Đề thi giữa HK1 môn Địa lí 11 CTST năm 2023-2024
Trường THPT Hàn Thuyên
-
Câu 1:
Hiện nay, nhân tố nào có vai trò quan trọng nhất trong nền kinh tế tri thức?
A. Tài nguyên và lao động
B. Giáo dục và văn hóa
C. Khoa học và công nghệ
D. Vốn đầu tư và thị trường
-
Câu 2:
Khu vực nào có tuổi thọ trung bình của người dân thấp nhất thế giới?
A. Bắc Âu, Bắc Mĩ
B. Đông Á, Tây Nam Á
C. Bắc Mĩ, Trung Mĩ
D. Tây Phi, Đông Phi
-
Câu 3:
Tiêu chí phân chia thành nước phát triển và nước đang phát triển không gồm có tiêu chí nào?
A. GNI/người
B. Cơ cấu kinh tế
C. Chỉ số HDI
D. Tuổi thọ trung bình
-
Câu 4:
GNI/người phản ánh điều gì?
A. Mức sống và năng suất lao động của người dân trong một tỉnh
B. Mức sống và năng suất lao động của người dân trong một nước
C. Văn hóa và năng suất lao động của người dân trong một nước
D. Giáo dục và năng suất lao động của người dân trong một nước
-
Câu 5:
Cơ cấu kinh tế là tập hợp những yếu tố nào?
A. Các ngành, lĩnh vực và bộ phận kinh tế
B. Các vùng, lĩnh vực và bộ phận kinh tế
C. Các ngành, khu vực và lĩnh vực kinh tế
D. Các vùng, các ngành và bộ phận kinh tế
-
Câu 6:
Cơ cấu ngành kinh tế là chỉ tiêu phản ánh mức độ đóng góp của yếu tố nào?
A. Các vùng kinh tế vào GDP của một nước
B. Các ngành kinh tế vào GDP của một nước
C. Các lĩnh vực kinh tế vào GDP của một tỉnh
D. Các ngành kinh tế vào GDP của một vùng
-
Câu 7:
Cơ cấu ngành kinh tế không bao gồm những ngành nghề nào?
A. Nông - lâm - ngư nghiệp
B. Công nghiệp - xây dựng
C. Dịch vụ
D. Kinh tế trong nước
-
Câu 8:
Các nước có GDP/người cao tập trung nhiều ở khu vực nào?
A. Đông Á
B. Trung Đông
C. Bắc Mĩ
D. Đông Âu
-
Câu 9:
Hệ quả nào không phải là của khu vực hóa kinh tế?
A. Tăng cường quá trình toàn cầu hóa về kinh tế
B. Gia tăng khoảng cách giàu nghèo giữa các nước
C. Động lực thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế
D. Tăng cường tự do hóa thương mại, đầu tư dịch vụ
-
Câu 10:
Biểu hiện nào không đúng với vai trò của các công ti đa quốc gia?
A. Có hơn 80 nghìn công ti đa quốc gia khác nhau
B. Chiếm khoảng 30% tổng giá trị GDP của thế giới
C. Thị trường tài chính quốc tế ngày càng mở rộng
D. Chiếm khoảng 2/3 trong buôn bán của quốc tế
-
Câu 11:
Nhân tố nào sau đây thúc đẩy toàn cầu hóa kinh tế diễn ra ngày càng mạnh mẽ?
A. Sự gia tăng nhanh dân số thế giới và hàng hóa
B. Nhu cầu hàng hóa tăng nhanh, kích thích sản xuất
C. Sự phát triển của khoa học, công nghệ hiện đại
D. Sự ra đời của các công ty xuyên quốc gia
-
Câu 12:
Toàn cầu hóa kinh tế và khu vực hóa kinh tế dẫn đến mối quan hệ kinh tế giữa các nước có chung đặc điểm nào?
A. Tăng cường thao túng thị trường các quốc gia khác nhau
B. Tìm cách lũng đoạn về kinh tế của các nước trên thế giới
C. Bảo vệ quyền lợi của quốc gia mình trên trường quốc tế
D. Hợp tác, cạnh tranh, quan hệ song phương và đa phương
-
Câu 13:
Để có được sức cạnh tranh mạnh về kinh tế, các nước đang phát triển đã tiến hành điều nào?
A. Phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn
B. Sản xuất sản phẩm chưa chế biến, giá rẻ
C. Dỡ bỏ các hàng rào thuế quan nhập khẩu
D. Chuyển giao khoa học công nghệ kĩ thuật
-
Câu 14:
Toàn cầu hoá là quá trình liên kết các quốc gia trên thế giới không phải về yếu tố nào?
A. Kinh tế
B. Văn hoá
C. Khoa học
D. Chính trị
-
Câu 15:
Biểu hiện nào không phải là của toàn cầu hóa kinh tế?
A. Thương mại thế giới phát triển mạnh
B. Đầu tư nước ngoài tăng nhanh
C. Các công ty xuyên quốc gia thu hẹp ảnh hưởng
D. Thị trường tài chính quốc tế mở rộng
-
Câu 16:
Điểm nào không thể hiện mặt tích cực của toàn cầu hoá kinh tế?
A. Làm gia tăng nhanh khoảng cách giàu nghèo trên thế giới
B. Đẩy nhanh đầu tư và khai thác triệt để khoa học, công nghệ
C. Thúc đẩy sản xuất phát triển và tăng trưởng kinh tế toàn cầu
D. Tăng cường sự hợp tác về kinh tế, văn hoá giữa các nước
-
Câu 17:
Diễn đàn hợp tác châu Á - Thái Bình Dương viết tắt là gì?
A. EU
B. APEC
C. NAFTA
D. WTO
-
Câu 18:
ASEAN là tên viết tắt của tổ chức liên kết kinh tế khu vực nào?
A. Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mĩ
B. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
C. Thị trường chung Nam Mĩ
D. Liên minh châu Âu
-
Câu 19:
Tổ chức liên kết kinh tế khu vực nào có đa số các nước thành viên nằm ở Nam bán cầu?
A. ASEAN
B. EU
C. NAFTA
D. MERCOSUR
-
Câu 20:
Phát biểu nào không phải ý nghĩa của Tổ chức Thương mại thế giới phát triển mạnh?
A. Hàng hóa có điều kiện lưu thông rộng rãi
B. Thúc đẩy tự do hóa thương mại các nước
C. Thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế thế giới
D. Giúp nền kinh tế phát triển năng động
-
Câu 21:
Tổ chức liên kết kinh tế khu vực ở nào có nhiều quốc gia châu Á tham gia nhất?
A. ASEAN
B. APEC
C. EU
D. NAFTA
-
Câu 22:
Việt Nam là thành viên của tổ chức liên kết khu vực nào?
A. EU
B. NAFTA
C. MERCOSUR
D. APEC
-
Câu 23:
Tổ chức liên kết khu vực nào sau đây có ít quốc gia tham gia nhất?
A. Thị trường chung Nam Mĩ
B. Hiệp hội các nước Đông Nam Á
C. Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mĩ
D. Liên minh châu Âu
-
Câu 24:
Tổ chức liên kết khu vực nào có sự tham gia của nhiều nước ở nhiều châu lục khác nhau?
A. Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương
B. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
C. Thị trường chung Nam Mĩ
D. Liên minh châu Âu
-
Câu 25:
Vấn đề nào không mang tính chất toàn cầu?
A. Lương thực
B. Năng lượng
C. Nguồn nước
D. Không khí
-
Câu 26:
Lĩnh vực nào thuộc an ninh truyền thống?
A. Chiến tranh cục bộ
B. An ninh lương thực
C. An ninh kinh tế
D. Biến đổi khí hậu
-
Câu 27:
Lĩnh vực nào thuộc an ninh phi truyền thống?
A. Chiến tranh cục bộ
B. Xung đột sắc tộc
C. Dịch bệnh toàn cầu
D. Khủng bố vũ trang
-
Câu 28:
Lĩnh vực nào không thuộc an ninh phi truyền thống?
A. Xung đột vũ trang
B. An ninh lương thực
C. Biến đổi khí hậu
D. Dịch bệnh toàn cầu
-
Câu 29:
Lĩnh vực nào thuộc không thuộc an ninh truyền thống?
A. Khủng bố vũ trang
B. An ninh nguồn nước
C. Xung đột sắc tộc
D. Chiến tranh cục bộ
-
Câu 30:
Khủng hoảng an ninh lương thực trên thế giới do nguyên nhân chủ yếu nào?
A. Xung đột vũ trang, thiên tai và biến đổi khí hậu
B. Dịch bệnh diện rộng, bùng nổ dân số và hạn hán
C. Ô nhiễm môi trường, các loại dịch bệnh và lũ lụt
D. Bùng nổ dân số, xung đột sắc tộc và cháy rừng
-
Câu 31:
Tình trạng khủng hoảng an ninh lương thực là gì?
A. Vấn đề của châu Phi và có xu hướng gia giảm
B. Vấn đề toàn cầu nhưng có xu hướng gia giảm
C. Vấn đề toàn cầu và đang có xu hướng gia tăng
D. Vấn đề của châu Á và xu hướng gia tăng lên
-
Câu 32:
Kênh đào Pa-na-ma nối hai đại dương nào với nhau?
A. Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương
B. Thái Bình Dương và Đại Tây Dương
C. Đại Tây Dương và Bắc Băng Dương
D. Bắc Băng Dương và Nam Đại Dương
-
Câu 33:
Ở khu vực Mỹ Latinh có kênh đào nổi tiếp nào?
A. Xuy-ê
B. Moscow
C. Kiel
D. Panama
-
Câu 34:
Vùng núi An-đét có tiềm năng lớn về yếu tố nào?
A. Khoáng sản, thủy điện và du lịch
B. Thủy sản, khoáng sản và lâm sản
C. Nông sản, lâm sản và công nghiệp
D. Thủy điện, vận tải và công nghiệp
-
Câu 35:
Các sơn nguyên ở nước ta thuận lợi phát triển ngành gì?
A. Trồng trọt và trồng cây lâm nghiệp
B. Lâm nghiệp và trồng cây lương thực
C. Chăn nuôi và trồng cây công nghiệp
D. Chăn nuôi và trồng cây lương thực
-
Câu 36:
Ở khu vực Mỹ Latinh không có đồng bằng nào sau đây?
A. Đồng bằng La Pla-ta
B. Đồng bằng A-ma-dôn
C. Đồng bằng La-nốt
D. Đồng bằng Trung tâm
-
Câu 37:
Khu vực nào ở Mỹ Latinh thường xảy ra động đất?
A. Vùng núi An-đét và đồng bằng La-nốt
B. Vùng núi An-đét và quần đảo Ăng-ti
C. Vùng biển Ca-ri-bê và quần đảo Ăng-ti
D. Đồng bằng Pam-pa và quần đảo Ăng-ti
-
Câu 38:
Các dạng địa hình nào chiếm phần lớn diện tích khu vực Mỹ Latinh?
A. Đồng bằng và sơn nguyên
B. Sơn nguyên và cao nguyên
C. Cao nguyên và núi thấp
D. Núi cao và đồi trung du
-
Câu 39:
Ở khu vực Mỹ Latinh có thuận lợi nào để phát triển cây lương thực và thực phẩm?
A. Đất đai đa dạng và màu mỡ
B. Khí hậu phân hóa khá đa dạng
C. Nhiều cao nguyên rộng lớn
D. Mạng lưới sông ngòi dày đặc
-
Câu 40:
Ở khu vực Mỹ Latinh có thuận lợi nào để phát triển chăn nuôi gia súc và phát triển cây ăn quả?
A. Đất đai đa dạng
B. Khí hậu phân hóa
C. Sơn nguyên rộng
D. Địa hình núi cao