Đề thi giữa HK1 môn Hóa Học 12 năm 2020
Tuyển chọn 01
-
Câu 1:
Ứng với công thức phân tử C4H8O2, có bao nhiêu este mạch hở đồng phân của nhau?
A. 6
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 2:
Đốt cháy hoàn toàn 3,7 gam một este X (no, đơn chức, mạch hở) thu được 3,36 lít khí CO2 (đktc). Công thức phân tử của X là
A. C3H6O2.
B. C4H8O2.
C. C3H4O2.
D. C4H6O2.
-
Câu 3:
Các sản phẩm đường phèn, đường kính, đường cát, đường thốt nốt có thành phần hoá học chủ yếu là
A. glucozơ.
B. fructozơ.
C. saccarozơ.
D. xenlulozơ.
-
Câu 4:
Đốt cháy hoàn toàn 13,2 gam etyl axetat thu được V lít khí CO2 (đo ở đktc). Giá trị của V là
A. 4,48
B. 8,96
C. 3,36
D. 13,44
-
Câu 5:
Để chuyển chất béo lỏng thành chất béo rắn, người ta cho chất béo lỏng tác dụng (ở điều kiện thích hợp) với
A. H2
B. CO2
C. H2O
D. dung dịch NaOH
-
Câu 6:
Hỗn hợp X gồm axit panmitic, axit stearic và triglixerit Y. Đốt cháy hoàn toàn m gam X thu được 1,56 mol CO2 và 1,52 mol H2O. Mặt khác, m gam X tác dụng vừa đủ với 0,09 mol NaOH trong dung dịch, thu được glixerol và dung dịch chỉ chứa a gam hỗn hợp muối natri panmitat, natri stearat. Giá trị của a là
A. 26,40
B. 27,30
C. 25,86
D. 27,70
-
Câu 7:
Hợp chất X có công thức cấu tạo CH3COOCH2CH3. Tên gọi của X là
A. metyl propionat
B. propyl fomat
C. metyl axetat
D. etyl axetat
-
Câu 8:
Trong công nghiệp, một lượng lớn chất béo dùng để sản xuất glixerol. Khi xà phòng hóa hoàn toàn một loại chất béo trung tính X, cần dùng vừa đủ dung dịch chứa 24 kilogam NaOH; khối lượng glixerol thu được tối đa là
A. 18,4 kg
B. 27,6 kg
C. 55,2 kg
D. 18,0 kg
-
Câu 9:
Fructozơ không phản ứng được với
A. dung dịch AgNO3/NH3.
B. H2 (xúc tác Ni, đun nóng).
C. nước brom
D. Cu(OH)2.
-
Câu 10:
Hỗn hợp X gồm phenyl axetat, metyl benzoat, benzyl fomat và etyl phenyl oxalat. Thuỷ phân hoàn toàn 36,9 gam X trong dung dịch NaOH (dư, đun nóng), có 0,4 mol NaOH phản ứng, thu được m gam hỗn hợp muối và 10,9 gam hỗn hợp Y gồm các ancol. Cho toàn bộ Y tác dụng với Na dư, thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 45
B. 40
C. 38
D. 32
-
Câu 11:
Xà phòng hoá hoàn toàn 22,2 gam hỗn hợp gồm hai este HCOOC2H5 và CH3COOCH3 bằng dung dịch NaOH 1M (đun nóng). Thể tích dung dịch NaOH tối thiểu cần dùng là
A. 200 ml
B. 150 ml
C. 300 ml
D. 400 ml
-
Câu 12:
Tripanmitin có công thức cấu tạo thu gọn là
A. (C15H31COO)3C3H5.
B. (C17H35COO)3C3H5.
C. (C17H33COO)3C3H5.
D. (C17H31COO)3C3H5.
-
Câu 13:
Xenlulozơ có cấu tạo mạch không phân nhánh, mỗi gốc C6H10O5 có 3 nhóm OH, nên công thức của xenlulozơ có thể viết là
A. [C6H5O2(OH)3]n.
B. [C6H8O2(OH)3]n.
C. [C6H7O3(OH)2]n.
D. [C6H7O2(OH)3]n.
-
Câu 14:
Cho 7,4 gam chất hữu cơ X có công thức phân tử C3H6O2 phản ứng hết với dung dịch NaOH đun nóng, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 8,2 gam muối. Công thức của X là
A. CH3CH2COOH.
B. HCOOCH2CH3.
C. CH3COOCH3.
D. HOC2H4COOH.
-
Câu 15:
Đốt cháy hoàn toàn 1 mol chất béo, thu được CO2 và H2O hơn kém nhau 7 mol. Mặt khác, a mol chất béo trên tác dụng tối đa với 800 ml dung dịch Br2 1M. Giá trị của a là
A. 0,10
B. 0,16
C. 0,20
D. 0,40
-
Câu 16:
Cho phản ứng C2H5OH + CH3COOH ⇔ CH3COOC2H5 + H2O. Để phản ứng xảy ra với hiệu suất cao, ta không được
A. tăng thêm lượng axit hoặc ancol.
B. chưng cất liên tục để lấy este ra khỏi hỗn hợp phản ứng.
C. thêm axit sunfuric đặc vào.
D. dùng rượu 40o và giấm ăn để thực hiện phản ứng.
-
Câu 17:
Thu được glixerol khi thực hiện phản ứng xà phòng hóa chất nào sau đây?
A. Saccarozơ.
B. Tristearin.
C. Xenlulozơ.
D. Etyl axetat.
-
Câu 18:
Glicogen còn được gọi là
A. tinh bột động vật
B. tinh bột thực vật
C. glixerol
D. glixin
-
Câu 19:
Dãy các chất đều có khả năng tham gia phản ứng thủy phân trong dung dịch H2SO4 đun nóng là:
A. glucozơ, tinh bột và xenlulozơ.
B. fructozơ, saccarozơ và tinh bột.
C. glucozơ, saccarozơ và fructozơ.
D. saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ.
-
Câu 20:
Trường hợp nào dưới đây tạo ra sản phẩm là ancol và muối natri của axit cacboxylic?
A. CH3COO-C(CH3) = CH2 + NaOH
B. CH3COO-CH=CH2 + NaOH
C. CH3COO-C6H5 (phenyl axetat) + NaOH
D. CH3COO-CH2CH=CH2 + NaOH
-
Câu 21:
Este Z đơn chức, mạch hở, được tạo thành từ axit X và ancol Y. Đốt cháy hoàn toàn a gam Z, thu được 0,1 mol CO2 và 0,075 mol H2O. Mặt khác, nếu cho a gam Z tác dụng vừa đủ với dung dịch KOH, thu được 2,75 gam muối. Công thức của X và Y lần lượt là
A. C2H3COOH và CH3OH.
B. HCOOH và C3H5OH.
C. HCOOH và C3H7OH.
D. CH3COOH và C3H5OH.
-
Câu 22:
Cho a mol este X (C9H10O2) tác dụng vừa đủ với 2a mol NaOH, thu được dung dịch không có phản ứng tráng bạc. Số công thức cấu tạo phù hợp của X là
A. 6
B. 2
C. 4
D. 3
-
Câu 23:
Để tráng bên trong ruột phích đựng nước, người ta dùng phản ứng của glucozơ với
A. Cu(OH)2 trong dung dịch NaOH.
B. Br2 pha với H2O.
C. AgNO3 trong dung dịch NH3.
D. CH3COOH, xúc tác H2SO4 đặc.
-
Câu 24:
Đun nóng 24 gam axit axetic với lượng dư ancol etylic (xúc tác H2SO4 đặc), thu được 26,4 gam este. Hiệu suất của phản ứng este hóa là
A. 55%
B. 60%
C. 44%
D. 75%
-
Câu 25:
Đun nóng 0,1 mol este đơn chức X với 135 ml dung dịch NaOH 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được ancol etylic và 9,6 gam chất rắn khan. Công thức cấu tạo của X là
A. C2H3COOC2H5.
B. CH3COOC2H5.
C. C2H5COOC2H5.
D. C2H5COOCH3.
-
Câu 26:
Cho metyl acrylat (CH2=CHCOO-CH3) lần lượt vào mỗi ống nghiệm chứa riêng biệt: Na, Cu(OH)2, CH3OH, dung dịch Br2, dung dịch NaOH, dung dịch H2SO4. Trong điều kiện thích hợp, số phản ứng xảy ra là
A. 5
B. 4
C. 2
D. 3
-
Câu 27:
Xà phòng hóa hoàn toàn 3,7 gam HCOOC2H5 bằng một lượng dung dịch NaOH vừa đủ. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 3,4
B. 4,8
C. 3,2
D. 5,2
-
Câu 28:
Cho sơ đồ chuyển hoá: Triolein \(% MathType!MTEF!2!1!+- % feaahqart1ev3aaatCvAUfKttLearuGvUrvATv2CYaqefyLt0LwBLn % hiUv2DGi3BTfMBaeXatLxBI9gBamXvP5wqSXMqHnxAJn0BKvguHDwz % Zbqegm0B1jxALjhiov2DaeHbuLwBLnhiov2DGi1BTfMBaebbnrfifH % hDYfgasaacH8srps0lbbf9q8WrFfeuY-Hhbbf9v8qqaqFr0xc9pk0x % bba9q8WqFfea0-yr0RYxir-Jbba9q8aq0-yq-He9q8qqQ8frFve9Fv % e9Ff0dmeaacaGaamaadaWaaiaacaabauaagaaakeaadaGdKaWcbaGa % ey4kaSIaemisaG0aaSbaaWqaaiabikdaYaqabaWccqqGGaaicqWGKb % azcqWG1bqDcqqGGaaicqGGOaakcqWGobGtcqWGPbqAcqGGSaalcqWG % 0baDdaahaaadbeqaaiabd+gaVbaaliabcMcaPaqabOGaayPKHaaaaa!532D! \xrightarrow{{ + {H_2}{\text{ }}dư{\text{ }}(Ni,{t^o})}}\) (X) \(% MathType!MTEF!2!1!+- % feaahqart1ev3aaatCvAUfKttLearuGvUrvATv2CYaqefyLt0LwBLn % hiUv2DGi3BTfMBaeXatLxBI9gBamXvP5wqSXMqHnxAJn0BKvguHDwz % Zbqegm0B1jxALjhiov2DaeHbuLwBLnhiov2DGi1BTfMBaebbnrfifH % hDYfgasaacH8srps0lbbf9q8WrFfeuY-Hhbbf9v8qqaqFr0xc9pk0x % bba9q8WqFfea0-yr0RYxir-Jbba9q8aq0-yq-He9q8qqQ8frFve9Fv % e9Ff0dmeaacaGaamaadaWaaiaacaabauaagaaakeaadaGdKaWcbaGa % ey4kaSIaemOta4KaemyyaeMaem4ta8KaemisaGKaeeiiaaIaemizaq % MaemyDauNaeeiiaaIaeiilaWIaemiDaq3aaWbaaWqabeaacqWGVbWB % aaaaleqakiaawkziaaaa!5168! \xrightarrow{{ + NaOH{\text{ }}dư{\text{ }},{t^o}}}\) (Y) \(% MathType!MTEF!2!1!+- % feaahqart1ev3aaatCvAUfKttLearuGvUrvATv2CYaqefyLt0LwBLn % hiUv2DGi3BTfMBaeXatLxBI9gBamXvP5wqSXMqHnxAJn0BKvguHDwz % Zbqegm0B1jxALjhiov2DaeHbuLwBLnhiov2DGi1BTfMBaebbnrfifH % hDYfgasaacH8srps0lbbf9q8WrFfeuY-Hhbbf9v8qqaqFr0xc9pk0x % bba9q8WqFfea0-yr0RYxir-Jbba9q8aq0-yq-He9q8qqQ8frFve9Fv % e9Ff0dmeaacaGaamaadaWaaiaacaabauaagaaakeaadaGdKaWcbaGa % ey4kaSIaemisaGKaem4qamKaemiBaWgabeGccaGLsgcaaaa!47FE! \xrightarrow{{ + HCl}}\) (Z). Tên của Z là
A. axit oleic
B. axit panmitic
C. axit linoleic
D. axit stearic
-
Câu 29:
Cần dùng các hoá chất nào sau đây để tổng hợp este CH3COO-CH3?
A. Axit axetic, ancol metylic, natri hiđroxit đặc.
B. Axit fomic, ancol etylic, axit sunfuric đặc.
C. Axit fomic, ancol etylic, natri hiđroxit đặc.
D. Axit axetic, ancol metylic, axit sunfuric đặc.
-
Câu 30:
Este X mạch hở, có công thức phân tử C4H6O2. Đun nóng a mol X trong dung dịch NaOH vừa đủ, thu được dung dịch Y. Cho toàn bộ Y tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 4a mol Ag. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Công thức cấu tạo của X là
A. CH2=CH-COO-CH3.
B. HCOO-C(CH3)=CH2.
C. CH3COO-CH=CH2.
D. HCOO-CH=CH-CH3.