Đề thi giữa HK1 môn Hóa học 10 CTST năm 2022-2023
Trường THPT Lê Lợi
-
Câu 1:
Cho các quá trình biến đổi sau:
(1) Nước sôi bay hơi.
(2) Nhúng đinh sắt vào dung dịch acid chloride thấy sủi bọt khí, đinh sắt tan dần.
Khẳng định đúng là
A. (1) là quá trình biến đổi vật lí, (2) là quá trình biến đổi hóa học
B. (1) là quá trình biến đổi hóa học, (2) là quá trình biến đổi vật lí
C. Cả (1) và (2) đều là quá trình biến đổi hóa học
D. Cả (1) và (2) đều là quá trình biến đổi vật lí
-
Câu 2:
Hóa học là ngành khoa học thuộc lĩnh vực
A. khoa học hình thức
B. khoa học xã hội
C. khoa học tự nhiên
D. khoa học ứng dụng
-
Câu 3:
Nội dung nào dưới đây không phải đối tượng nghiên cứu của hóa học?
A. Thành phần, cấu trúc của chất
B. Tính chất và sự biến đổi của chất
C. Ứng dụng của chất
D. Sự lớn lên và sinh sản của tế bào
-
Câu 4:
Trong các chất: nhôm (aluminium), nitơ (nitrogen), oxi (oxygen), nước. Hợp chất là
A. nhôm (aluminium)
B. nitơ (nitrogen)
C. oxi (oxygen)
D. nước
-
Câu 5:
Loại hạt có khối lượng và mang điện tích âm tồn tại trong nguyên tử là
A. proton
B. hạt nhân
C. electron
D. neutron
-
Câu 6:
Khẳng định đúng là
A. Nguyên tử có cấu tạo đặc khít, gồm hạt nhân ở trung tâm và lớp vỏ là các electron chuyển động xung quanh hạt nhân.
B. Nguyên tử có cấu tạo rỗng, gồm hạt nhân ở trung tâm và lớp vỏ là các electron chuyển động xung quanh hạt nhân.
C. Nguyên tử có cấu tạo rỗng, gồm electron ở trung tâm và hạt nhân chuyển động xung quanh.
D. Nguyên tử có cấu tạo đặc khít, gồm electron ở trung tâm và hạt nhân chuyển động xung quanh.
-
Câu 7:
Cấu tạo của nguyên tử gồm
A. hạt nhân chứa proton, neutron và vỏ nguyên tử chứa electron
B. hạt nhân chứa proton, neutron
C. hạt nhân chứa proton, electron và vỏ nguyên tử chứa neutron
D. hạt nhân và vỏ nguyên tử chưa proton
-
Câu 8:
Nguyên tử oxygen có 8 electron, hạt nhân nguyên tử này có điện tích là
A. – 8
B. + 8
C. – 16
D. + 1
-
Câu 9:
Hạt được tìm thấy trong hạt nhân và không mang điện là
A. proton
B. hạt bụi
C. electron
D. neutron
-
Câu 10:
Khẳng định đúng là
A. Số đơn vị điện tích dương của hạt nhân lớn hơn số đơn vị điện tích âm của các electron trong nguyên tử.
B. Số đơn vị điện tích âm của hạt nhân bằng số đơn vị điện tích dương của các electron trong nguyên tử.
C. Số đơn vị điện tích dương của hạt nhân bằng số đơn vị điện tích âm của các electron trong nguyên tử.
D. Số đơn vị điện tích dương của hạt nhân nhỏ hơn số đơn vị điện tích âm của các electron trong nguyên tử.
-
Câu 11:
Nguyên tử aluminium có 13 electron. Điện tích hạt nhân của nguyên tử này là
A. 13
B. 27
C. + 13
D. + 27
-
Câu 12:
Công thức tính số khối (A) là
A. Số khối (A) = số proton (P) + số electron (E)
B. Số khối (A) = số neutron (N) + số electron (E)
C. Số khối (A) = số proton (P) × 2
D. Số khối (A) = số proton (P) + số neutron (N)
-
Câu 13:
Số hiệu nguyên tử của một nguyên tố là
A. điện tích hạt nhân nguyên tử của nguyên tố đó
B. số đơn vị điện tích hạt nhân nguyên tử của nguyên tố đó
C. tổng số proton và neutron trong nguyên tử của nguyên tố đó
D. tổng số proton và electron trong nguyên tử của nguyên tố đó
-
Câu 14:
Nguyên tố hóa học là tập hợp
A. các nguyên tử có cùng số hạt neutron;
B. các nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân;
C. các nguyên tử có cùng số hạt neutron và proton;
D. các nguyên tử có cùng số số khối A.
-
Câu 15:
Nguyên tử của nguyên tố magnesium (Mg) có 12 proton và 12 neutron. Nguyên tử khối của Mg là
A. 12 amu
B. 24 amu
C. 36 amu
D. 6 amu
-
Câu 16:
Lithium có 2 đồng vị là 7Li và 6Li. Nguyên tử khối trung bình của Li là 6,93. Phần trăm số nguyên tử của đồng vị 7Li là
A. 93%;
B. 7%;
C. 78%;
D. 22%.
-
Câu 17:
Orbital nguyên tử (kí hiệu là AO) là
A. khu vực không gian xung quanh hạt nhân nguyên tử mà xác suất tìm thấy electron trong khu vực đó là lớn nhất (khoảng 90%);
B. khu vực không gian trong hạt nhân nguyên tử mà xác suất tìm thấy electron trong khu vực đó là lớn nhất (khoảng 90%);
C. khu vực không gian xung quanh hạt nhân nguyên tử mà xác suất tìm thấy electron trong khu vực đó là nhỏ nhất (khoảng 10%);
D. khu vực không gian xung quanh hạt nhân nguyên tử mà xác suất tìm thấy proton trong khu vực đó là nhỏ nhất (khoảng 10%).
-
Câu 18:
Trong nguyên tử, các electron được sắp xếp thành từng lớp từ gần đến xa hạt nhân. Kí hiệu của các lớp thứ 1, lớp 2, lớp 3, lớp 4 lần lượt là
A. A, B, C, D;
B. V, X, Y, Z,
C. K, L, M, N
D. M, N, O, P
-
Câu 19:
Các phân lớp s, p, d, f lần lượt có các số AO tương ứng là
A. 1; 4; 9; 16
B. 1; 2; 3; 4
C. 1; 3; 5; 7
D. 2; 6; 10; 14
-
Câu 20:
Theo nguyên lí Pauli
A. Mỗi orbital chỉ chứa tối đa 2 electron và có chiều tự quay ngược nhau.
B. Mỗi orbital chỉ chứa tối đa 1 electron.
C. Mỗi orbital chỉ chứa tối đa 2 electron và có cùng chiều tự quay.
D. Mỗi orbital chứa tối đa 3 electron.
-
Câu 21:
Khẳng định sai là
A. Các phân lớp s2, p6, d10, f14 chứa đủ số electron tối đa gọi là phân lớp bão hòa.
B. Các phân lớp s1, p3, d5, f7 chứa một nửa số electron tối đa gọi là phân lớp nửa bão hòa.
C. Các phân lớp chưa đủ số electron tối đa gọi là phân lớp chưa bão hòa.
D. Trong cùng một phân lớp chưa bão hòa, các electron sẽ phân bố vào các orbital sao cho số electron độc thân là tối thiểu.
-
Câu 22:
Cho nguyên tử Fe có Z = 26. Cấu hình electron của nguyên tử Fe là
A. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d8
B. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4d8
C. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2 3d6
D. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d6 4s2
-
Câu 23:
Nguyên tố Y có 2 lớp electron, lớp thứ hai có 5 electron. Số hiệu nguyên tử của Y là
A. 2
B. 5
C. 7
D. 9
-
Câu 24:
Theo bảng tuần hoàn của Mendeleev, các nguyên tố được sắp xếp theo thứ tự tăng dần
A. khối lượng nguyên tử
B. cấu hình electron
C. số hiệu nguyên tử
D. số khối
-
Câu 25:
Số thứ tự của một ô nguyên tố bằng
A. số lớp electron của nguyên tố hóa học trong ô đó
B. số electron lớp ngoài cùng của nguyên tố hóa học trong ô đó
C. số hiệu nguyên tử của nguyên tố hóa học trong ô đó
D. số khối của nguyên tố hóa học trong ô đó
-
Câu 26:
Bảng tuần hoàn gồm có
A. 7 chu kì: 4 chu kì nhỏ và 3 chu kì lớn
B. 8 chu kì: 4 chu kì nhỏ và 4 chu kì lớn
C. 18 chu kì: 8 chu kì nhỏ và 10 chu kì lớn
D. 7 chu kì: 3 chu kì nhỏ và 4 chu kì lớn
-
Câu 27:
Các electron có khả năng tham gia hình thành liên kết hóa học là
A. electron s
B. electron p
C. electron hóa trị
D. electron ở lớp trong cùng
-
Câu 28:
Nguyên tố aluminium (Al) có số hiệu nguyên tử là 13. Aluminium thuộc khối nguyên tố
A. s
B. p
C. d
D. f
-
Câu 29:
Nguyên tố Y ở chu kì 3 nhóm IVA. Cấu hình electron nguyên tử của Y là
A. 1s22s22p63s23p4
B. 1s22s22p63s23p2
C. 1s22s22p63s23p6
D. 1s22s22p63s23p63d34s2
-
Câu 30:
Cho các phát biểu sau:
(1) Trong một nhóm A, theo chiều từ trên xuống dưới, số lớp electron tăng dần nên bán kính nguyên tử có xu hướng tăng.
(2) Trong một nhóm A, theo chiều từ dưới lên trên, số lớp electron tăng dần nên bán kính nguyên tử có xu hướng tăng.
(3) Trong một nhóm A, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, lực hút của hạt nhân với các electron lớp ngoài cùng tăng. Do đó độ âm điện có xu hướng tăng dần.
(4) Trong một nhóm A, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, bán kính nguyên tử tăng nhanh, lực hút của hạt nhân với các electron lớp ngoài cùng giảm. Do đó độ âm điện có xu hướng giảm dần.
Phát biểu đúng là
A. (1) và (3)
B. (1) và (4)
C. (2) và (3)
D. (2) và (4)
-
Câu 31:
Sắp xếp các nguyên tố sau đây theo chiều tăng dần độ âm điện: Na, K, Mg, Al
A. Al, Mg, Na, K
B. K, Na, Mg, Al
C. Na, Mg, Al, K
D. K, Al, Mg, Na
-
Câu 32:
So sánh tính kim loại của Na, Mg, K đúng là
A. Na > Mg > K
B. K > Mg > Na
C. Mg > Na > K
D. K > Na > Mg
-
Câu 33:
Nguyên tử của nguyên tố nào sau đây có bán kính nguyên tử lớn nhất?
A. Si (Z = 14)
B. P (Z = 15)
C. Ge (Z = 32)
D. As (Z = 33)
-
Câu 34:
Các chất H2SiO3, HClO4, H2SO4 và H3PO4 được sắp xếp theo chiều giảm dần tính acid là
A. H2SiO3, HClO4, H2SO4, H3PO4
B. H2SiO3, H3PO4, H2SO4, HClO4
C. HClO4, H2SO4, H3PO4, H2SiO3
D. H2SO4, H3PO4, H2SiO3, HClO4
-
Câu 35:
Khẳng định nào dưới đây sai khi nói về các nguyên tố nhóm A?
A. Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính kim loại của nguyên tử nguyên tố hóa học có xu hướng giảm trong cùng một nhóm và tăng trong cùng một chu kì.
B. Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính phi kim của nguyên tử nguyên tố hóa học có xu hướng giảm trong cùng một nhóm và tăng trong cùng một chu kì.
C. Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính acid của oxide và hydroxide có xu hướng tăng dần trong một chu kì.
D. Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính base của oxide và hydroxide có xu hướng giảm dần trong một chu kì.
-
Câu 36:
Nguyên tử nguyên tố G có cấu hình electron là [Ne] 3s2 3p4. Vị trí của G trong bảng tuần hoàn là
A. ô thứ 16, chu kì 3, nhóm VIA;
B. ô thứ 26, chu kì 3, nhóm IVB;
C. ô thứ 16, chu kì 2, nhóm IVA;
D. ô thứ 26, chu kì 3, nhóm VIA.
-
Câu 37:
Nguyên tố Y ở chu kì 3, nhóm IA trong bảng tuần hoàn. Tính chất hóa học cơ bản của Y là
A. kim loại
B. khí hiếm
C. phi kim
D. base
-
Câu 38:
Nguyên tố potassium thuộc ô 19 trong bảng tuần hoàn. Cấu tạo nguyên tử này là
A. Có 19 electron, 4 lớp electron và lớp ngoài cùng có 1 electron
B. Có 20 electron, 4 lớp lớp electron và lớp ngoài cùng có 2 electron
C. Có 19 electron, 3 lớp electron và lớp ngoài cùng có 9 electron
D. Có 19 electron, 1 lớp electron và lớp ngoài cùng có 4 electron
-
Câu 39:
Nguyên tử Fe có kí hiệu \(_{26}^{56}Fe\). Cho các phát biểu sau về Fe:
(1) Nguyên tử của nguyên tố Fe có 8 electron ở lớp ngoài cùng.
(2) Nguyên tử của nguyên tố Fe có 30 neutron trong hạt nhân
(3) Fe là một phi kim
(4) Fe là nguyên tố d
Trong các phát biểu trên, phát biểu đúng là
A. (1), (2), (3) và (4)
B. (1), (2), và (4)
C. (2) và (4)
D. (2), (3) và (4)
-
Câu 40:
Sulfur dạng kem bôi được sử dụng để điều trị mụn trứng cá. Nguyên tử sulfur có phân lớp electron ngoài cùng là 3p4. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về nguyên tử sulfur?
A. Lớp ngoài cùng của sulfur có 6 electron.
B. Hạt nhân nguyên tử sulfur có 16 electron.
C. Trong bảng tuần hoàn sulfur nằm ở chu kì 3.
D. Sulfur nằm ở nhóm VIA.