Đề thi HK2 môn Địa lí 11 CTST năm 2023-2024
Trường THPT Hoằng Hóa
-
Câu 1:
Nhận định nào sau đây đúng với công nghiệp của Cộng hòa Nam Phi?
A. Quốc gia có nền công nghiệp phát triển ở châu Phi
B. Có đóng góp trên 30% GDP và lao động hoạt động
C. Cơ cấu công nghiệp của CH Nam Phi khá đơn giản
D. Tỉ trọng trong GDP tăng, nhiều mặt hàng xuất khẩu
-
Câu 2:
Nhận định nào sau đây đúng với công nghiệp của Cộng hòa Nam Phi?
A. Nước có nền công nghiệp phát triển nhất châu Phi
B. Có đóng góp trên 30% GDP và lao động hoạt động
C. Cơ cấu công nghiệp của CH Nam Phi khá đơn điệu
D. Tỉ trọng trong GDP giảm, nhiều mặt hàng xuất khẩu
-
Câu 3:
Ngành công nghiệp mũi nhọn của Cộng hòa Nam Phi là gì?
A. Khai khoáng
B. Sản xuất ô tô
C. Thực phẩm
D. Hàng tiêu dùng
-
Câu 4:
Hoạt động khai thác khoáng sản ở Cộng hòa Nam Phi diễn ra chủ yếu ở đâu?
A. Ven biển
B. Phía bắc
C. Phía nam
D. Nội địa
-
Câu 5:
Nhận định nào sau đây không đúng với công nghiệp khai thác khoáng sản ở Cộng hòa Nam Phi?
A. Đóng góp lớn nhất vào GDP của đất nước
B. Tạo ra nhiều việc làm cho người lao động
C. Khai thác nhiều quặng kim loại và than đá
D. Đứng đầu thế giới về khai thác kim cương
-
Câu 6:
Đến năm 2020, guốc gia nào sau đây ở châu Phi thuộc thành viên của G20?
A. Ni-giê-ri-a
B. CH Công-gô
C. Ai Cập
D. CH Nam Phi
-
Câu 7:
Lệnh cấm vận đối với Cộng hòa Nam Phi được bãi bỏ vào thời gian nào sau đây?
A. 1995
B. 1997
C. 1994
D. 1996
-
Câu 8:
Cơ cấu ngành kinh tế của Cộng hòa Nam Phi có sự chuyển dịch nào sau đây?
A. Dịch vụ, công nghiệp - xây dựng tăng và nông nghiệp giảm
B. Dịch vụ tăng, công nghiệp - xây dựng và nông nghiệp giảm
C. Dịch vụ giảm, công nghiệp - xây dựng và nông nghiệp tăng
D. Dịch vụ, công nghiệp - xây dựng giảm và nông nghiệp tăng
-
Câu 9:
Nhận định nào sau đây không đúng với tình hình phát triển kinh tế của Cộng hòa Nam Phi?
A. Là một trong hai nền kinh tế lớn nhất châu Phi
B. Quốc gia thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài
C. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng hiện đại
D. Tiến hành công nghiệp sớm, có nhiều thành tựu
-
Câu 10:
Thuận lợi chủ yếu về tự nhiên để ngành công nghiệp ở Cộng hòa Nam Phi phát triển là gì?
A. Khoáng sản phong phú và đa dạng
B. Dân số đông, lao động chất lượng
C. Thu hút vốn đầu tư lớn ngoài nước
D. Có trình độ khoa học, kĩ thuật cao
-
Câu 11:
Mũi Hảo Vọng trấn giữa tuyến đường nối hai đại dương nào sau đây với nhau?
A. Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương
B. Nam Đại Dương và Bắc Băng Dương
C. Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương
D. Bắc Băng Dương và Đại Tây Dương
-
Câu 12:
Cộng hòa Nam Phi là quốc gia duy nhất trên thế giới có yếu tố nào?
A. Ba thủ đô
B. Chí tuyến
C. Đại dương
D. Giáp biển
-
Câu 13:
Địa hình của Cộng hòa Nam Phi chủ yếu là gì?
A. Đồng bằng, sơn nguyên
B. Núi, cao nguyên và đồi
C. Núi cao, đảo, đồng bằng
D. Trung du, đồi, núi thấp
-
Câu 14:
Cao nguyên Trung tâm ở Cộng hòa Nam Phi có độ cao khoảng bao nhiêu?
A. 1500m
B. 1800m
C. 2200m
D. 2000m
-
Câu 15:
Cao nguyên Trung tâm ở Cộng hòa Nam Phi nằm ở khu vực nào?
A. Phía tây
B. Nội địa
C. Ven biển
D. Phía bắc
-
Câu 16:
Quốc gia nào sau đây nằm hoàn toàn bên trong lãnh thổ Cộng hòa Nam Phi?
A. Na-mi-bi-a
B. Lê-xô-thô
C. Bốt-xoa-na
D. E-xoa-ti-ni
-
Câu 17:
Cộng hòa Nam Phi nằm ở phía nào của châu Phi?
A. Phía tây châu Phi
B. Phía nam châu Phi
C. Phía bắc châu Phi
D. Phía đông châu Phi
-
Câu 18:
Cộng hòa Nam Phi tiếp giáp với đại dương nào sau đây?
A. Ấn Độ Dương
B. Thái Bình Dương
C. Nam Đại Dương
D. Bắc Băng Dương
-
Câu 19:
Nhận định nào sau đây đúng với dải đồng bằng ven biển của Cộng hòa Nam Phi?
A. Nằm ở phía tây bắc và đông nam
B. Diện tích lớn, đất phù sa màu mỡ
C. Chạy dài theo bờ của hai đại dương
D. Chủ yếu là đất phèn, mặn và chua
-
Câu 20:
Cộng hòa Nam Phi tiếp giáp với các đại dương nào sau đây?
A. Nam Đại Dương, Ấn Độ Dương
B. Bắc Băng Dương, Thái Bình Dương
C. Ấn Độ Dương, Đại Tây Dương
D. Thái Bình Dương, Đại Tây Dương
-
Câu 21:
Những thay đổi quan trọng trong nền kinh tế Trung Quốc là kết quả của điều gì?
A. Công cuộc đại nhảy vọt
B. Cuộc cách mạng văn hóa
C. Công cuộc hiện đại hóa
D. Cải cách trong ruộng đất
-
Câu 22:
Sự phát triển của các ngành công nghiệp nào sau đây góp phần quyết định việc Trung Quốc chế tạo thành công tàu vũ trụ?
A. Điện, luyện kim, cơ khí, sản xuất hàng tiêu dùng
B. Điện tử, cơ khí chính xác, sản xuất máy tự động
C. Điện tử, luyện kim, cơ khí chính xác, sản xuất điện
D. Điện, chế tạo máy, cơ khí, khai thác than, dệt may
-
Câu 23:
Vùng trồng lúa mì của Trung Quốc tập trung chủ yếu ở đồng bằng nào?
A. Hoa Trung và Hoa Nam
B. Hoa Bắc và Hoa Trung
C. Đông Bắc và Hoa Trung
D. Đông Bắc và Hoa Bắc
-
Câu 24:
Vùng nông thôn ở Trung Quốc phát triển mạnh ngành công nghiệp nào?
A. Công nghiệp cơ khí
B. Công nghiệp dệt may
C. Công nghiệp luyện kim
D. Công nghiệp hóa dầu
-
Câu 25:
Miền Tây Trung Quốc có thế mạnh nào sau đây để phát triển lâm nghiệp và chăn nuôi?
A. Rừng và đồng cỏ
B. Vùng đồi trung du
C. Khí hậu gió mùa
D. Sông ngòi dồi dào
-
Câu 26:
Các ngành công nghiệp ở nông thôn phát triển mạnh dựa trên thế mạnh nào sau đây?
A. Lực lượng lao động dồi dào và nguyên vật liệu sẵn có
B. Lực lượng lao động kĩ thuật và nguyên vật liệu sẵn có
C. Lực lượng lao động dồi dào và công nghệ sản xuất cao
D. Thị trường tiêu thụ rộng lớn và công nghệ sản xuất cao
-
Câu 27:
Việc hình thành các đặc khu kinh tế và các khu chế xuất nhằm mục đích chủ yếu nào sau đây?
A. Phát huy các thế mạnh về tự nhiên và đa dạng hóa các sản phẩm
B. Phân bố lại nguồn lao động, tạo ra hàng hóa đa dạng để xuất khẩu
C. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài và chuyển giao công nghệ hiện đại
D. Thu hút nguồn lao động chất lượng, hình thành dải đô thị ven biển
-
Câu 28:
Các trung tâm công nghiệp lớn của Trung Quốc tập trung chủ yếu ở khu vực nào?
A. Miền Tây
B. Miền Đông
C. Miền Bắc
D. Miền Nam
-
Câu 29:
Ngành công nghiệp nào sau đây của Trung Quốc đứng đầu thế giới?
A. Công nghiệp khai thác than
B. Công nghiệp sản xuất điện
C. Công nghiệp luyện kim
D. Công nghiệp thực phẩm
-
Câu 30:
Các chính sách, biện pháp cải cách trong nông nghiệp của Trung Quốc không phải là điều gì?
A. Xây dựng mới đường giao thông
B. Đưa kĩ thuật mới vào sản xuất
C. Phổ biến các giống thuần chủng
D. Giao quyền sử dụng đất cho dân
-
Câu 31:
Địa hình chủ yếu của miền Đông Trung Quốc là gì?
A. Núi, cao nguyên xen bồn địa
B. Đồng bằng và đồi núi thấp
C. Núi cao và sơn nguyên đồ sộ
D. Núi và đồng bằng châu thổ
-
Câu 32:
Miền Đông Trung Quốc nổi tiếng về loại khoáng sản nào sau đây?
A. Phi kim loại
B. Kim loại đen
C. Năng lượng
D. Kim loại màu
-
Câu 33:
Trung Quốc có nhiều kiểu khí hậu không phải do đâu?
A. Sự phân hóa địa hình đa dạng
B. Nằm trong vùng nội chí tuyến
C. Lãnh thổ rộng lớn và kéo dài
D. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
-
Câu 34:
Miền Tây Trung Quốc hình thành các vùng hoang mạc và bán hoang mạc rộng lớn do đâu?
A. Ảnh hưởng của núi
B. Có diện tích quá lớn
C. Nằm xa so với biển
D. Khí hậu khắc nghiệt
-
Câu 35:
Kiểu khí hậu nào sau đây làm cho miền Tây Trung Quốc có nhiều hoang mạc, bán hoang mạc?
A. Khí hậu ôn đới lục địa
B. Khí hậu cận nhiệt đới
C. Khí hậu ôn đới hải dương
D. Khí hậu ôn đới gió mùa
-
Câu 36:
Các khoáng sản nổi tiếng ở miền Đông Trung Quốc là gì?
A. Kim cương, than đá, đồng
B. Dầu mỏ, khí tự nhiên, chì
C. Than đá, dầu mỏ, quặng sắt
D. Than đá, khí tự nhiên, kẽm
-
Câu 37:
Biên giới Trung Quốc với các nước chủ yếu là gì?
A. Núi cao và hoang mạc
B. Núi thấp và đồng bằng
C. Đồng bằng và hoang mạc
D. Núi thấp và hoang mạc
-
Câu 38:
Đồng bằng nào chịu nhiều lụt lội nhất ở miền Đông Trung Quốc?
A. Đông Bắc
B. Hoa Bắc
C. Hoa Trung
D. Hoa Nam
-
Câu 39:
Hai đặc khu hành chính nằm ven biển của Trung Quốc là gì?
A. Hồng Công và Thượng Hải
B. Hồng Công và Ma Cao
C. Hồng Công và Quảng Châu
D. Ma Cao và Thượng Hải
-
Câu 40:
Đồng bằng nào của Trung Quốc nằm ở hạ lưu sông Trường Giang?
A. Đông Bắc
B. Hoa Bắc
C. Hoa Trung
D. Hoa Nam