Đề thi HK1 môn Sinh học 12 năm 2023-2024
Trường THPT Lê Trung Kiên
-
Câu 1:
Cho các cây ở thế hệ (P): 0,2 AA: 0,8Aa tự thụ phấn qua 3 thế hệ tạo ra F3. Sau đó cho tất cả các cây F3 giao phấn ngẫu nhiên thu được F4. Thành phần kiểu gen của F4 là gì?
A. 0,04 AA : 0,32 Aa: 0,64 aa.
B. 0,81 AA : 0,18 Aa: 0,01aa.
C. 0,2 AA: 0,8Aa.
D. 0,36 AA : 0,48 Aa: 0,16 aa.
-
Câu 2:
Trong những trường hợp nào kết quả lai thuận và lai nghịch khác nhau?
I. Gen nằm trên NST thường. II. Gen nằm trên NST giới tính.
III. Gen nằm trong nhân tế bào. IV. Gen nằm trong tế bào chất.
A. I và III.
B. I và II.
C. II và IV.
D. III và IV.
-
Câu 3:
Ở cà chua, tính trạng quả đỏ là trội hoàn toàn so với quả vàng. Cho 3 cây quả đỏ tự thụ phấn trong đó chỉ có 1 cây dị hợp. Tỉ lệ kiểu hình ở đời con là bao nhiêu?
A. 7 đỏ : 1 vàng.
B. 9 đỏ : 7 vàng.
C. 11 đỏ : 1 vàng.
D. 3 đỏ : 1 vàng.
-
Câu 4:
Một loài động vật có 4 cặp nhiễm sắc thể được kí hiệu là Aa, Bb, Dd và Ee. Trong các cơ thể có bộ nhiễm sắc thể sau đây, có bao nhiêu thể một nhiễm?
I. AaaBbDdEe II. AbbDdEe III. AaBBbDdEe
IV. AaBbDdEe V. AaBbDdEEe VI. AaBbDEe
A. 5
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 5:
Trong quá trình nhân đôi ADN, vì sao trên mỗi chạc tái bản có một mạch được tổng hợp liên tục còn mạch kia được tổng hợp gián đoạn?
A. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’→3’.
B. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên một mạch.
C. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên mạch khuôn 3’→5’.
D. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên mạch khuôn 5’→3’.
-
Câu 6:
Dạng đột biến nào sau đây được ứng dụng để loại khỏi nhiễm sắc thể những gen không mong muốn ở một số giống cây trồng?
A. Đột biến gen.
B. Mất đoạn nhỏ.
C. Chuyển đoạn nhỏ.
D. Đột biến lệch bội.
-
Câu 7:
Trường hợp hai cặp gen không alen nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể tương đồng cùng tác động đến sự hình thành một tính trạng được gọi là hiện tượng gì?
A. tương tác bổ trợ.
B. tương tác bổ sung.
C. tương tác cộng gộp.
D. tương tác gen.
-
Câu 8:
Để nhân nhanh các giống lan quý, các nhà nghiên cứu đã áp dụng phương pháp nào?
A. nhân bản vô tính.
B. dung hợp tế bào trần.
C. nuôi cấy hạt phấn.
D. nuôi cấy tế bào, mô thực vật.
-
Câu 9:
Sự mềm dẻo kiểu hình có ý nghĩa như thế nào?
A. làm tăng khả năng sinh sản của loài.
B. là nguyên liệu của tiến hoá và chọn giống.
C. giúp cơ thể thích nghi với môi trường sống.
D. tạo ra nhiều kiểu gen khác nhau.
-
Câu 10:
Gen không phân mảnh có đặc điểm gì?
A. vùng mã hoá không liên tục.
B. các đoạn intrôn.
C. vùng mã hoá liên tục.
D. cả exôn và intrôn.
-
Câu 11:
Xét một phần của chuỗi polipeptit có trình tự axit amin như sau: Met - Val - Ala - Asp - Gly - Ser - Arg - ... Thể đột biến về gen này có dạng: Met - Val - Ala - Glu - Gly - Ser - Arg, ...Đột biến thuộc dạng gì?
A. Mất 3 cặp nucleotit.
B. Thêm 3 cặp nucleotit.
C. Mất 1 cặp nucleotit.
D. Thay thế 1 cặp nu.
-
Câu 12:
Dạng biến đổi nào không phải là đột biến gen?
A. Mất hai cặp nuclêôtít.
B. Thêm một cặp nuclêôtít.
C. Thay ba cặp nuclêôtít.
D. Trao đổi gen giữa hai NST cùng một cặp tương đồng.
-
Câu 13:
Nếu xét một gen có 3 alen nằm trên nhiễm sắc thể thường thì số loại kiểu gen tối đa trong một quần thể ngẫu phối là bao nhiêu?
A. 6
B. 3
C. 8
D. 4
-
Câu 14:
Ứng dụng nào sau đây của công nghệ tế bào tạo được giống mới mang đặc điểm của cả 2 loài khác nhau?
A. Nuôi cấy mô tế bào thực vật.
B. Cấy truyền phôi.
C. Nuôi cấy hạt phấn.
D. Lai tế bào sinh dưỡng.
-
Câu 15:
Giả sử ở một quần thể sinh vật có thành phần kiểu gen là dAA: hAa: raa (với d + h + r = 1). Gọi p, q lần lượt là tần số của alen A, a (p, q ≠ 0; p + q = 1). Ta có:
A. p = d + h/2; q = h + d/2
B. p = d + h/2; q = r + h/2
C. p = h + d/2; q = r + d/2
D. p = r + h/2; q = d + h/2
-
Câu 16:
Quần thể nào dưới đây ở trạng thái cân bằng di truyền?
A. 0,5AA : 0,4Aa : 0,1aa
B. 0,7AA : 0,2Aa : 0,1aa
C. 0,4AA : 0,5Aa : 0,1aa
D. 0,25AA : 0.50Aa : 0,25aa
-
Câu 17:
Thể đa bội được hình thành là do trong phân bào xảy ra điều gì?
A. một cặp nhiễm sắc thể không phân ly.
B. một số cặp nhiễm sắc thể không phân ly.
C. một nửa số cặp nhiễm sắc thể không phân ly.
D. tất cả các cặp nhiễm sắc thể không phân ly.
-
Câu 18:
Nội dung nào đúng với phương pháp nuôi cấy hạt phấn?
A. Đem các tế bào trần khác loài cho vào môi trường dinh dưỡng đặc biệt để cho chúng dung hợp với nhau.
B. Tạo ra được một quần thể cây trồng đồng nhất về kiểu gen.
C. Sau khi nuôi một tế bào đơn bội thành mô đơn bội, đem lưỡng bội hoá bằng hoá chất consixin có thể tạo cây lưỡng bội hoàn chỉnh.
D. Có thể tạo ra giống cây trồng mới mang đặc điểm của hai loài khác xa nhau.
-
Câu 19:
Điều nào không đúng về nhiễm sắc thể giới tính ở mỗi người là: nhiễm sắc thể giới tính
A. chỉ có trong các tế bào sinh dục.
B. chứa các gen qui định giới tính và các gen qui định tính trạng khác.
C. chỉ gồm một cặp trong nhân tế bào.
D. tồn tại ở cặp tương đồng XX hoặc không tương đồng XY.
-
Câu 20:
Cơ chế nào không thuộc cơ chế gây bệnh di truyền phân tử?
A. Alen đột biến tổng hợp protein nhưng protein bị thay đổi chức năng.
B. Alen đột biến tổng hợp protêin có chức năng giống như protêin do alen bình thường tổng hợp.
C. Alen đột biến tổng hợp protein với số lượng thay đổi.
D. Alen đột biến có thể hoàn toàn không tổng hợp được protein.
-
Câu 21:
Các bệnh di truyền do đột biến gen lặn nằm ở NST giới tính X thường gặp ở nam giới, vì nam giới có đặc điểm gì?
A. Dễ xảy ra đột biến.
B. Chỉ mang 1 NST giới tính Y.
C. Dễ mãn cảm với bệnh.
D. Chỉ mang 1 NST giới tính X.
-
Câu 22:
Cho các bệnh tật và hội chứng di truyền dưới đây:
1. Bệnh pheninketo niệu 2. Bệnh ung thư máu
3. Tật có túm lông ở vành tai 4. Hội chứng Đao
5. Hội chứng Tơcnơ 6. Bệnh máu khó đông
Bệnh, tật, hội chứng di truyền có thể gặp ở cả nam và nữ là:
A. 1, 2, 4, 6
B. 3, 4, 5, 6
C. 2, 3, 4, 6
D. 1, 2, 5
-
Câu 23:
Phương án nào sau đây bao gồm các quần thể sinh vật?
A. Cá trắm có trong ao, sen trong đầm, ốc bươu vàng.
B. Cá trắm có trong ao, cá rô phi đơn tính trong hồ, chim ở lũy tre làng.
C. Cá rô phi đơn tính trong hồ, chim ở lũy tre làng, các cây ven hồ.
D. Sen trong đầm, sim trên đồi, voi ở khu bảo tồn Yokdon, các cây ven hồ.
-
Câu 24:
Để đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận người ta làm gì?
A. Dùng xung điện kích thích làm co màng sinh chất của tế bào
B. Dùng hocmon kích thích làm dãn màng sinh chất của tế bào
C. Dùng muối CaCl2 hoặc xung điện làm dãn màng sinh chất của tế bào
D. Dùng thực khuẩn Lambda làm thể xâm nhập
-
Câu 25:
Khi nói về quần thể ngẫu phối, phát biểu nào không đúng?
A. Quá trình ngẫu phối tạo ra nhiều biến dị tổ hợp.
B. Quá trình ngẫu phối làm cho quần thể đa hình về kiểu gen và kiểu hình.
C. Quá trình ngẫu phối không làm thay đổi tần số alen của quần thể.
D. Quá trình ngẫu phối làm cho kiểu gen dị hợp giảm dần qua các thế hệ.
-
Câu 26:
Hai chị em gái mang nhóm máu khác nhau là AB và O. Các cô gái này biết rõ ông bà ngoại họ đều là nhóm máu A; Kiểu gen tương ứng của bố và mẹ của các cô gái này là gì?
A. IOIO và IAIO
B. IBIO và IBIO
C. IAIO và IAIO
D. IBIO và IAIO
-
Câu 27:
Cây có kiểu gen AaBb sau nhiều thế hệ tự thụ phấn liên tiếp sẽ tạo ra khoảng bao nhiêu dòng thuần và có kiểu gen như thế nào?
A. 2 = AABB và aabb.
B. 3 = AABB, AaBb và aabb.
C. 4 = AABB, aabb, AAbb và aaBB.
D. 1 = AABB
-
Câu 28:
Quy trình tạo giống bằng đột biến gồm các bước nào?
A. Gây đột biến → Tạo dòng thuần → Chọn lọc giống.
B. Tạo dòng thuần → Gây đột biến → Chọn lọc giống.
C. Chọn lọc giống → Gây đột biến → Tạo dòng thuần.
D. Gây đột biến → Chọn lọc giống → Tạo dòng thuần.
-
Câu 29:
Trong quá trình tự nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ, enzim nào có vai trò chủ yếu trong việc kéo dài chuỗi?
A. Helicaza.
B. ARNpolimeraza.
C. ADNpolimeraza.
D. Ligaza.
-
Câu 30:
Codon nào dưới đây được xem là codon kết thúc?
A. AUG.
B. UAX.
C. UXA.
D. UAA.
-
Câu 31:
Một loài thực vật, gen A quy định hoa đỏ, alen a quy định hoa trắng; gen B quy định quả tròn alen b quy định quả dài, các gen phân li độc lập, gen D quy định thân cao, alen d quy đỉnh thân thấp. Các gen phân li độc lập. Cho phép lai: AaBbDd × aaBbDD. Theo lí thuyết, cây hoa đỏ, quả tròn thân cao ở đời con chiếm tỉ lệ:
A. 3/8.
B. 3/16.
C. 9/16.
D. 9/32.
-
Câu 32:
Trong ADN, liên kết nào dưới đây yếu nhất?
A. Liên kết giữa đường và phôtphat.
B. Liên kết giữa đường và bazơnitơ.
C. Liên kết giữa các bazơnitơ.
D. Liên kết giữa các đơn phân.
-
Câu 33:
Kỹ thuật tạo giống bằng phương pháp lai tế bào sinh dưỡng có ý nghĩa gì?
A. Tạo được nhiều cá thể có kiểu gen giống nhau
B. Tạo được giống mới mang đặc điểm của hai loài khác nhau
C. Nhân nhanh được các cây giống cây quý hiếm
D. Tạo được giống thuần có kiểu gen đồng hợp vê tất cả các cặp gen
-
Câu 34:
Trong các mức cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể điển hình ở sinh vật nhân thực, sợi nhiễm sắc có đường kính là bao nhiêu?
A. 300 nm
B. 30 nm
C. 11 nm
D. 700 nm
-
Câu 35:
Loại đột biến nào dưới đây thuộc đột biến gen?
A. Đảo một đoạn nhiễm sắc thể
B. Chuyển một đoạn nhiễm sắc thể
C. Lặp một đoạn nhiễm sắc thể
D. Thêm một cặp nucleôtit
-
Câu 36:
Phát biểu nào sai khi nói về đặc điểm di truyền của gen nằm trên nhiễm sắc thể X, không có alen tương ứng trên nhiễm sắc thể Y?
A. Di truyền thẳng
B. Kết quả phép lai thuận khác kết quả phép lai nghịch
C. Di truyền chéo
D. Tính trạng do gen lặn quy định để biểu hiện nhiều ở cơ thể XY hơn cơ thể XX
-
Câu 37:
Nhận định nào sau đây về mã di truyền là đúng?
A. Codon 3’ AUG5’ có chức năng khởi đầu dịch mã và mã hóa axit amin mở đầu
B. Codon 3’UAA5’ quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã
C. Tính thoái hóa của mã di truyền có nghĩa là mỗi codon mã hóa cho nhiều loại axit amin
D. Với ba loại nucleotit A, U, G có thể tạo ra 24 loại codon mã hóa các axit amin
-
Câu 38:
Những dạng đột biến cấu trúc NST không làm thay đổi số lượng và thành phần gen trên một NST là gì?
A. lặp đoạn và chuyển đoạn trên cùng một NST
B. đảo đoạn và chuyển đoạn trên cùng một NST
C. mất đoạn và lặp đoạn
D. mất đoạn và đảo đoạn
-
Câu 39:
Loại nucleotit nào không phải là đơn phân cấu tạo nên phân tử ADN?
A. Timin
B. Adenin
C. Uraxin
D. Xitozin
-
Câu 40:
Một trong những đặc điểm của thường biến là gì?
A. Xuất hiện đồng loạt theo một hướng xác định
B. Có thể có lợi, có hại hoặc trung tính
C. Phát sinh trong quá trình sinh sản hữu tính
D. Di truyền được cho đời sau và nguyên liệu của tiến hóa