Đề thi HK1 môn Lịch sử 11 năm 2020
Trường THPT Đoan Hùng
-
Câu 1:
Năm 1882 ba nước Đức, Áo- Hung, Italia thành lập khối quân sự nào?
A. Hiệp ước
B. Hiệp ước - Liên Minh
C. Liên Minh
D. Đối lập
-
Câu 2:
Hòa ước Bret – Litốp (3-3-1918) đánh dấu nước nào rút ra khỏi chiến tranh thế giới thứ nhất ?
A. Đức
B. Pháp
C. Nga
D. Anh
-
Câu 3:
Đức kí hiệp định đầu hàng không điều kiện vào khoảng thời gian nào?
A. Tháng 11/1918
B. Tháng 10/1918
C. Tháng 9/ 1918
D. Tháng 12/1918
-
Câu 4:
Ý nào không phản ánh điểm giống nhau trong chính sách thống trị của chủ nghĩa thực dân phương Tây ở châu Phi và châu Á ?
A. Chế độ cai trị hà khắc
B. Cấu kết với phong kiến và các thế lực tay sai
C. Đầu tư phát triển một số ngành công nghiệp
D. Thực hiện chính sách “chia để trị”
-
Câu 5:
Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến sự thất bại của phong trào đấu tranh chống xâm lược của nhân dân châu Phi cuối thế kỉ XIX là nguyên nhân nào dưới đây?
A. Thiếu tình thần yêu nước
B. Thiếu giai cấp lãnh đạo.
C. Trình độ tổ chức thấp.
D. Trình độ kinh tế thấp.
-
Câu 6:
Thực dân Anh đã thi hành chính sách nhượng bộ tầng lớp có thế lực trong giai cấp phong kiến ở Ấn Độ nhằm mục đích nào sau đây?
A. Xoa dịu tinh thần đấu tranh của họ
B. Cấu kết với họ để đàn áp nhân dân Ấn Độ
C. Làm chỗ dựa vững chắc cho nền thống trị của mình
D. Biến họ thành tay sai đắc lực cho mình
-
Câu 7:
Những chính sách nào về chính trị, xã hội mà thực dân Anh không thực hiện ở Ấn Độ?
A. Khơi sâu sự thù hằn dân tộc, thực hiện chính sách chia để trị
B. Đưa đẳng cấp trên vào bộ máy trực tiếp cai trị Ấn Độ
C. Trực tiếp cai trị Ấn Độ
D. Mua chuộc thế lực phong kiến
-
Câu 8:
Đỉnh cao nhất cua phong trào giải phóng dân tộc ở Ấn Độ trong những năm đầu thế kỉ XX là?
A. Phong trào đấu tranh của công nhân Can-cút-ta năm 1905.
B. Phong trào đấu tranh của công nhân Bom-bay năm 1908.
C. Phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân ở sông Hằng năm 1905.
D. Phong trào đấu tranh của công nhân ở Can-cút-ta năm 1908.
-
Câu 9:
Điểm khác của quá trình đi lên chủ nghĩa đế quốc của Nhật Bản sau cải cách so với các nước đế quốc khác ?
A. Đẩy mạnh quá trình xâm lược bành trướng thuộc địa
B. sự ra đời và lũng đoạn của các công ti độc quyền đối với kinh tế, chính trị
C. Chủ trương xây dựng đất nước bằng sức mạnh quân sự.
D. Phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa
-
Câu 10:
Điểm khác trong quá trình đi lên CNĐQ ở Nhật Bản sau cuộc Duy tân Minh Trị so với các nước đế quốc khác là gì?
A. Chủ trương xây dựng đất nước bằng sức mạnh quân sự.
B. Phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa.
C. Sự ra đời và lũng đoạn của các công ti độc quyền đối với kinh tế, chính trị .
D. Đẩy mạnh quá trình xâm lược bành trướng thuộc địa.
-
Câu 11:
Ý nào thể hiện tính chất tiến bộ của những cải cách do Thiên Hoàng Minh Trị khởi xường?
A. Giải quyết những vấn đề cấp thiết của tình hình chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa – giáo dục,…đặt ra với Nhật Bản cuối thế kỉ XIX.
B. Tập trung vào vấn đề phát triển mô hình chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa – giáo dục hoàn toàn phương Tây.
C. Tiếp nối những giá trị lâu đời về chính trị, quân sự, văn hóa – giáo dục,…của nước Nhật xưa.
D. Thực hiện quyền dân chủ về chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa – giáo dục cho các tầng lớp nhân dân.
-
Câu 12:
Vì sao nói, cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản vào giữa thế kỉ XIX có tính chất như là một cuộc cách mạng tư sản?
A. Vì giai cấp tư sản là người lãnh đạo thực hiện
B. Vì đã đẩy lùi được sự can thiệp của các nước phương Tây
C. Vì đã mở đường cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển và đưa Nhật Bản hòa nhập với nền kinh tế tư bản phương Tây
D. Vì đã lật đổ nền thống trị của giai cấp phong kiến
-
Câu 13:
Nội dung không nói về cải cách kinh tế của Minh Trị là gì?
A. Thống nhất tiện tệ, phát triển kinh tế tư bản ở nông thôn
B. Hạ thuế quan đối với hàng hóa nước ngoài
C. Xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển giao thông vận tải
D. Cho phép mua bán ruộng đất
-
Câu 14:
Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Nhật Bản là gì?
A. Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt và hiếu chiến
B. Chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt
C. Chủ nghĩa đế quốc cho vay nặng lãi
D. Chủ nghĩa đế quốc thực dân
-
Câu 15:
Mâu thuẫn chủ yếu nhất trong xã hội Nhật Bản nửa đầu thế kỷ XIX là gì?
A. Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa đang lên với quan hệ sản xuất phong kiến lỗi thời và lạc hậu.
B. Mâu thuẫn giữa Nhật Hoàng với Sô – Gun
C. Mâu thuẫn giữa giai cấp nông dân với giai cấp phong kiến
D. Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản với chế độ Mạc phủ.
-
Câu 16:
Ý nào không phải là nội dung của cuộc Duy tân Minh Trị?
A. Xóa bỏ chế độ nô lệ vì nợ
B. Cử những học sinh giỏi đi du học ở phương Tây
C. Thủ tiêu chế độ Mạc Phủ thành lập chính phủ mới
D. Thực hiện quyền bình đẳng giữa các công dân
-
Câu 17:
Nguyện vọng nào của giai cấp tư sản Ấn Độ đã không được thực dân Anh chấp nhận?
A. Muốn được tham gia vào chính quyền và hợp tác với tư sản Anh.
B. Muốn được tự do phát triển kinh tế và tham gia chính quyền.
C. Muốn được Chính phủ Anh đầu tư vốn để phát triển sản xuất.
D. Muốn được cạnh tranh bình đẳng với tư sản Anh ở Ấn Độ.
-
Câu 18:
Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cuộc khởi nghĩa ở Bom-bay năm 1905 là do nhân dân phản đối?
A. Bản án 6 năm tù của Ti-lắc
B. Đạo luật chia đôi xứ Bengan
C. Sự đàn áp của thực dân Anh
D. Chính sách chia để trị
-
Câu 19:
Phe Liên minh và phe Hiệp ước gồm những nước nào?
A. Phe Liên minh Anh, Pháp, Italia >< Phe Hiệp ước Đức, Áo- Hung
B. Phe Liên minh Đức, Áo- Hung, Nhật Bản >< Phe Hiệp ước Anh, Pháp
C. Phe Liên minh Anh- Pháp- Italia >< Phe Hiệp ước Đức- Áo- Hung
D. Phe Liên minh Đức, Áo- Hung, Italia >< Phe Hiệp ước Anh, Nga. Pháp
-
Câu 20:
Nhờ đâu Pháp quay lại phản công Đức trên khắp các mặt trận?
A. Mĩ trực tiếp tham chiến ở châu Âu và trở thành người đứng đầu phe Hiệp ước
B. Mĩ đã trực tiếp đánh bại quân đội Đức
C. Các nước đông minh của Đức bị tấn công liên tiếp phải đầu hàng
D. Mĩ trực tiếp viện trợ cho Anh, Pháp cả về sức người và sức của
-
Câu 21:
Đến đầu thế kỉ XX, ở Châu Âu đã hình thành khối quân sự nào?
A. Phe Liên Minh
B. Phe Trục
C. Phe Hiệp Ước
D. Cả A và C
-
Câu 22:
Chính sách đối ngoại nào của các nước nước tư bản Âu – Mĩ thế kỉ XIX đã ảnh hưởng trực tiếp tới các nước Á, Phi, Mĩ Latinh?
A. Chủ trương mở rộng quan hệ hợp tác lẫn nhau về kinh tế.
B. Thực hiện tăng cường hợp tác, giao lưu về chính trị, quân sự.
C. Tiến hành liên kết thành lập các liên minh chính trị, quân sự.
D. Tăng cường đẩy mạnh cuộc chiến tranh xâm lược thuộc địa.
-
Câu 23:
Chính sách mà Mĩ thực hiện ở khu vực Mĩ Latinh đầu thế kỉ XX chính là biểu hiện của điều gì?
A. sự nô dịch văn hóa.
B. sự đồng hóa dân tộc.
C. chủ nghĩa thực dân mới
D. chủ nghĩa thực dân cũ.
-
Câu 24:
Địa danh nào dưới đây, đã diễn ra chiến dịch có tính chất quyết định của quân Pháp chống lại quân Đức trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất?
A. Xom-nơ
B. Sông Mác- nơ
C. Véc-đoong
D. Pa-ri
-
Câu 25:
Tham vọng của Anh khi tham gia chiến tranh?
A. Muốn bành trướng, mở rộng lãnh thổ và tầm ảnh hưởng của mình
B. Muốn tranh thủ thời cơ, dựa vào chiến tranh để phát triển cho đế quốc
C. Ngăn chặn tham vọng làm bá chủ thế giới của Đức, chiếm lĩnh quyền lợi tại khu vực Trung Đông.
D. Cạnh tranh, đánh bại đế quốc Đức, mưu đồ làm bá chủ thế giới.
-
Câu 26:
Bước sang thế kỉ XIX, Nhật Bản đứng trước thách thức nào chưa từng có trong lịch sử chống giặc ngoại xâm?
A. Chế độ Mạc Phủ ở Nhật Bản ở trong tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng.
B. Sự xâm nhập mạnh mẽ của nước phương Tây vào Nhật Bản.
C. Mạc phủ kí với Mĩ Hiệp ước bất bình đẳng đầu tiên (31-3-1854).
D. Nhật Bản hoàn toàn lệ thuộc vào các nước phương Tây.
-
Câu 27:
Tại sao gọi cuộc cải cách của Minh Trị là cuộc cách mạng tư sản không triệt để?
A. Giai cấp tư sản chưa thật sự nắm quyền.
B. Nông dân được phép mua bán ruộng đất.
C. Liên minh quý tộc – tư sản nắm quyền.
D. Chưa xóa bỏ những bất bình đẳng với đế quốc.
-
Câu 28:
Trong cuộc đua giành giật thuộc địa nước nào hung hãn nhất?
A. Mĩ
B. Anh
C. Đức
D. Nhật
-
Câu 29:
Phát xít Đức đầu hàng không điều kiện trong chiến tranh Thế giới 1 vào ngày nào?
A. 2/4/1917
B. 3/3/1918
C. 2/11/1918
D. 11/11/1918
-
Câu 30:
Khi các nước đế quốc, thực dân đặt chân đến xâm lược, hầu hết chế độ phong kiến ở các nước châu Á và châu Phi đều thực hiện nhiệm vụ nào?
A. lạc hậu, bảo thủ và khủng hoảng trầm trọng.
B. có sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế và văn hóa.
C. kinh tế phát triển nhờ giao lưu mạnh mẽ với bên ngoài.
D. có sự phát triển nhất định do thực hiện cải cách phù hợp.
-
Câu 31:
Mĩ đã sử dụng những chiến lược nào dưới đây để biến Mĩ Latinh thành khu vực độc chiếm của mình?
A. Học thuyết Mơn – rô
B. Ngoại giao chiến hạm và đồng đô la
C. Châu Mĩ là của người châu Mĩ
D. Ngoại giao đô la
-
Câu 32:
Từ năm 1914 đến năm 1916, diễn ra sự kiện lịch sử gì ở Mê-hi-cô?
A. Tây Ban Nha tranh chấp Mê-hi-cô với Mĩ
B. Bồ Đào Nha mở cuộc tấn công tái chiếm Mê-hi-cô
C. Mĩ kiểm soát chặt chẽ Mê-hi-cô
D. Mĩ hai lần đem quân đánh Mê-hi-cô
-
Câu 33:
Đầu thế kỷ XX, Mĩ đã áp dụng chính sách nào để biến Mĩ Latinh hoàn toàn trở thành “ sân sau” ?
A. Cái gậy lớn”.
B. Ngoại giao đồng đô la
C. Châu Mĩ của người châu Mĩ
D. “ Cái gậy lớn” và “ ngoại giao đồng đô la”.
-
Câu 34:
Nội dung nào không phải là ý nghĩa của cao trào cách mạng 1905-1908 ở Ấn Độ?
A. Mang đậm ý thức dân tộc sâu sắc.
B. Thức tỉnh nhân dân Ấn Độ để hoà chung vào trào lưu dân tộc, dân chủ ở Châu Á.
C. Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Ấn Độ.
D. Thể hiện tinh thần đấu tranh bất khuất của nhân dân Ấn Độ.
-
Câu 35:
Tại sao thắng lợi cuộc chiến lại nghiêng về phe Hiệp ước?
A. Phe hiệp ước gồm các nước đế quốc già, nhiều tiềm lực và kinh nghiệm
B. Nước Mĩ tham chiến và ủng hộ phe Hiệp ước
C. Do sự hung hăng, hiếu chiến của đế quốc Đức dẫn tới sai lầm lớn về chiến lược
D. Cách mạng tháng 10 Nga thành công và sự tham chiến của Mĩ ủng hộ phe Hiệp ước
-
Câu 36:
Điểm khác biệt cơ bản giữa phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của khu vực Mĩ Latinh với châu Á và châu Phi trong thế kỉ XIX là gì?
A. Kẻ thù.
B. Kết quả.
C. Phương pháp đấu tranh
D. Mục tiêu
-
Câu 37:
Chính sách đối ngoại nào của các nước nước tư bản Âu – Mĩ thế kỉ XIX đã ảnh hưởng trực tiếp tới các nước Á, Phi, Mĩ Latinh?
A. Chủ trương mở rộng quan hệ hợp tác lẫn nhau về kinh tế.
B. Thực hiện tăng cường hợp tác, giao lưu về chính trị, quân sự.
C. Tiến hành liên kết thành lập các liên minh chính trị, quân sự.
D. Tăng cường đẩy mạnh cuộc chiến tranh xâm lược thuộc địa.
-
Câu 38:
Phong trào “Ai Cập trẻ” đã lôi cuốn được giai cấp và tầng lớp nào tham gia?
A. Một số giai cấp tư sản và tiểu tư sản
B. Một số thanh niên yêu nước, căm thù thực dân
C. Một số tiểu tư sản và trí thức ở thành thị
D. Một số trí thức và sĩ quan yêu nước
-
Câu 39:
Với những Hiệp ước Nhật Bản kí với các nước phương Tây vào những năm 50 của thế kỉ XIX đã đánh dấu Nhật Bản bước vào quan hệ quốc tế với tư cách là gì?
A. lệ thuộc vào các nước phương Tây.
B. hoàn toàn tư chủ về mọi mặt.
C. thuộc địa của các nước phương Tây.
D. hoàn toàn tự chủ về chính trị và kinh tế.
-
Câu 40:
Trong chính phủ mới của Minh Trị, tầng lớp nào giữ vai trò quan trọng?
A. Quý tộc tư sản hóa
B. Địa chủ.
C. Quý tộc phong kiến
D. Tư sản