Đề thi HK2 môn Địa Lí 11 năm 2021-2022
Trường THPT Bắc Trà My
-
Câu 1:
Các loại cây trồng chủ yếu ở khu vực Đông Nam Á là gì?
A. cà phê, cao su, hồ tiêu, củ cải đường
B. mía, cà phê, cao su, lúa mì, ca cao
C. lúa gạo, cà phê, cao su, hồ tiêu, dừa
D. lúa mì, cà phê, cao su, hồ tiêu
-
Câu 2:
Cơ cấu kinh tế của các nước Đông Nam Á đang chuyển dịch theo hướng nào?
A. Giảm tỉ trọng khu vực I và II, tăng tỉ trọng khu vực III
B. Giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II và III
C. Giảm tỉ trọng khu vực I và III, tăng tỉ trọng khu vực II
D. Giảm tỉ trọng khu vực II, tăng tỉ trọng khu vực I và III
-
Câu 3:
Đông Nam Á lục địa có địa hình bị chia cắt mạnh bởi yếu tố nào?
A. các dãy núi chạy dài theo hướng tây- đông hoặc bắc- nam
B. các dãy núi chạy dài theo hướng tây nam- đông bắc hoặc tây- đông
C. các con sông lớn chảy theo hướng bắc- nam
D. các dãy núi chạy dài theo hướng tây bắc- đông nam hoặc bắc- nam
-
Câu 4:
Nêu xu hướng biến động tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên ở Đông Nam Á hiện nay?
A. giảm
B. tăng
C. ổn định
D. không ổn định
-
Câu 5:
Sắp xếp các nước theo thứ tự gia nhập ASEAN của các nước trong khu vực Đông Nam Á?
A. Thái Lan, Bru-nây, Việt Nam, Mi-an-ma và Cam-pu-chia
B. Việt Nam, Thái Lan, Bru-nây,Mi-an-ma và Cam-pu-chia
C. Thái Lan,Việt Nam, Cam-pu-chia, Mi-an-ma và Bru-nây
D. Thái Lan,Việt Nam,Bru-nây,Mi-an-ma và Cam-pu-chia
-
Câu 6:
Đông Nam Á lục địa chủ yếu có khí hậu gì?
A. Ôn đới gió mùa
B. Nhiệt đới gió mùa
C. Cận xích đạo
D. Cận nhiệt đới
-
Câu 7:
Ở nhiều nước Đông Nam Á, việc làm là một vấn đề xã hội gay gắt, nguyên nhân chủ yếu do đâu?
A. trình độ lao động thấp, phân bố lao động đồng đều
B. quy mô dân số đông, trình độ phát triển kinh tế chưa cao
C. chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm, năng suất lao động cao
D. gia tăng dân số giảm, chất lượng giáo dục đào tạo hạn chế
-
Câu 8:
Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập vào năm bao nhiêu?
A. 1967
B. 1977
C. 1995
D. 1997
-
Câu 9:
Trong những năm gần đây, sức cạnh tranh của ngành công nghiệp sản xuất và lắp ráp ô tô ở các nước Đông Nam Á chủ yếu dựa vào yếu tố nào?
A. liên doanh với các hãng nổi tiếng ở nước ngoài
B. trình độ khoa học kỹ thuật cao
C. sự suy giảm của các cường quốc khác
D. nguồn nguyên liệu phong phú
-
Câu 10:
Số dân nước ta hiện đứng sau các quốc gia nào ở khu vực Đông Nam Á?
A. Inđônêxia và Mianma
B. Philippin và Thái Lan
C. Inđônêxia và Thái Lan
D. Inđônêxia và Philippin
-
Câu 11:
Ngày 2/5/2014, Trung Quốc đã đưa dàn khoan 981 đến vùng biển cách đảo Lý Sơn khoảng 120 hải lí về phía đông đã xâm phạm vùng biển nào của nước ta?
A. Nội thủy
B. Lãnh hải
C. Đặc quyền kinh tế
D. Tiếp giáp lãnh hải
-
Câu 12:
Phát biểu nào đúng với tự nhiên miền Đông Trung Quốc?
A. Địa hình núi cao chiếm hầu hết diện tích
B. Là nơi bắt nguồn của các con sông lớn
C. Gồm các dãy núi cao, sơn nguyên, bồn địa
D. Có những đồng bằng châu thổ rộng lớn
-
Câu 13:
Nông sản chính của đồng bằng Hoa Trung, Hoa Nam là gì?
A. lúa gạo, mía, chè, bông
B. lúa mì, ngô, củ cải đường
C. mía, chè, củ cải đường, bông
D. lúa mì, chè, mía
-
Câu 14:
Miền Tây Trung Quốc là nơi có đặc điểm ra sao?
A. hạ lưu các con sông lớn
B. nhiều đồng bằng châu thổ
C. nhiều hoang mạc rộng lớn
D. khí hậu ôn đới hải dương
-
Câu 15:
Miền Đông Trung Quốc nổi bật với loại khoáng sản nào?
A. Kim loại màu
B. Kim loại đen
C. Nhiên liệu
D. Nghèo khoáng sản
-
Câu 16:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5 hãy cho biết tỉnh nào không tiếp giáp với Trung Quốc?
A. Yên Bái
B. Cao Bằng
C. Lạng Sơn
D. Lai Châu
-
Câu 17:
Nhận xét nào đúng về đặc điểm đường biên giới với các nước trên đất liền của Trung Quốc?
A. Chủ yếu là núi cao và hoang mạc
B. Chủ yếu là đồi núi thấp và đồng bằng
C. Chủ yếu là đồng bằng và hoang mạc
D. Chủ yếu là núi và cao nguyên
-
Câu 18:
Trung Quốc là quốc gia láng giềng ở phía nào của nước ta?
A. Phía đông
B. Phía tây
C. Phía bắc
D. Phía nam
-
Câu 19:
Vật nuôi chủ yếu của miền Tây Trung Quốc là gì?
A. Ngựa
B. Trâu, bò
C. Cừu
D. Lợn
-
Câu 20:
Khu vực nào có địa hình cao nhất ở Trung Quốc?
A. Đông Bắc
B. Đông Nam
C. Tây Nam
D. Tây Bắc
-
Câu 21:
Khó khăn nào không phải là khó khăn chủ yếu của dân cư Nhật Bản đối với phát triển kinh tế?
A. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên rất nhỏ
B. Phần lớn dân cư phân bố ven biển
C. Tốc độ gia tăng dân số thấp và giảm dần
D. Cơ cấu dân số già trên 65 tuổi nhiều
-
Câu 22:
Quần đảo Nhật Bản nằm ở khu vực nào của châu Á?
A. Bắc Á
B. Đông Á
C. Tây Á
D. Nam Á
-
Câu 23:
Ý nào không đúng với tình hình dân cư của Nhật Bản?
A. Nhật Bản là nước đông dân nên tốc độ gia tăng dân số hằng năm cao
B. Tỉ lệ người già trong dân cư ngày càng lớn
C. Tốc độ gia tăng dân số hằng năm thấp và đang giảm dần
D. Nhật Bản là nước đông dân, phần lớn tập trung ở các thành phố ven biển
-
Câu 24:
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế Nhật Bản đã nhanh chóng phục hồi và đạt ngang mức trước chiến tranh vào năm nào?
A. 1953
B. 1951
C. 1950
D. 1952
-
Câu 25:
Ngành công nghiệp nào được coi là ngành mũi nhọn của nền công nghiệp Nhật Bản?
A. công nghiệp chế tạo máy
B. công nghiệp sản xuất điện tử
C. công nghiệp xây dựng và công trình công cộng
D. công nghiệp dệt, sợi vải các loại
-
Câu 26:
Năng suất lao động xã hội ở Nhật Bản cao là do người lao động có những yếu tố gì?
A. làm việc tích cực vì sự hùng mạnh của đất nước
B. luôn độc lập suy nghĩ và sáng tạo trong công việc
C. thường xuyên làm tăng ca, tăng cường độ lao động
D. làm việc tích cực,tự giác,tinh thần trách nhiệm cao
-
Câu 27:
Ở Nhật Bản, củ cải đường được trồng nhiều ở khu vực nào?
A. Hôn-su
B. Hô-cai-đô
C. Xi-cô-cư
D. Kiu-xiu
-
Câu 28:
Trong các đảo của Nhật Bản, đảo nào nằm xa nhất về phía bắc?
A. Kiu-xiu
B. Xi-cô-cư
C. Hôn-su
D. Hô-cai-đô
-
Câu 29:
Vùng kinh tế Hôn – su có đặc điểm gì?
A. Diện tích rộng nhất
B. Phát triển công nghiệp nặng
C. Nông nghiệp đóng vai trò chính
D. Rừng bao phủ phần lớn diện tích
-
Câu 30:
Đảo nào có diện tích lớn nhất Nhật Bản?
A. Kiu-xiu
B. Hôn-su
C. Hô-cai-đô
D. Xi-cô-cư
-
Câu 31:
Bốn vùng kinh tế quan trọng của nước Liên Bang Nga không bao gồm vùng nào?
A. Vùng Trung Ương
B. Vùng Đông Âu
C. Vùng trung tâm đất đen
D. Vùng viễn Đông
-
Câu 32:
Ngành mũi nhọn của nền kinh tế Liên Bang Nga là ngành gì?
A. Khai thác vàng, kim cương
B. Sản xuất điện
C. Dầu khí
D. Nguyên tử
-
Câu 33:
Diện tích rừng của Liên Bang Nga phân bố tập trung ở vùng nào?
A. vùng núi Uran
B. phần lãnh thổ phía Đông
C. phần lãnh thổ phía Tây
D. đồng bằng Tây Xibia
-
Câu 34:
Nêu những khó khăn về tự nhiên của Liên Bang Nga?
A. Đồng bằng diện tích nhỏ, kém màu mỡ
B. Thiếu tài nguyên cho phát triển công nghiệp
C. Thiếu nước cho sản xuất
D. Nhiều vùng có khí hậu băng giá hoặc khô hạn
-
Câu 35:
Vùng Viễn Đông của Liên Bang Nga có đặc điểm nổi bật gì?
A. phát triển đóng tàu, cơ khí, đánh bắt và chế biến hải sản
B. có dải đất đen phì nhiêu thuận lợi cho phát triển nông nghiệp
C. các ngành luyện kim, cơ khí, khai thác và chế biến dầu khí phát triển
D. một vùng kinh tế có sản lượng lương thực, thực phẩm lớn
-
Câu 36:
Đặc điểm của vùng kinh tế U-ran là gì?
A. Có dải đất đen phì nhiêu, công nghiệp phát triển
B. Giàu tài nguyên, công nghiệp phát triển, nông nghiệp còn hạn chế
C. Là vùng kinh tế lâu đời, phát triển nhất
D. Là vùng kinh tế sẽ phát triển để hội nhập vào khu vực châu Á – Thái Bình Dương
-
Câu 37:
Năm 2006, Liên bang Nga đứng đầu thế giới về yếu tố nào?
A. than
B. sản lượng khai thác dầu mỏ và khí tự nhiên
C. bột giấy và xen-lu-lo
D. điện tử - tin học
-
Câu 38:
Các vùng kinh tế quan trọng của nước Liên Bang Nga không bao gồm vùng nào?
A. Vùng Trung Ương
B. Vùng Đông Âu
C. Vùng trung tâm đất đen
D. Vùng viễn Đông
-
Câu 39:
Ngành nào được coi là thế mạnh của Liên bang Nga?
A. công nghiệp quốc phòng
B. công nghiệp chế tạo máy
C. công nghiệp chế biến thực phẩm
D. công nghiệp luyện kim
-
Câu 40:
Thủ đô Mat-xơ-va nổi tiếng thế giới với loại hình giao thông nào sau đây?
A. Hàng không
B. Cảng biển
C. Đường bộ
D. Xe điện ngầm