Đề thi giữa HK1 môn Địa lí 11 năm 2022-2023
Trường THPT Nguyễn Duy Thì
-
Câu 1:
Cuộc cách mạng khoa học nghệ hiện đại làm xuất hiện nhiều ngành mới chủ yếu trong lĩnh vực nào sau đây?
A. Thương mại và du lịch
B. Nông nghiệp và công nghiệp
C. Công nghiêp và dịch vụ
D. Dịch vụ và nông nghiệp
-
Câu 2:
Dựa trên cơ sở nào để phân chia các quốc gia trên thế giới thành nhóm nước phát triển và đang phát triển?
A. đặc điểm tự nhiên và dân cư, xã hội
B. đặc điểm tự nhiên và trình độ phát triển kinh tế
C. trình độ phát triển kinh tế - xã hội
D. đặc điểm tự nhiên và trình độ phát triển xã hội
-
Câu 3:
Nền kinh tế tri thức không có đặc điểm nào?
A. Diễn ra ở tất cả các nhóm nước
B. Là giai đoạn phát triển sau kinh tế công nhiệp
C. Là kết quả của cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại
D. Công nghệ cao phát triển như vũ bão
-
Câu 4:
Ưu thế lớn nhất của việc áp dụng công nghệ thông tin là gì?
A. tiết kiệm được nguồn năng lượng trong sản xuất
B. hạn chế được sự ô nhiễm môi trường
C. rút ngắn thời gian và không gian xử lí thông tin
D. chi phí lao động sản xuất rẻ nhất
-
Câu 5:
Ý nào dưới đây không phải là ảnh hưởng của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đến sự phát triển kinh tế - xã hội?
A. Tạo ra những bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ
B. Chỉ tác động đến sự phát triển của ngành công nghiệp
C. Khoa học công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp
D. Xuất hiện các ngành công nghệ có hàm lượng kỹ thuật cao
-
Câu 6:
Nguyên nhân chủ yếu người dân ở nhóm nước phát triển thường có tuổi thọ trung bình cao hơn ở nhóm nước đang phát triển là do đâu?
A. Chủ yếu ăn thức ăn nhanh
B. Chất lượng cuộc sống cao
C. Nguồn gốc gen di truyền
D. Chế độ phúc lợi xã hội tốt
-
Câu 7:
Nền kinh tế tri thức không có đặc điểm nào?
A. Chủ yếu diễn ra ở các nước đang phát triển
B. Kết quả của cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại
C. Công nghệ cao phát triển như vũ bão
D. Là giai đoạn phát triển sau kinh tế công nghiệp
-
Câu 8:
Yếu tố đóng vai trò quyết định trong nền kinh tế trí thức là gì?
A. Giáo dục và văn hóa bản sắc dân tộc
B. Văn hóa dân tộc và công nghệ
C. Công nghệ thông tin và truyền thông
D. Vốn đầu tư và thị trường tiêu thụ
-
Câu 9:
Trong nền kinh tế tri thức, yếu tố đóng vai trò quan trọng nhất là gì?
A. Tài nguyên và lao động
B. Giáo dục và văn hóa
C. Khoa học và công nghệ
D. Vốn đầu tư và thị trường
-
Câu 10:
Ở nhóm nước phát triển, người dân có tuổi thọ trung bình cao, nguyên nhân chủ yếu là do đâu?
A. Môi trường sống thích hợp
B. Chất lượng cuộc sống cao
C. Nguồn gốc gen di truyền
D. Làm việc và nghỉ ngơi hợp lí
-
Câu 11:
Ý nào sau đây không phải là đặc điểm của các công ty xuyên quốc gia?
A. Hoạt động mạnh trong lĩnh vực du lịch
B. Phạm vi hoạt động ở nhiều quốc gia
C. Chi phối các ngành kinh tế quan trọng
D. Có nguồn của cải vật chất rất lớn
-
Câu 12:
Tổ chức liên kết kinh tế khu vực có đa số các nước thành viên nằm ở Nam bán cầu là gì?
A. ASEAN
B. EU
C. NAFTA
D. MERCOSUR
-
Câu 13:
Ý nào sau đây không phải ý nghĩa của Tổ chức Thương mại thế giới phát triển mạnh?
A. Hàng hóa có điều kiện lưu thông rộng rãi
B. Thúc đẩy tự do hóa thương mại
C. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thế giới
D. Làm nền kinh tế thế giới phát triển năng động hơn
-
Câu 14:
Tổ chức liên kết kinh tế khu vực ở nào dưới đây có nhiều quốc gia châu Á tham gia nhất?
A. ASEAN
B. APEC
C. EU
D. NAFTA
-
Câu 15:
Nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội các nước đang phát triển đã tiến hành như thế nào?
A. Nhận chuyển giao các công nghệ lỗi thời, gây ô nhiễm
B. Đón đầu được công nghệ hiện đại và áp dụng vào sản xuất
C. Mở rộng thị trường buôn bán với nhiều nước trên thế giới
D. Phá bỏ hàng rào thuế quan, đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa
-
Câu 16:
Việt Nam là thành viên của tổ chức liên kết khu vực nào sau đây?
A. EU
B. NAFTA
C. MERCOSUR
D. ASEAN
-
Câu 17:
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, các nước đang phát triển đã nhanh chóng nắm bắt được cơ hội nào nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội?
A. Nhận chuyển giao các công nghệ lỗi thời, gây ô nhiễm
B. Đón đầu được công nghệ hiện đại và áp dụng vào sản xuất
C. Mở rộng thị trường buôn bán với nhiều nước trên thế giới
D. Phá bỏ hàng rào thuế quan, đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa
-
Câu 18:
Tổ chức liên kết khu vực nào có ít quốc gia tham gia nhất?
A. Thị trường chung Nam Mĩ
B. Hiệp hội các nước Đông Nam Á
C. Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mĩ
D. Liên minh châu Âu
-
Câu 19:
Tổ chức liên kết khu vực nào có sự tham gia của của nhiều nước ở nhiều châu lục khác nhau?
A. Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương
B. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
C. Thị trường chung Nam Mĩ
D. Liên minh châu Âu
-
Câu 20:
Việt Nam là thành viên đồng thời của các tổ chức liên kết khu vực nào sau đây?
A. EU và ASEAN
B. NAFTA và EU
C. NAFTA và APEC
D. APEC và ASEAN
-
Câu 21:
Biện pháp giúp cân bằng giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường tự nhiên và giải quyết các vấn đề xã hội mà nhân loại đang hướng tới là gì?
A. Phát triển theo chiều rộng
B. Phát triển theo chiều sâu
C. Phát triển nhanh
D. Phát triển bền vững
-
Câu 22:
Cho bảng số liệu:
TUỔI THỌ BÌNH QUÂN CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA, NĂM 2016 (Đơn vị: Tuổi)
Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây thứ tự sắp xếp giảm dần đúng tuổi thọ bình quân của một số quốc gia, năm 2016 là:
A. Thái Lan, Phi-líp-pin, Việt Nam, In-đô-nê-xi-a
B. Việt Nam, Phi-líp-pin, In-đô-nê-xi-a, Thái Lan
C. Phi-líp-pin, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Thái Lan
D. Thái Lan, Việt Nam, In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin
-
Câu 23:
Dân số già gây ra hậu quả lớn nhất về mặt kinh tế - xã hội là gì?
A. nạn thất nghiệp tăng lên
B. chi phí phúc lợi xã hội tăng lên
C. thiếu nhân lực thay thế
D. thị trường tiêu thụ thu hẹp
-
Câu 24:
Dân số già không dẫn tới hậu quả về mặt kinh tế - xã hội nào dưới đây?
A. Thiếu lực lượng lao động trong xã hội
B. Các chính sách hỗ trợ, chăm sóc cho người già
C. Nguy cơ làm tăng dân số
D. Nền kinh tế chậm phát triển
-
Câu 25:
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng môi trường toàn cầu đang bị ô nhiễm và suy thoái nặng nề là gì?
A. Áp lực của gia tăng dân số
B. Sự tăng trưởng của hoạt động nông nghiệp
C. Sự tăng trưởng của hoạt động công nghiệp
D. Sự tăng trưởng của hoạt động dịch vụ
-
Câu 26:
Quốc gia nào thải lượng khí thải cacbon đioxit nhiều nhất vào môi trường?
A. Liên Bang Nga
B. Ấn Độ
C. Hoa Kì
D. Trung Quốc
-
Câu 27:
Hiện tượng nào sau đây dễ gây ra bệnh ung thư da?
A. Hiện tượng hiệu ứng nhà kính
B. Tầng ôdôn bị thủng ở Nam cực
C. Chất thải làm ô nhiễm biển và đại dương
D. Việc lạm dụng phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật
-
Câu 28:
Vai trò quan trọng nhất của tầng ozon là gì?
A. Hấp thụ tia cực tím từ bức xạ Mặt Trời
B. Hạn chế hiện tượng hiệu ứng nhà kính
C. Chống ô nhiễm môi trường không khí
D. Bảo vệ sinh vật trên Trái Đất
-
Câu 29:
Vấn đề nào cần quan tâm để phát triển bền vững và nâng cao chất lượng cuộc sống toàn cầu?
A. Bùng nổ và già hóa dân số, ô nhiễm môi trường và hòa bình thế giới
B. Bùng nổ và già hóa dân số, nạn đói, dịch bệnh ở các quốc gia nghèo
C. Nạn khủng bố quốc tế, tội phạm có tổ chức, bùng nổ và già hóa dân số
D. Ô nhiễm môi trường, nạn khủng bố quốc tế và tội phạm có tổ chức
-
Câu 30:
Để phát triển bền vững và nâng cao chất lượng cuộc sống cho mọi người, các quốc gia cần làm gì?
A. hạn chế gia tăng dân số trên quy mô toàn cầu
B. hạn chế ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí
C. hạn chế nạn khủng bố quốc tế và tội phạm có tổ chức
D. hạn chế và loại trừ các mô hình sản xuất, tiêu dùng thiếu bền vững
-
Câu 31:
Ý nào dưới đây không phải nguyên nhân làm cho các nước Châu Phi còn nghèo?
A. Xung đột sắc tộc triền miên, còn nhiều hủ tục
B. Là nơi có tỉ lệ gia tăng dân số chậm
C. Sự thống trị lâu dài của chủ nghĩa thực dân
D. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên cao, dân trí thấp
-
Câu 32:
Nguyên nhân dẫn đến tuổi thọ trung bình của người dân Châu Phi thấp so với các Châu lục khác là do đâu?
A. xung đột tôn giáo, kinh tế đang phát triển
B. quản lí nhà nước của các nước tốt
C. kinh tế kém phát triển, dân số tăng nhanh
D. trình độ dân trí cao, còn nhiều hủ tục
-
Câu 33:
Nguyên nhân quan trọng nhất khiến các nước châu Phi còn nghèo và kinh tế kém phát triển là do đâu?
A. sự thống trị lâu dài của chủ nghĩa thực dân
B. các cuộc xung đột sắc tộc
C. sự yếu kém trong quản lí của đất nước
D. trình độ dân trí còn thấp, dân số tăng nhanh
-
Câu 34:
Ý nào sau đây không phải nguyên nhân kìm hãm sự phát triển của châu Phi?
A. nạn nhập cư bất hợp pháp
B. quản lý yếu kém, hậu quả của sự thống trị lâu dài
C. xung đột sắc tộc, tôn giáo
D. trình độ dân trí thấp
-
Câu 35:
Ý nào dưới đây không phải vấn đề đã và đang đe dọa cuộc sống của người dân châu Phi hiện nay?
A. Xung đột sắc tộc
B. Đói nghèo
C. Bệnh tật
D. Phân bố dân cư không đều
-
Câu 36:
Khai thác nguồn tài nguyên khoáng sản mang lại lợi nhuận cao cho ai?
A. các Nhà nước châu Phi
B. các công ti tư bản nước ngoài
C. các nhà đầu tư tư nhân
D. người nông dân được hưởng lợi
-
Câu 37:
Nguyên nhân sâu xa của “vòng luẩn quẩn”: nghèo đói, bệnh tật, tệ nạn xã hội, mất cân bằng sinh thái ở châu Phi là do đâu?
A. Nợ nước ngoài quá lớn, không có khả năng trả
B. Do hậu quả sự bóc lột của chủ nghĩa tư bản trước kia
C. Tình trạng tham nhũng, lãng phí kéo dài
D. Dân số gia tăng quá nhanh
-
Câu 38:
Để chấm dứt tình trạng “vòng luẩn quẩn”: nghèo đói, bệnh tật, tệ nạn xã hội, mất cân bằng sinh thái ở châu Phi biện pháp hiệu quả nhất là gì?
A. chấm dứt tham nhũng, lãng phí
B. hạn chế gia tăng dân số
C. hạn chế nợ nước ngoài
D. chấm dứt xung đột sắc tộc
-
Câu 39:
Tình trạng tử vong trẻ sơ sinh ở Châu Phi khá cao, chủ yếu do đâu?
A. sự tồn tại của nhiều hủ tục
B. nạn xung đột sắc tộc
C. sự lan tràn của bệnh AIDS
D. tình trạng suy dinh dưỡng của các bà mẹ trẻ em
-
Câu 40:
Nguyên nhân nào làm cho tỉ lệ tử vong trẻ sơ sinh ở Châu Phi khá cao?
A. Hủ tục, thiên tai
B. Đói nghèo, bệnh tật
C. Chiến tranh, thiên tai
D. Tảo hôn, chiến tranh