Đề thi giữa HK1 môn Địa lí 11 năm 2022-2023
Trường THPT Phan Ngọc Hiển
-
Câu 1:
Cho bảng số liệu: Cơ cấu GDP phân theo khu vực của Thụy Điển và Ê-ti-ô-pi-a năm 2013 (Đơn vị: %)
Biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện quy mô, cơ cấu GDP của Thụy Điển và Ê-ti-ô-pi-a là?
A. Biểu đồ cột
B. Biểu đồ đường
C. Biểu đồ tròn
D. Biểu đồ miền
-
Câu 2:
Cho bảng số liệu: GDP bình quân đầu người của một số nước trên thế giới năm 2013 (Đơn vị: USD)
Nhận xét nào sau đây là đúng?
A. Các nước phát triển có GDP/người đều trên 60 nghìn USD
B. GDP/người chênh lệch lớn giữa các nước phát triển và đang phát triển
C. Các nước đang phát triển không có sự chênh lệch nhiều về GDP/người
D. Không có sự chênh lệch nhiều về GDP/người giữa các nhóm nước
-
Câu 3:
Đặc điểm chung của nhóm các nước đang phát triển là gì?
A. GDP bình quân đầu người thấp, chỉ số HDI ở mức cao, nợ nước ngoài nhiều
B. GDP bình quân đầu người cao, chỉ số HDI ở mức thấp, nợ nước ngoài nhiều
C. GDP bình quân đầu người thấp, chỉ số HDI ở mức thấp, nợ nước ngoài nhiều
D. Năng suất lao động xã hội cao, chỉ số HDI ở mức thấp, nợ nước ngoài nhiều
-
Câu 4:
Nhận định nào sau đây không phải là đặc điểm chung của nhóm các nước kinh tế phát triển?
A. Đầu tư nước ngoài lớn
B. Ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng lớn
C. Chỉ số phát triển con người (HDI) cao
D. Thu nhập bình quân đầu người không cao
-
Câu 5:
Nhóm nước nào có đặc điểm nổi bật là “ Trải qua quá trình công nghiệp hóa và đạt trình độ phát triển nhất định về công nghiệp”?
A. Công nghiệp mới
B. Kinh tế đang phát triển
C. Kinh tế phát triển
D. Chậm phát triển
-
Câu 6:
Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của các nước phát triển có đặc điểm như thế nào?
A. Khu vực II rất cao, khu vực I và III thấp
B. Khu vực I rất thấp, khu vực II và III cao
C. Khu vực I và III cao, khu vực II thấp
D. Khu vực I rất thấp, khu vực III rất cao
-
Câu 7:
Dấu hiệu nào đặc trưng của cách mạng khoa học công nghệ hiện đại?
A. Sản xuất công nghiệp được chuyên môn hóa
B. Khoa học được ứng dụng vào sản xuất
C. Xuất hiện và bùng nổ công nghệ
D. Quy trình sản xuất được tự động hóa
-
Câu 8:
Đặc điểm chung của các trụ cột chính của cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại là gì?
A. Có hàm lượng tri thức cao
B. Chi phí sản xuất lớn
C. Thời gian nghiên cứu dài
D. Xuất hiện ở các nước đang phát triển
-
Câu 9:
Loại khoáng sản nào nổi bật ở Mĩ Latinh?
A. Dầu mỏ, khí đốt
B. Kim loại màu, kim loại quý và nhiên liệu
C. Kim loại đen, kim loại quý
D. Than đá, dầu khí
-
Câu 10:
Tài nguyên đất và khí hậu của Mĩ La- tinh rất thuận lợi cho phát triển ngành nông nghiệp nào?
A. Chăn nuôi gia cầm, thâm canh lúa nước
B. Thâm canh lúa nước, cây ăn quả cận nhiệt
C. Chăn nuôi đại gia súc, cây công nghiệp nhiệt đới
D. Cây ăn quả nhiệt đới, cây dược liệu
-
Câu 11:
Cho bảng số liệu
(Đơn vị: %)
Biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện dân số các châu lục trên thế giới năm 2005 và năm 2014 là:
A. Biểu đồ cột
B. Biểu dồ đường
C. Biểu đồ kết hợp (cột và đường)
D. Biểu đồ tròn
-
Câu 12:
Cho bảng số liệu: Tốc độ tăng trưởng GDP của một số nước châu Phi qua các năm
(Đơn vị: %)
Nhận xét nào sau đây đúng với bảng số liệu trên?
A. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước khá ổn định
B. Không có sự khác nhau về tốc độ tăng trưởng giữa các nước
C. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước trên nhìn chung không ổn định
D. Trong số các nước, An-giê-ri luôn có tốc độ tăng trưởng thấp nhất
-
Câu 13:
Đặc điểm kinh tế nổi bật của hầu hết các nước Mĩ La-tinh là gì?
A. Dựa vào xuất khẩu hàng công nghiệp
B. Phát triển ổn định, độc lập và tự chủ
C. Tốc độ tăng trưởng cao
D. Tốc độ phát triển không đều
-
Câu 14:
Nhận xét nào không phải là đặc điểm dân cư, xã hội của Mĩ La –tinh?
A. Số dân sống dưới mức nghèo khổ đông
B. Đa dân tộc, tỉ lệ dân theo đạo Hồi cao
C. Chênh lệch giàu nghèo rõ rệt
D. Hiện tượng đô thị hóa tự phát
-
Câu 15:
Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng đô thị hóa tự phát ở Mĩ La Tinh?
A. Nền công nghiệp phát triển quá nhanh
B. Dân nghèo không có ruộng kéo ra thành phố tìm việc làm
C. Sản xuất nông nghiệp lạc hậu với năng suất thấp
D. Sự xâm lược ồ ạt của các nước đế quốc
-
Câu 16:
Nguyên nhân nào làm cho nền kinh tế của Mĩ La- tinh phát triển chậm, thiếu ổn định và phụ thuộc vào nước ngoài?
A. Thiếu đường lối phát triển độc lập, tự chủ
B. Sự biến động mạnh của thị trường thế giới
C. Cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu
D. Tác động của cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại
-
Câu 17:
Muốn phát triển nông nghiệp, giải pháp cấp bách đối với đa số các quốc gia ở châu Phi là gì?
A. mở rộng mô hình sản xuất quảng canh
B. khai hoang để mở rộng diện tích đất trồng trọt
C. tạo ra các giống cây có thể chịu được khô hạn
D. áp dụng các biện pháp thủy lợi để hạn chế khô hạn
-
Câu 18:
Đầu tư của nước ngoài vào châu Phi tập trung chủ yếu vào ngành kinh tế nào?
A. Nông nghiệp
B. Dịch vụ
C. Công nghiệp cao
D. Khai thác khoáng sản
-
Câu 19:
Đại bộ phận lãnh thổ châu Phi là cảnh quan nào sau đây?
A. Hoang mạc và rừng cận nhiệt đới khô
B. Hoang mạc, bán hoang mạc và xavan
C. Xavan và rừng xích đạo
D. Rừng cận nhiệt đới khô và xavan
-
Câu 20:
Đặc điểm nổi bật của khí hậu châu Phi là gì?
A. Khô nóng
B. Lạnh khô
C. Nóng ẩm
D. Lạnh ẩm
-
Câu 21:
Nhận xét nào đúng nhất về thực trạng tài nguyên của Châu Phi?
A. Khoáng sản nhiều, đồng cỏ và rừng xích đạo diện tích rộng lớn
B. Khoáng sản và rừng đang bị khai thác quá mức
C. Khoáng sản phong phú, rừng nhiều nhưng chưa được khai thác
D. Trữ lượng lớn về vàng, kim cương, dầu mỏ, phốt phát nhưng chưa được khai thác
-
Câu 22:
Phát biểu nào không phải là đặc điểm dân cư – xã hội châu Phi?
A. Trình độ dân trí thấp
B. Nhiều hủ tục lạc hậu, bệnh tật
C. Xung đột sắc tộc, đói nghèo
D. Chỉ số phát triển con người cao
-
Câu 23:
Một trong những đặc điểm dân cư – xã hội nổi bật của châu Phi là gì?
A. Dân số đông, tăng rất chậm
B. Gia tăng dân số tự nhiên thấp
C. Tỉ lệ nhóm người trên 60 tuổi cao
D. Tuổi thọ trung bình thấp
-
Câu 24:
Phát biểu nào không phải là nguyên nhân kìm hãm sự phát triển của châu Phi?
A. Nạn nhập cư bất hợp pháp
B. Quản lý yếu kém, hậu quả của sự thống trị lâu dài
C. Xung đột sắc tộc, tôn giáo
D. Trình độ dân trí thấp
-
Câu 25:
Cho bảng số liệu: Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của một số nước trên thế giới qua các năm
(Đơn vị: %)
Nhận xét nào sau đây đúng với bảng số liệu trên?
A. Các nước đang phát triển có tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên thấp và giảm dần
B. Các nước phát triển có tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên rất thấp và có xu hướng tăng
C. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên các nước đang phát triển cao hơn các nước phát triển
D. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của các nhóm nước là ổn định không biến động
-
Câu 26:
Việc dân số thế giới tăng nhanh đã gây nên những hậu quả gì?
A. Thúc đẩy nhanh sự phát triển kinh tế
B. Làm cho tài nguyên suy giảm và ô nhiễm môi trường
C. Thúc đẩy gió dục và y tế phát triển
D. Làm cho chất lượng cuộc sống ngày càng tăng
-
Câu 27:
Dân số già sẽ dẫn tới hậu quả gì?
A. Thất nghiệp và thếu việc làm
B. Thiếu hụt nguồn lao động cho đất nước
C. Gây sức ép tới tài nguyên môi trường
D. Tài nguyên nhanh chóng cạn kiệt
-
Câu 28:
Ở Việt Nam, vùng nào sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu do nước biển dâng?
A. Trung du và miền núi Bắc Bộ
B. Đồng bằng sông Hồng
C. Tây Nguyên
D. Đồng bằng sông Cửu Long
-
Câu 29:
Năm 2016, hiện tượng cá chết hàng loạt ở một số tỉnh miền Trung của Việt Nam là do đâu?
A. Nước biển nóng lên
B. Hiện tương thủy triều đỏ
C. Ô nhiễm môi trường nước
D. Độ mặn của nước biển tăng
-
Câu 30:
Để bảo vệ động, thực vật quý hiếm khỏi nguy cơ tuyệt chủng cần làm gì?
A. Tăng cường nuôi trồng
B. Đưa chúng đến các vườn hú, công viên
C. Tuyệt đối không được khai thác
D. Đưa vào Sách đỏ để bảo vệ
-
Câu 31:
Để giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu cần sự hợp tác giữa các quốc gia nào?
A. Các quốc gia trên thế giới
B. Các quốc gia phát triển
C. Các quốc gia đang phát triển
D. Một số cường quốc kinh tế
-
Câu 32:
Hiện tượng nào dễ gây ra bệnh ung thư da?
A. Hiện tượng hiệu ứng nhà kính
B. Tầng ôdôn bị thủng ở Nam cực
C. Chất thải làm ô nhiễm biển và đại dương
D. Việc lạm dụng phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật
-
Câu 33:
Toàn cầu hóa và khu vực hóa là xu hướng tất yếu, dẫn đến điều gì?
A. Sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nên kinh tế
B. Sự liên kết giữa các nước phát triển với nhau
C. Các nước đang phát triển gặp nhiều khó khăn
D. Ít phụ thuộc lẫn nhau hơn giữa các nền kinh tế
-
Câu 34:
Hiện nay, muốn có được sức cạnh tranh kinh tế mạnh, các nước đang phát triển buộc phải làm gì?
A. Tăng cường tự do hóa thương mại
B. Nhận chuyển giao các công nghệ lạc hậu
C. Làm chủ được các ngành kinh tế mũi nhọn
D. Tiếp thu văn hóa của các nước phát triển
-
Câu 35:
Việt Nam là thành viên của các tổ chức liên kết khu vực nào?
A. EU và ASEAN
B. NAFTA và EU
C. NAFTA và APEC
D. APEC và ASEAN
-
Câu 36:
Tổ chức liên kết khu vực nào sau đây có sự tham gia của nhiều nước ở nhiều châu lục khác nhau?
A. Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương
B. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
C. Thị trường chung Nam Mĩ
D. Liên minh châu Âu
-
Câu 37:
Ý nghĩa tích cực của tự do hóa thương mại mở rộng là gì?
A. Tạo thuận lợi cho tài chính quốc tế phát triển
B. Nâng cao vai trò của các công ty đa quốc gia
C. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thế giới
D. Hàng hóa có điều kiện lưu thông rộng rãi
-
Câu 38:
Đặc điểm nào không phải là đặc điểm của các công ty xuyên quốc gia?
A. Hoạt động mạnh trong lĩnh vực du lịch
B. Phạm vi hoạt động ở nhiều quốc gia
C. Chi phối các ngành kinh tế quan trọng
D. Có nguồn của cải vật chất rất lớn
-
Câu 39:
ASEAN là tên viết tắt của tổ chức liên kết kinh tế khu vực nào sau đây?
A. Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mĩ
B. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
C. Thị trường chung Nam Mĩ
D. Liên minh châu Âu
-
Câu 40:
Cơ sở nào quan trọng để hình thành các tổ chức liên kết khu vực?
A. Vai trò quan trọng của các công ty xuyên quốc gia
B. Xuất hiện những vấn đề mang tính toàn cầu
C. Sự phân hóa giàu – nghèo giữa các nhóm nước
D. Sự tương đồng về địa lí, văn hóa, xã hội