Đề thi giữa HK1 môn Địa lí 11 KNTT năm 2023-2024
Trường THPT Nguyễn Du
-
Câu 1:
Mạng Internet phát triển đầu tiên ở quốc gia nào?
A. Anh
B. Pháp
C. Đức
D. Hoa Kì
-
Câu 2:
Nhóm các nước đang phát triển không có đặc điểm chung nào về phát triển kinh tế - xã hội?
A. GDP bình quân đầu người cao
B. Chỉ số HDI ở mức thấp
C. GDP bình quân đầu người thấp
D. Nợ nước ngoài còn nhiều
-
Câu 3:
Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của các nước phát triển có đặc điểm như thế nào?
A. Khu vực II rất cao, khu vực III thấp
B. Khu vực I rất thấp, khu vực II và III cao
C. Khu vực I và III cao, khu vực II thấp
D. Khu vực I rất thấp, khu vực III rất cao
-
Câu 4:
Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại không có tác động nào?
A. Làm xuất hiện nhiều ngành mới
B. Đẩy mạnh nền kinh tế thị trường
C. Làm xuất hiện nền kinh tế tri thức
D. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế
-
Câu 5:
Quốc gia nào có GDP/người ở mức cao?
A. Ấn Độ
B. Hoa Kì
C. Bra-xin
D. Liên bang Nga
-
Câu 6:
Các nước phát triển tập trung chủ yếu ở khu vực nào?
A. Bắc Mĩ, Tây Âu, Ô-xtrây-li-a
B. Nam Mĩ, Tây Âu, Ô-xtrây-li-a
C. Bắc Mĩ, Đông Nam Á, Tây Âu
D. Bắc Mĩ, Đông Á, Ô-xtrây-li-a
-
Câu 7:
Cuộc cách mạng khoa học nghệ hiện đại làm xuất hiện nhiều ngành mới chủ yếu trong lĩnh vực nào?
A. Thương mại và du lịch
B. Nông nghiệp và công nghiệp
C. Công nghiêp và dịch vụ
D. Dịch vụ và nông nghiệp
-
Câu 8:
Dựa trên cơ sở nào sau đây để phân chia các quốc gia trên thế giới thành nhóm nước phát triển và đang phát triển?
A. Đặc điểm tự nhiên và dân cư, xã hội
B. Đặc điểm tự nhiên và trình độ phát triển kinh tế
C. Trình độ phát triển kinh tế - xã hội
D. Đặc điểm tự nhiên và trình độ phát triển xã hội
-
Câu 9:
Hệ quả nào dưới đây không phải là của khu vực hóa kinh tế?
A. Tăng cường quá trình toàn cầu hóa về kinh tế
B. Gia tăng khoảng cách giàu nghèo giữa các nước
C. Động lực thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế
D. Tăng cường tự do hóa thương mại, đầu tư dịch vụ
-
Câu 10:
Biểu hiện nào dưới đây không đúng với vai trò của các công ti đa quốc gia?
A. Có hơn 80 nghìn công ti đa quốc gia khác nhau
B. Chiếm khoảng 30% tổng giá trị GDP của thế giới
C. Thị trường tài chính quốc tế ngày càng mở rộng
D. Chiếm khoảng 2/3 trong buôn bán của quốc tế
-
Câu 11:
Đầu tư nước ngoài không tăng nhanh trong ngành nào sau đây?
A. Tài chính
B. Ngân hàng
C. Bảo hiểm
D. Vận tải biển
-
Câu 12:
Biểu hiện nào dưới đây không phải là biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế?
A. Chiến tranh xảy ra trên toàn cầu
B. Tăng nhanh thương mại quốc tế
C. Phát triển các hệ thống tài chính quốc tế
D. Tăng cường vai trò của các công ty đa quốc gia
-
Câu 13:
Đâu là tiêu cực của quá trình khu vực hóa kinh tế đối với các quốc gia?
A. Góp phần bảo vệ lợi ích kinh tế
B. Tự do hóa thương mại toàn cầu
C. Thúc đẩy kinh tế chậm phát triển
D. Giảm tính tự chủ, nguy cơ tụt hậu
-
Câu 14:
Đặc điểm nào dưới đây không phải đặc điểm của các công ty đa quốc gia?
A. Hoạt động mạnh trong lĩnh vực du lịch
B. Phạm vi hoạt động ở nhiều quốc gia
C. Chi phối các ngành kinh tế quan trọng
D. Có nguồn của cải vật chất rất lớn
-
Câu 15:
Các công ty đa quốc gia có đặc điểm nào?
A. Có khoảng 80 nghìn công ty xuyên quốc gia
B. Chỉ hoạt động ở ngành du lịch, thương mại
C. Thị trường tài chính quốc tế mở rộng thêm
D. Tăng cường sự hợp tác quốc tế và khu vực
-
Câu 16:
Đâu là ý nghĩa tích cực của tự do hóa thương mại mở rộng?
A. Tạo thuận lợi cho tài chính quốc tế phát triển
B. Nâng cao vai trò của các công ty đa quốc gia
C. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thế giới
D. Hàng hóa có điều kiện lưu thông rộng rãi
-
Câu 17:
Đâu là cơ sở quan trọng để hình thành các tổ chức liên kết khu vực?
A. Vai trò của các công ty xuyên quốc gia
B. Xuất hiện các vấn đề mang tính toàn cầu
C. Sự phân hóa giàu - nghèo giữa các nước
D. Sự tương đồng về địa lí, văn hóa, xã hội
-
Câu 18:
Đâu không phải nguyên nhân hình thành các tổ chức liên kết kinh tế khu vực?
A. Sự phát triển kinh tế không đều của các khu vực
B. Những nét tương đồng về văn hóa, địa lí, xã hội
C. Có chung mục tiêu, lợi ích phát triển khi liên kết
D. Xuất hiện những vấn đề mang tính toàn cầu hóa
-
Câu 19:
WTO là tên viết tắt của tổ chức gì?
A. Tổ chức Thương mại Thế giới
B. Liên minh châu Âu
C. Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mĩ
D. Quỹ Tiền tệ Quốc tế
-
Câu 20:
Tính đến tháng 1/2020, Tổ chức Thương mại Thế giới có tổng bao nhiêu thành viên?
A. 164
B. 150
C. 162
D. 153
-
Câu 21:
Đâu là tên viết tắt của diễn đàn hợp tác châu Á - Thái Bình Dương?
A. EU
B. APEC
C. NAFTA
D. WTO
-
Câu 22:
ASEAN là tên viết tắt của tổ chức liên kết kinh tế khu vực nào?
A. Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mĩ
B. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
C. Thị trường chung Nam Mĩ
D. Liên minh châu Âu
-
Câu 23:
Tổ chức liên kết kinh tế khu vực nào có đa số các nước thành viên nằm ở Nam bán cầu?
A. ASEAN
B. EU
C. NAFTA
D. MERCOSUR
-
Câu 24:
Đâu không phải ý nghĩa của Tổ chức Thương mại thế giới phát triển mạnh?
A. Hàng hóa có điều kiện lưu thông rộng rãi
B. Thúc đẩy tự do hóa thương mại
C. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thế giới
D. Làm nền kinh tế thế giới phát triển năng động hơn
-
Câu 25:
Đâu không phải là khoáng sản nổi bật ở khu vực Mỹ Latinh?
A. Kim loại màu
B. Kim loại quý
C. Nhiên liệu
D. Kim loại đen
-
Câu 26:
Ở Mỹ Latinh, loại khoáng sản nào dưới đây có trữ lượng lớn nhất?
A. Đồng
B. Sắt
C. Dầu mỏ
D. Kẽm
-
Câu 27:
Khoáng sản ở khu vực Mỹ Latinh tập trung chủ yếu ở những khu vực nào?
A. Vùng núi An-đét và phía tây nam sơn nguyên Guy-a-na
B. Vùng núi An-đét và phía bắc nam sơn nguyên Mê-hi-cô
C. Vùng núi An-đét và phía đông nam sơn nguyên Bra-xin
D. Khu vực Trung Mỹ và ở phía nam sơn nguyên Guy-a-na
-
Câu 28:
Tài nguyên khoáng sản đa dạng ở khu vực Mỹ Latinh là cơ sở để phát triển ngành gì?
A. Công nghiệp dược phẩm
B. Công nghiệp luyện kim
C. Công nghiệp khai khoáng
D. Công nghiệp thực phẩm
-
Câu 29:
Vì sao ở Mỹ Latinh, các chủ trang trại chiếm giữ phần lớn diện tích đất canh tác?
A. Các cuộc cải cách ruộng đất không triệt để
B. Đất đai nghèo dinh dưỡng bị nông dân bỏ
C. Người dân bán đất cho các chủ trang trại lớn
D. Người dân ít nhu cầu sản xuất nông nghiệp
-
Câu 30:
Các nước Mỹ Latinh hiện nay còn phụ thuộc nhiều nhất vào quốc gia nào sau đây?
A. Hoa Kì
B. Đức
C. Hà Lan
D. Pháp
-
Câu 31:
Nguyên nhân chủ yếu nào làm cho khu vực Mỹ Latinh có tỉ lệ dân cư đô thị cao?
A. Điều kiện sống ở các thành phố lớn rất thuận lợi
B. Chiến tranh ở các vùng nông thôn xảy ra nhiều nơi
C. Công nghiệp ở đô thị phát triển với tốc độ nhanh
D. Dân nghèo không có ruộng kéo ra thành phố làm
-
Câu 32:
Phát biểu nào sau đây không đúng với đặc điểm dân cư, xã hội của Mỹ Latinh?
A. Số dân sống dưới mức nghèo khổ đông
B. Chênh lệch giàu nghèo ngày càng lớn
C. Đô thị hóa tự phát diển ra khá phổ biến
D. Đa dân tộc, tỉ lệ dân theo đạo Hồi cao
-
Câu 33:
Khối thị trường chung Nam Mỹ bao gồm những quốc gia nào?
A. Bra-xin, Ác-hen-ti-na, U-ru-goay, Pa-ra-goay
B. Bra-xin, Ác-hen-ti-na, Pê-ru, Pa-ra-goay
C. Chi-lê, Ác-hen-ti-na, Venezuela, Pê-ru
D. Bra-xin, Ecuado, U-ru-goay, Pa-ra-goay
-
Câu 34:
Đâu là tên viết tắt của khối thị trường chung Nam Mỹ?
A. NAFTA
B. EU
C. MERCOSUR
D. APEC
-
Câu 35:
Năm 2020, khu vực Mỹ Latinh đóng góp khoảng bao nhiêu vào GDP thế giới?
A. 6% vào GDP của thế giới
B. 8% vào GDP của thế giới
C. 5% vào GDP của thế giới
D. 7% vào GDP của thế giới
-
Câu 36:
Những quốc gia nào sau đây có quy mô GDP lớn nhất khu vực Mỹ Latinh?
A. Ac-hen-ti-na và Pêru
B. Bra-xin và Mê-hi-cô
C. Pa-ra-goay và Bra-xin
D. Mê-hi-cô và Chi-lê
-
Câu 37:
Mỹ La-tinh có nợ nước ngoài so với tổng sản phẩm trong nước thuộc loại nào?
A. Cao nhất thế giới
B. Thấp nhất thế giới
C. Ở mức trung bình
D. Ở mức khá thấp
-
Câu 38:
Cơ cấu GDP khu vực Mỹ La-tinh có sự chuyển dịch theo hướng nào sau đây?
A. Tăng tỉ trọng ngành công nghiệp
B. Chuyển sang nền kinh tế thị trường
C. Tăng tỉ trọng ngành dịch vụ
D. Giảm nhanh tỉ trọng nông nghiệp
-
Câu 39:
Quốc gia nào sau đây ở khu vực Mỹ Latinh có quy mô GDP trên 1000 tỉ USD?
A. Bra-xin
B. Chi-lê
C. Ac-hen-ti-na
D. Ê-cua-đo
-
Câu 40:
Nguyên nhân nào làm cho kinh tế nhiều quốc gia Mĩ La tinh đang từng bước được cải thiện chủ yếu?
A. Không còn phụ thuộc vào nước ngoài
B. Cải cách ruộng đất triệt để
C. San sẻ quyền lợi của các công ti tư bản nước ngoài
D. Tập trung củng cố bộ máy nhà nước