Câu 29:
Hòn đảo có diện tích nhỏ nhất Nhật Bản là gì?
A. Hôn su.
B. Kiu xiu.
C. Hô cai đô.
D. Xi cô cư.
-
Câu 30:
Phát biểu nào sau đây không đúng với nông nghiệp của Nhật Bản?
A. Chiếm tỉ trọng rất lớn trong GDP.
B. Phát triển theo hướng thâm canh.
C. Chú trọng năng suất, chất lượng.
D. Phương pháp chăn nuôi tiên tiến.
-
Câu 31:
Năm 2006, Liên bang Nga đứng đầu thế giới về loại nguyên liệu nào?
A. than.
B. sản lượng khai thác dầu mỏ và khí tự nhiên.
C. bột giấy và xen-lu-lo.
D. điện tử - tin học.
-
Câu 32:
Vùng Viễn Đông của Liên Bang Nga có đặc điểm nổi bật là gì?
A. phát triển đóng tàu, cơ khí, đánh bắt và chế biến hải sản.
B. có dải đất đen phì nhiêu thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.
C. các ngành luyện kim, cơ khí, khai thác và chế biến dầu khí phát triển.
D. một vùng kinh tế có sản lượng lương thực, thực phẩm lớn.
-
Câu 33:
Ranh giới phân chia đồng bằng Đông Âu và đồng bằng Tây Xibia của Liên bang Nga là gì?
A. sông Ê nit xây.
B. sông Vôn -ga.
C. sông Lê na.
D. dãy Ural.
-
Câu 34:
Khoáng sản có trữ lượng lớn nhất thế giới của Liên Bang Nga là gì?
A. quặng sắt, than đá.
B. quặng đồng, bô xít.
C. than đá, dầu mỏ, vàng.
D. khí tự nhiên, quặng sắt, quặng kali.
-
Câu 35:
Các trung tâm công nghiệp của Liên bang Nga không tập trung ở vùng?
A. Đồng bằng Tây Xi-bia.
B. Đồng bằng Đông Âu.
C. Vùng núi già Uran.
D. Vùng Viễn Đông.
-
Câu 36:
Ngành kinh tế nào của Việt Nam gắn liền với sự hợp tác Nga - Việt?
A. Dầu khí.
B. Nông nghiệp.
C. Khai khoáng.
D. Điện tử - tin học.
-
Câu 37:
So với đồng bằng Đông Âu, đồng bằng Tây Xi-bia của Liên bang Nga có điểm khác biệt nào sau đây về tự nhiên?
A. Tập trung nhiều khoáng sản khí tự nhiên hơn.
B. Độ cao trung bình của địa hình lớn hơn nhiều.
C. Đất màu mỡ, thuận lợi cho nông nghiệp hơn.
D. Khí hậu điều hòa, ảnh hưởng của biển rõ rệt hơn.
-
Câu 38:
Ngành chăn nuôi thú có lông quý của Liên bang Nga phân bố chủ yếu ở đâu?
A. đồng bằng Tây Xi-bia.
B. phía nam đất nước.
C. phía bắc đất nước.
D. đồng bằng Đông Âu.
-
Câu 39:
Phía Đông của Liên bang Nga không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, nguyên nhân chủ yếu là do đâu?
A. đất đai kém màu mỡ.
B. địa hình núi và cao nguyên.
C. thiếu nguồn nước cho tưới tiêu.
D. ít dân cư sinh sống.
-
Câu 40:
Tại sao nói Liên Bang Nga đã từng là trụ cột của Liên Bang Xô Viết?
A. Liên Bang Nga là thành viên đóng vai trò chính trong việc tạo dựng Liên Xô trở thành cường quốc.
B. Liên Bang Nga là thành viên có diện tích lớn nhất trong Liên bang Xô viết.
C. Liên Bang Nga có số dân nhất, trình độ học vấn cao nhất trong Liên bang Xô viết.
D. Liên Bang Nga là thành viên có nhiều thành tự trong các ngành khoa học nhất.