Đề thi giữa HK1 môn Hóa học 12 năm 2021-2022
Trường THPT Phạm Ngũ Lão
-
Câu 1:
Chất phân biệt tinh bột, glixerin, lòng trắng trứng riêng biệt dưới đây?
A. HNO3
B. Cu(OH)2
C. I2
D. Giấy quì
-
Câu 2:
Số phát biểu đúng của protein trong 4 ý?
(1) Protein phản ứng màu biure Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường cho màu tím đặc trưng.
(2) Protein dạng sợi tan trong nước tạo dung dịch keo.
(3) Protein tác dụng với HNO3 đặc, cho kết tủa vàng.
(4) Protein đều là chất lỏng ở điều kiện thường.
A. 2
B. 1
C. 3
D. 4
-
Câu 3:
Hãy tìm các chất X, Y, Z, T biết chúng thõa mãn dưới đây?
Mẫu thử
Thí nghiệm
Hiện tượng
X
Tác dụng với Cu(OH)2
Hợp chất màu tím
Y
Quì tím ẩm
Quì đổi xanh
Z
Tác dụng với dung dịch Br2
Dung dịch mất màu và có kết tủa trắng
T
Tác dụng với dung dịch Br2
Dung dịch mất màu
A. Acrilonitrin, Anilin, Gly-Ala-Ala, Metylamin.
B. Gly-Ala-Ala, Metylamin, Acrilonitrin, Anilin.
C. Gly-Ala-Ala, Metylamin, Acrilonitrin, Anilin.
D. Metylamin, Anilin, Gly-Ala-Ala, Acrilonitrin.
-
Câu 4:
Ý sai về peptit và protein bên dưới?
A. Isoamyl axetat có mùi chuối chín.
B. Tất cả các protein đều tan trong nước tạo thành dung dịch keo.
C. Protein là những polipeptit cao phân tử có phân tử khối từ vài chục nghìn đến vài triệu.
D. Phân tử xenlulozơ được cấu tạo từ các gốc glucozơ.
-
Câu 5:
Công thức đúng của X thu được sau phản ứng glixerol với RCOOH trong H2SO4 đặc?
(a) (RCOO)3C3H5;
(b) (RCOO)2C3H5(OH);
(c) (HO)2C3H5OOCR;
(d) (ROOC)2C3H5(OH);
(e) C3H5(COOR)3.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 6:
Tăng nhiệt độ sôi được sắp xếp tăng dần?
A. HCOOCH3 < CH3COOH < CH3CH2OH
B. HCOOCH3 < CH3CH2OH < CH3COOH.
C. CH3COOH < CH3CH2OH < HCOOCH3.
D. CH3CH2OH < HCOOCH3 < CH3COOH.
-
Câu 7:
Cho đồng phân C2H4O2 vào dd NaOH, Na, dd AgNO3/NH3 thì có mấy phản ứng?
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
-
Câu 8:
Những cặp phản ứng (1) CH3COOH và C2H5CHO; (2) C6H5OH và CH3COOH; (3) C6H5OH và (CH3CO)2O; (4) CH3COOH và C2H5OH; (5) CH3COOH và CH≡CH; (6) C6H5COOH và C2H5OH?
A. (1), (2), (3), (4), (5).
B. (2), (3), (4), (5), (6).
C. (2), (4), (5), (6).
D. (3), (4), (5), (6).
-
Câu 9:
Mấy đồng phân este mạch hở C5H8O2 khi thủy phân sinh ra 1 axit và 1 anđehit?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 10:
Điều không đúng về este X biết chúng có các đặc điểm dưới đây?
- Đốt cháy hoàn toàn X tạo thành CO2 và H2O có số mol bằng nhau;
- Thuỷ phân X trong môi trường axit được chất Y (tham gia phản ứng tráng gương) và chất Z (có số nguyên tử cacbon bằng một nửa số nguyên tử cacbon trong X).
A. Chất X thuộc loại este no, đơn chức.
B. Chất Y tan vô hạn trong nước.
C. Đun Z với dd H2SO4 đặc ở 170oC thu được anken.
D. Đốt cháy hoàn toàn 1 mol X sinh ra sản phẩm gồm 2 mol CO2 và 2 mol H2O.
-
Câu 11:
Khi thủy phân a gam một chất béo X thu được 0,92 gam glixerol, 3,02 gam natri linoleat C17H31COONa và m gam natri oleat C17H33COONa. Số đồng phân cấu tạo có thể có của X là:
A. 2
B. 4
C. 1
D. 3
-
Câu 12:
Thủy phân trieste X thu được glixerol và hỗn hợp hai axit béo gồm RCOOH và R’COOH. Có tối đa bao nhiêu công thức cấu tạo thỏa mãn X ?
A. 2
B. 4
C. 6
D. 8
-
Câu 13:
Thủy phân trieste X thu được glixerol và hỗn hợp ba muối gồm RCOONa, R’COONa và R’’COONa. Có tối đa bao nhiêu công thức cấu tạo thỏa mãn X ?
A. 3
B. 6
C. 9
D. 18
-
Câu 14:
Công thức nào sau đây không phải là chất béo?
A. (C15H31COO)3C3H5.
B. (CH3COO)3C3H5.
C. (C17H35COO)3C3H5.
D. (C17H33COO)3C3H5.
-
Câu 15:
Cho 200 gam một loại chất béo có chỉ số axit bằng 7 tác dụng vừa đủ với một lượng NaOH, thu được 207,55 gam hỗn hợp muối khan. Khối lượng NaOH đã tham gia phản ứng là
A. 31 gam.
B. 32,36 gam.
C. 30 gam.
D. 31,45 gam
-
Câu 16:
Tổng số miligam KOH để trung hoà hết lượng axit tự do và xà phòng hoá hết lượng este trong một gam chất béo gọi là chỉ số xà phòng hoá của chất béo. Vậy chỉ số xà phòng hoá của mẫu chất béo có chỉ số axit bằng 7 chứa 89% tristearin là:
A. 185.
B. 175.
C. 165.
D. 155.
-
Câu 17:
Xà phòng hoá hoàn toàn m gam lipit X bằng 200 gam dung dịch NaOH 8% sau phản ứng thu được 9,2 gam glixerol và 94,6 gam chất rắn khan. Công thức cấu tạo của X là
A. (C17H35COO)3C3H5.
B. (C15H31COO)3C3H5.
C. (C17H33COO)3C3H5.
D. (C17H31COO)3C3H5.
-
Câu 18:
Thủy phân chất béo glixerol tristearat (C17H35COO)3C3H5 cần dùng 1,2 kg NaOH. Biết hiệu suất phản ứng là 80%. Khối lượng glixerol thu được là:
A. 8,100 kg
B. 0.750 kg
C. 0,736 kg
D. 6,900 kg
-
Câu 19:
Phát biểu nào sau đây sai
A. Nhiệt độ sôi của este thấp hơn hẳn so với ancol có cùng phân tử khối.
B. Trong công nghiệp có thể chuyển hoá chất béo lỏng thành chất béo rắn.
C. Số nguyên tử hiđro trong phân tử este đơn và đa chức luôn là một số chẵn.
D. Sản phẩm của phản ứng xà phòng hoá chất béo là axit béo và glixerol.
-
Câu 20:
Khi thuỷ phân trong môi trường axit, tristearin ta thu được sản phẩm là
A. C15H31COONa và etanol.
B. C17H35COOH và glixerol.
C. C15H31COOH và glixerol.
D. C17H35COONa và glixerol.
-
Câu 21:
Thuỷ phân hoàn toàn 10 gam một lipit trung tính cần 1,68 gam KOH. Từ 1 tấn lipit trên có thể điều chế được bao nhiêu tấn xà phòng natri 72%.
A. 1,428
B. 1,028
C. 1,513
D. 1,628
-
Câu 22:
Giả sử một chất béo có công thức: (RCOO)3C3H5 . Muốn điều chế 20 kg xà phòng từ chất béo này thì cần dùng bao nhiêu kg chất béo này để tác dụng với dung dịch xút? Coi phản ứng xảy ra hoàn toàn.
A. 19,37 kg
B. 21,5 kg
C. 25,8 kg
D. Một trị số khác
-
Câu 23:
Câu nào sau đây đúng? Dầu mỡ động thực vật và dầu bôi trơn máy:
A. Khác nhau hoàn toàn
B. Giống nhau hoàn toàn
C. Chỉ giống nhau về tính chất hoá học.
D. Đều là lipit.
-
Câu 24:
Chỉ số axit của một loại chất béo chứa tristearin và axit béo stearic trong đó có 89% tristearin là:
A. 21,69
B. 7,2
C. 168
D. 175,49
-
Câu 25:
Xác định tên axit thu được sau phản ứng biết xà phòng hóa trieste X bằng NaOH thu được 9,2g glixerol và 83,4g muối của một axit no.
A. Stearic
B. Oleic
C. Panmitic
D. Linoleic
-
Câu 26:
Glucozơ không có được tính chất nào dưới đây?
A. Tính chất của nhóm andehit
B. Tính chất của nhóm andehit
C. Tham gia phản ứng thủy phân
D. Lên men tạo ancol etylic
-
Câu 27:
Lượng glucozơ cần dùng để tạo ra 1,82g sobitol với hiệu suất 80% là:
A. 2,25g
B. 1,80g
C. 1,82g
D. 1,44g
-
Câu 28:
Lên men 15g glucozơ, lượng CO2 sinh ra cho hấp thụ hết vào dung dịch nước vôi trong thu được 10g kết tủa và khối lượng dung dịch giảm 3,40g. Hiệu suất của phản ứng lên men là:
A. 75%
B. 80%
C. 90%
D. 95%
-
Câu 29:
Đun nóng dung dịch chứa 27g glucozơ với dung dịch AgNO3 trong amoniac. Gỉa sử hiệu suất phản ứng 75% thấy bạc kim loại tách ra. Khối lượng bạc kim loại thu được là:
A. 24,3g
B. 16,2g
C. 32,4g
D. 21,6g
-
Câu 30:
Thủy phân hoàn toàn 62,5g dung dịch saccarozơ 17,1% trong môi trường axit ta thu được dung dịch X. Cho AgNO3/NH3 vào dung dịch X và đun nhẹ thu được khối lượng bạc là:
A. 13,5g
B. 6,75
C. 3,375g
D. 1,68g
-
Câu 31:
Hiđro hoá hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm glucozơ và fructozơ cần phải dùng 4,48lít khí H2 ở đktc. Mặt khác, cũng m gam hỗn hợp này tác dụng vừa hết với 8 gam Br2 trong dung dịch. Số mol của glucozơ và fructozơ trong m gam hỗn hợp này lần lượt là:
A. 0,05mol và 0,15mol
B. 0,05mol và 0,15mol
C. 0,1mol và 0,15mol
D. 0,2mol và 0,2mol
-
Câu 32:
Cho 3 chất: Glucozơ, axit axetic, glixerol. Để phân biệt 3 chất trên chỉ cần dùng 2 hoá chất là
A. Dung dịch Na2CO3 và Na
B. Ag2O/dd NH3 và quỳ tím
C. Dung dịch NaHCO3 và dung dịch AgNO3
D. Quỳ tím và Na
-
Câu 33:
Để chứng minh trong phân tử của glucozơ có nhiều nhóm hiđroxyl, người ta cho dung dịch glucozơ phản ứng với
A. Kim loại Na
B. Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường
C. AgNO3 (hoặc Ag2O) trong dung dịch NH3, đun nóng
D. Cu(OH)2 trong NaOH, đun nóng
-
Câu 34:
Khí CO2 chiếm 0,03 % thể tích không khí. Thể tích không khí (ở đktc) để cung cấp CO2 cho phản ứng quang hợp để tạo ra 27 gam glucozơ là?
A. 44800 lít
B. 672 lít
C. 67200 lít
D. 448 lít
-
Câu 35:
Thủy phân 62,5 gam saccarozo 17,1% trong H+ được X. Cho AgNO3/NH3 vào X thu được mAg là bao nhiêu?
A. 10,8g
B. 13,5g
C. 21,6g
D. 2,16g
-
Câu 36:
Cho 34,2g saccarozơ lẫn mantozơ vào AgNO3/NH3 dư, thu được 0,216 gam Ag. Tính độ tinh khiết saccarozơ?
A. 1%
B. 99%
C. 90%
D. 10%
-
Câu 37:
Thủy phân 100g nước rỉ đường được 100 ml dung dịch X. Lấy 10 ml X cho tham gia phản ứng tráng bạc trong môi trường kiềm với sự có mặt của NaOH và NH3 thu được 0,648 gam Ag. Tính CM của saccarozo trong dung dịch nước rỉ đường.
A. 5.21
B. 3,18
C. 5,13
D. 4,34
-
Câu 38:
Để có 29,7 kg xenlulozo trinitrat, cần dựng dùng dịch chứa bao nhiêu kg axit nitric (%H = 90%)?
A. 30 kg
B. 42kg
C. 21kg
D. 10kg
-
Câu 39:
Cho 0,02 mol saccarozơ và 0,01 mol mantozơ thủy phân được X (%H = 75%). Khi X tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thì lượng Ag là mấy?
A. 0,090 mol.
B. 0,095 mol.
C. 0,12 mol.
D. 0,06 mol.
-
Câu 40:
Cho hỗn hợp E gồm ba chất X, Y và ancol propylic. X, Y là hai amin kế tiếp nhau trong cùng dãy đồng đẳng; phân tử X, Y đều có hai nhóm NH2 và gốc hiđrocacbon không no; MX < MY. Khi đốt cháy hết 0,1 mol E cần vừa đủ 0,67 mol O2, thu được H2O, N2 và 0,42 mol CO2. Phần trăm khối lượng của Y trong E là
A. 46,30%
B. 19,35%
C. 39,81%
D. 13,89%