Đề thi HK2 môn Địa Lí 11 năm 2021-2022
Trường THPT Bến Tre
-
Câu 1:
Phía Bắc Nhật Bản có đặc điểm khí hậu là gì?
A. mùa động kéo dài, ấm nhưng có tuyết
B. mùa đông kéo dài, lạnh và có tuyết rơi
C. mùa đông ngắn, ấm và mát
D. mùa đông đỡ lạnh, mùa hạ đỡ nóng
-
Câu 2:
Dầu khí tập trung với trữ lượng lớn nhất ở đâu?
A. đồng bằng Đông Âu
B. phía Đông Nam Liên Bang Nga
C. phía Đông Liên Bang Nga
D. đồng bằng Tây Xi-bia
-
Câu 3:
Tập trung chủ yếu ở khu vực ven Thái Bình Dương và vùng phía Nam lãnh thổ Hoa Kì là các ngành nào?
A. hàng không vũ trụ, hóa dầu
B. điện lực, khai khoáng, hóa chất
C. luyện kim, đóng tàu, hóa chất
D. dệt may, đóng tàu, chế tạo ô tô
-
Câu 4:
Đặc điểm nào là không đúng với phần phía Đông của Liên Bang Nga?
A. Phần lớn là núi và cao nguyên
B. Phần lớn là núi và cao nguyên
C. Có trữ năng thủy điện lớn
D. Có đồng bằng Đông Âu tương đối cao
-
Câu 5:
Ý nào không đúng với ngành dịch vụ ở Đông Nam Á?
A. Cơ sở hạ tầng hoàn thiện và hiện đại
B. Thông tin liên lạc được cải thiện và nâng cấp
C. Hệ thống giao thông được mở rộng và hiện đại
D. Hệ thống ngân hàng, tín dụng phát triển và được hiện đại hóa
-
Câu 6:
Để thu hút vốn đầu tư và công nghệ của nước ngoài, Trung Quốc đã làm gì?
A. Tiến hành cải cách ruộng đất
B. Tiến hành tư nhân hóa, thực hiện cơ chế thị trường
C. Thành lập các đặc khu kinh tế, các khu chế xuất
D. Xây dựng nhiều thành phố, làng mạc
-
Câu 7:
Trên lãnh thổ Nhật Bản có hàng chục núi lửa hoạt động là do đâu?
A. Nhật Bản nằm trên “vành đai núi lửa” Thái Bình Dương
B. Nhật Bản chịu hậu quả của biến đổi khí hậu
C. Lãnh thổ Nhật Bản là một quần đảo
D. Hoạt động xây dựng phát triển khiến nền đất dễ bị chấn động
-
Câu 8:
Ngoài cây cao su, cà phê và hồ tiêu thì các nước Đông Nam Á còn trồng cây gì?
A. cây công nghiệp ngắn ngày
B. cây lấy dầu và cây lấy sợi
C. cây tiêu, điều và quế
D. cây hồi, thảo quả và mía
-
Câu 9:
Lãnh thổ Trung Quốc giáp với bao nhiêu nước?
A. 16 nước
B. 13 nước
C. 14 nước
D. 15 nước
-
Câu 10:
Đông Nam Á có truyền thống văn hóa phong phú, đa dạng là do đâu?
A. Có số dân đông, nhiều quốc gia
B. Nằm tiếp giáp giữa các đại dương lớn
C. Vị trí cầu nối giữa lục địa Á – Âu và lục địa Ô-xtrây-li-a
D. Là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn
-
Câu 11:
Miền Tây Trung Quốc không phổ biến dạng địa hình nào dưới đây?
A. Núi cao
B. Sơn nguyên
C. Đồng bằng
D. Bồn địa
-
Câu 12:
Đại hội thể thao Đông Nam Á (SEA Games) là biểu hiện cho cơ chế hợp tác nào của Hiệp hội các nước Đông Nam Á?
A. Thông qua các dự án, chương trình phát triển
B. Thông qua các diễn đàn, hội nghị
C. Thông qua các hoạt động văn hóa, thể thao
D. Thông qua các hiệp ước
-
Câu 13:
Phát biểu nào đúng với cơ cấu nông nghiệp Trung Quốc?
A. Cây lương thực có sản lượng đứng đầu thế giới
B. Ngành trồng trọt chiếm ưu thế
C. Đồng bằng Hoa Trung, Hoa Nam có thế mạnh về lúa mì, ngô, chè
D. Cây công nghiệp chiếm vị trí quan trọng
-
Câu 14:
Các đồng bằng phù sa ven Đại Tây Dương của Hoa Kì rất thuận lợi cho phát triển cây lương thực và cây ăn quả là do đâu?
A. khí hậu ôn đới hải dương và cận nhiệt
B. khí hậu ôn đới hải dương và nhiệt đới
C. khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa và cận nhiệt
D. khí hậu ôn đới lục địa và cận nhiệt đới
-
Câu 15:
Hiện nay, sản xuất công nghiệp của Hoa Kỳ đang mở rộng xuống vùng nào?
A. phía Tây Bắc và ven Thái Bình Dương
B. phía Nam và ven Thái Bình Dương
C. phía Đông Nam và ven vịnh Mê-hi-cô
D. ven Thái Bình Dương và ven vịnh Mê-hi-cô
-
Câu 16:
Ý nào không đúng về đặc điểm nổi bật của vùng kinh tế Hôn-su?
A. Diện tích rộng nhất, số dân đông nhất
B. Nông nghiệp đóng vai trò chính trong hoạt động kinh tế
C. Kinh tế phát triển nhất trong các vùng
D. Các trung tâm công nghiệp rất lớn tập trung ở phần phía nam
-
Câu 17:
Các loại nông sản chính của đồng bằng Đông Bắc, Hoa Bắc là gì?
A. Lúa mì, ngô, củ cải đường
B. Lúa gạo, mía, bông
C. Lúa mì, lúa gạo, ngô
D. Lúa gạo, hướng dương, chè
-
Câu 18:
Đông Nam Á là cầu nối lục địa nào?
A. Á – Âu với lục địa Ô-xtrây-li-a
B. Phi với lục địa Ô-xtrây-li-a
C. Nam Mĩ với lục địa Ô-xtrây-li-a
D. Phi với lục địa Á – Âu
-
Câu 19:
Giả sử tốc độ gia tăng dân số tự nhiên của Hoa Kì giai đoạn 2015 – 2020 là 0,6%, thì số dân Hoa Kì 2018 là bao nhiêu?
A. 323,7 triệu người
B. 327,5 triệu người
C. 325,6 triệu người
D. 329,5 triệu người
-
Câu 20:
Biết diện tích của Hoa Kì là 9831,5 nghìn km2 và số dân giữa năm 2018 là 327,2 triệu người, vậy mật độ dân số Hoa Kì thời điểm đó là bao nhiêu?
A. 31 người/km2
B. 33 người/km2
C. 34 người/km2
D. 32 người/km2
-
Câu 21:
Các bang vùng Đông Bắc là nơi có mật độ dân cư đông đúc nhất Hoa Kì vì sao?
A. nơi đây tập trung nhiều thành phố lớn
B. có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời
C. có địa hình thấp thuận tiện giao thông
D. có nhiều đồng bằng phù sa màu mỡ
-
Câu 22:
Cho bảng số liệu: Tỉ trọng GDP, số dân của EU và một số nước trên thế giới năm 2014
(Đơn vị: %)
Dựa vào bảng số liệu trên cho biết, để thể hiện được tỉ trọng GDP, số dân của EU và một số nước trên thế giới, biểu đồ thích hợp là:
A. Biểu đồ đường
B. Biểu đồ miền
C. Biểu đồ tròn
D. Biểu đô kết hợp
-
Câu 23:
Gần đây có một sự kiện lần đâu tiên xảy ra và có tác động đến số lượng thành viên của EU là gì?
A. Người dân Pháp đã đồng ý ra khỏi EU
B. Người dân Anh đã đồng ý ra khỏi EU
C. Người dân Bỉ đã đồng ý ra khỏi EU
D. Chính phủ Bê – la – rút xin gia nhập EU
-
Câu 24:
Cho bảng số liệu: Dân số của Liên Bang Nga qua các năm
Nhận xét nào sau đây không đúng?
A. Dân số Liên Bang Nga có xu hướng giảm đều và liên tục qua các năm
B. Dân số Liên Bang Nga nhìn chung có xu hướng giảm nhưng còn biến động nhẹ
C. Giai đoạn 2010 – 2015 dân số Liên Bang Nga tăng lên 1, 1 triệu người
D. Từ năm 1991 – 2010, dân số Liên Bang Nga giảm 5,1 triệu người
-
Câu 25:
Cho bảng số liệu: Cơ cấu dân số theo độ tuổi của Nhật Bản qua các năm:
Nhận xét nào sau đây không đúng về sự thay đổi cơ cấu dân số theo độ tuổi ở Nhật Bản?
A. Nhóm tuổi 65 tuổi trở lên tăng nhanh
B. Nhóm 15 -64 tuổi có xu hướng tăng lên
C. Nhóm 65 tuổi trở lên giảm
D. Nhóm dưới 15 tuổi giảm
-
Câu 26:
Bình quân lương thực theo đầu người của Trung Quốc vẫn còn thấp là do đâu?
A. Sản lượng lương thực thấp
B. Diện tích đất canh tác chỉ có khoảng 100 triệu ha
C. Dân số đông nhất thế giới
D. Năng suất cây lương thực thấp
-
Câu 27:
Việc phát triển giao thông của Đông Nam Á lục địa theo hướng Đông – Tây tuy không thuận lợi nhưng rất cần thiết để thúc đẩy yếu tố nào?
A. phát triển kinh tế - xã hội trong một nước và giữa các nước
B. giao lưu văn hóa giữa các nước
C. giao thương kinh tế giữa các nước
D. phát triển du lịch trong vùng
-
Câu 28:
Nguyên nhân nào quan trọng nhất khiến chăn nuôi chưa trở thành ngành chính trong sản xuất nông nghiệp ở các nước Đông Nam Á?
A. Công nghiệp chế biến thực phẩm chưa phát triển
B. Những hạn chế về thị trường tiêu thụ sản phẩm
C. Thiếu vốn, cơ sở thức ăn chưa đảm bảo
D. Nhiều thiên tai, dịch bệnh
-
Câu 29:
Diện tích trồng lúa nước ở các nước Đông Nam Á có xu hướng giảm chủ yếu là do đâu?
A. Sản xuất lúa gạo đã đáp ứng được nhu cầu của người dân
B. Năng suất tăng lên nhanh chóng
C. Chuyển đổi mục đích sử dụng đất và cơ cấu cây trồng
D. Nhu cầu sử dụng lúa gạo giảm
-
Câu 30:
Ý nào không đúng khi nói về lí do các nước ASEAN nhấn mạnh đến sự ổn định trong mục tiêu của mình?
A. Là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn trên thế giới, các tôn giáo đa dạng và ảnh hưởng sâu rộng
B. Giữa các nước còn có sự tranh chấp phức tạp về biên giới, vùng biển đảo,…
C. Sự ổn định trong khu vực sẽ không tạo cớ để các thế lực bên ngoài can thiệp vào công việc nội bộ của khu vực
D. Khu vực đông dân, nguồn lao động trẻ và năng động
-
Câu 31:
Cho bảng số liệu: GDP CỦA TRUNG QUỐC VÀ THẾ GIỚI QUA CÁC NĂM (Đơn vị: tỉ USD)
Biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện tỉ trọng GDP của Trung Quốc so với thế giới qua các năm là:
A. biểu đồ đường
B. biểu đồ tròn
C. biểu đồ miền
D. biểu đồ kết hợp
-
Câu 32:
Việc chuyển đổi sang đồng tiền Ơ-rô sẽ gây nên tình trạng khó khăn nào sau đây?
A. hạn chế các dòng chuyển giao vốn đầu tư từ Bắc Mỹ, Đông Á
B. giá cả tiêu dùng tăng cao, lạm phát tăng
C. tỉ lệ thất nghiệp ngày càng tăng
D. chậm chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế
-
Câu 33:
Thời tiết của Hoa Kỳ thường bị biến động mạnh, nhất là phần trung tâm, nguyên nhân do đâu?
A. Nằm chủ yếu ở vành đai cận nhiệt và ôn đới
B. Giáp với Đại Tây Dương và Thái Bình Dương
C. Ảnh hưởng của dòng biển nóng Gơn-xtrim
D. Địa hình có dạng lòng máng
-
Câu 34:
Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Nhật Bản trong giai đoạn 1952-1973 chứng tỏ vai trò hết sức quan trọng của nhân tố nào?
A. Con người Nhật Bản thông minh, có ý chí kiên cường, tinh thần dân tộc cao
B. Chính sách phát triển kinh tế đúng đắn của Nhật Bản
C. Sự giàu có của tài nguyên thiên nhiên
D. Chính sách thu hút đầu tư nước ngoài
-
Câu 35:
Diễn đàn kinh tế nào được tổ chức nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư ở vùng Viễn Đông của Liên Bang Nga, biến khu vực này thành trung tâm kinh tế châu Á?
A. Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC)
B. Diễn đàn kinh tế phương Đông (EEF)
C. Diễn đàn Diễn đàn Kinh tế thế giới Đông Á (WEF Đông Á)
D. Tổ chức thương mại thế giới (WTO)
-
Câu 36:
Ngày nay, nhìn chung miền Tây Trung Quốc thưa dân, nhưng lại có một dải có mật độ dân số đông hơn chủ yếu là do đâu?
A. gắn với lịch sử “Con đường tơ lụa”
B. gắn với tuyến đường sắt Đông – Tây mới xây dựng
C. đó là phần thuộc lưu vực sông Hoàng Hà
D. chính sách phân bố dân cư của Trung Quốc
-
Câu 37:
Địa hình có dạng lòng máng theo hướng Bắc – Nam của lãnh thổ Hoa Kì làm ảnh hưởng địa hình nào?
A. vùng núi Coóc-đi-e và phía Tây Bắc thiếu nước nghiêm trọng
B. vùng thường xuyên chịu ảnh hưởng của các cơn bão nhiệt đới
C. thời tiết bị biến động mạnh, xảy ra nhiều lốc xoáy, vòi rồng và mưa đá
D. vùng phía bắc và đông bắc có thời tiết lạnh giá, tuyết phủ dày vào mùa đông
-
Câu 38:
Nguyên nhân chính nào làm cho các nước Đông Nam Á chưa phát huy được lợi thế của tài nguyên biển để phát triển ngành khai thác hải sản?
A. Phương tiện khai thác lạc hậu, chậm đổi mới công nghệ
B. Thời tiết diễn biến thất thường, nhiều thiên tai đặc biệt là bão
C. Chưa chú trọng phát triển các ngành kinh tế biển
D. Môi trường biển bị ô nhiễm nghiêm trọng
-
Câu 39:
Nhận định nào không đúng về số nước coi đồng tiền chung châu Âu (Ơ –rô) là đơn vị tiền tệ chính thức trong giao dịch, thanh toán?
A. Tất cả các nước thành viên đều sử dụng đồng tiền chung Ơ –rô
B. Vẫn còn 8 nước thành viên chưa tham gia
C. Hiện đã có 19 nước thành viên tham gia
D. Một số nước không thuộc EU cũng đã tự quyết đinh chọn Ơ – rô làm tiền tệ chính thức
-
Câu 40:
Nhân tố nào ảnh hưởng xấu tới môi trường đầu tư của các nước Đông Nam Á?
A. Đói nghèo
B. Ô nhiễm môi trường
C. Thất nghiệp và thiếu việc làm
D. Mức độ ổn định chính trị